[Photo] Truyền dạy nghệ thuật múa tắc xình

Múa Tắc Xình được coi là một loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian độc đáo được người Sán Chay ở Phú Lương lưu giữ, bảo tồn và truyền lại cho nhiều thế hệ từ nhiều năm nay. Trong các ngày hội làng, chào đón năm mới, múa tắc xình được nhân dân thường xuyên luyện tập biểu diễn.

[Photo] Truyền dạy nghệ thuật múa tắc xình
Nghệ nhân ưu tú Hầu Thanh Tĩnh đã trực tiếp tham gia học múa và cũng phải mất 9 năm, ông mới tìm ra đủ động tác của múa Tắc Xình từ cổ đến hiện đại. Bằng tâm huyết của mình, ông đã hoàn thiện toàn tập “Huyền thoại Tắc Xình” bao gồm các động tác, bài múa và ý nghĩa của điệu múa… với mong muốn truyền lại cho thế hệ sau. Trong căn nhà nhỏ của mình, ông dành chỗ trang trọng nhất để trưng bày các dụng cụ phục vụ cho múa tắc xình sau nhiều năm ông sưu tầm, tự chế tác.
[Photo] Truyền dạy nghệ thuật múa tắc xình
Được sự đồng ý của lãnh đạo địa phương và các ban ngành, đoàn thể, Câu lạc bộ Bảo tồn văn hóa dân gian Sán Chay được thành lập, thu hút đông đảo thành viên tham gia. Từ khi có câu lạc bộ, các hội viên đặc biệt là thế hệ trẻ có dịp được chia sẻ niềm đam mê, yêu thích với múa tắc xình, đồng thời cảm thấy ý nghĩa hơn khi được góp sức trong việc bảo tồn những giá trị văn hóa của dân tộc.
[Photo] Truyền dạy nghệ thuật múa tắc xình
[Photo] Truyền dạy nghệ thuật múa tắc xình
Cùng với chủ trương bảo tồn múa tắc xình trong đời sống của người dân địa phương, điều mà nghệ nhân ưu tú Hầu Thanh Tĩnh luôn tự hào đó là những điệu múa tắc xình vẫn luôn hiện hữu tại bản làng, trong các lễ hội, các hoạt động văn hóa, giúp nhiều người hiểu hơn về các nghi lễ sinh hoạt, văn hóa tín ngưỡng của người Sán Chay.