GIẢI TRÌNH, THẢO LUẬN NHIỀU NỘI DUNG QUAN TRỌNG
[Photo] Giải trình, làm rõ về các nội dung trình Kỳ họp thứ tư, HĐND tỉnh khóa XIV
Toàn cảnh phiên giải trình.
HĐND tỉnh nghe và thông qua Báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận tại tổ (vào chiều 8/12). Theo đó, với tinh thần trách nhiệm, dân chủ, thẳng thắn, đã có gần 70 lượt ý kiến của các đại biểu HĐND và đại biểu khách mời cho ý kiến vào các văn bản trình tại kỳ họp. Cơ bản các đại biểu đều đánh giá cao sự chuẩn bị của các cơ quan chức năng và chất lượng của các văn bản; nhiều ý kiến đã tập trung phân tích, làm rõ những tồn tại, hạn chế; trên cơ sở đó, bổ sung một số giải pháp để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; thảo luận, làm rõ về các vấn đề, nội dung trong các báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết.
[Photo] Giải trình, làm rõ về các nội dung trình Kỳ họp thứ tư, HĐND tỉnh khóa XIV
Đoàn chủ tịch điều hành phiên họp.
[Photo] Giải trình, làm rõ về các nội dung trình Kỳ họp thứ tư, HĐND tỉnh khóa XIV
Đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh điều hành phiên giải trình.
[Photo] Giải trình, làm rõ về các nội dung trình Kỳ họp thứ tư, HĐND tỉnh khóa XIV

Đồng chí Đỗ Trọng Nghĩa, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh báo cáo giải trình 2 nội dung: Báo cáo tình hình nợ thuế; phân loại nợ thuế và giải pháp để thực hiện thu hồi các khoản nợ thuế nhằm giảm tỷ lệ nợ thuế về dưới mức cho phép của Bộ Tài chính; giải pháp chống thất thu thuế, trốn thuế; Báo cáo kết quả thu ngân sách đối với hoạt động khai thác khoáng sản năm 2021.

[Photo] Giải trình, làm rõ về các nội dung trình Kỳ họp thứ tư, HĐND tỉnh khóa XIV
Các đại biểu tập trung thảo luận tại phiên giải trình.
[Photo] Giải trình, làm rõ về các nội dung trình Kỳ họp thứ tư, HĐND tỉnh khóa XIV
Đồng chí Nguyễn Minh Quang, Ủy viên UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính báo cáo giải trình một số nội dung: Kết quả thực hiện định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách giai đoạn 2017-2020 đối với nội dung chi hỗ trợ công tác Đảng; Giải pháp cụ thể để thực hiện nhiệm vụ thu tiền sử dụng đất và bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất một số đơn vị thuộc tỉnh...

[Photo] Giải trình, làm rõ về các nội dung trình Kỳ họp thứ tư, HĐND tỉnh khóa XIV

[Photo] Giải trình, làm rõ về các nội dung trình Kỳ họp thứ tư, HĐND tỉnh khóa XIV

Đồng chí Nguyễn Thị Quỳnh Hương, Ủy viên UBND tỉnh, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phân tích, làm rõ căn cứ xây dựng các mức hỗ trợ chi phí hỏa táng cụ thể cho từng đối tượng, từng địa phương trên địa bàn tỉnh.

[Photo] Giải trình, làm rõ về các nội dung trình Kỳ họp thứ tư, HĐND tỉnh khóa XIV

[Photo] Giải trình, làm rõ về các nội dung trình Kỳ họp thứ tư, HĐND tỉnh khóa XIV
CHẤT VẤN VÀ TRẢ LỜI CHẤT VẤN
[Photo] Giải trình, làm rõ về các nội dung trình Kỳ họp thứ tư, HĐND tỉnh khóa XIV
Đại biểu Lê Văn Tâm, Tổ đại biểu thị xã Phổ Yên.

Đại biểu Lê Văn Tâm, Tổ đại biểu thị xã Phổ Yên nêu câu hỏi chất vấn: "Thời gian vừa qua, cử tri của một số địa phương có rất nhiều ý kiến bức xúc về tình trạng khai thác của các mỏ đá trên địa bàn, nhất là các mỏ khai thác đá thuộc huyện Đồng Hỷ không đảm bảo an toàn trong khai thác mỏ, gây ô nhiễm môi trường về khói bụi và tiếng ồn, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đời sống, sinh hoạt của người dân; tình trạng các phương tiện quá tải lưu thông làm hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng các tuyến đường; ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng các loại cây trồng... Được biết, Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ lập, thẩm định các quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng; quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của tỉnh; tham mưu cho UBND tỉnh về cấp phép hoạt động khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, trong đó, có cấp phép khai thác mỏ đá theo Thông tư Liên tịch số 07/2015/TTLT-BXD-BNV của Liên Bộ Xây dựng - Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng. Đề nghị đồng chí Giám đốc Sở cho biết việc cấp phép trên như thế nào, đồng thời có giải pháp gì để khắc phục tình trạng đó để ổn định đời sống cho nhân dân?"

[Photo] Giải trình, làm rõ về các nội dung trình Kỳ họp thứ tư, HĐND tỉnh khóa XIV
Đồng chí Hoàng Đức Khánh, Ủy viên UBND tỉnh, Giám đốc Sở Xây dựng.

Đồng chí Hoàng Đức Khánh, Ủy viên UBND tỉnh, Giám đốc Sở Xây dựng trả lời chất vấn: "Về thực hiện các nội dung liên quan đến thủ tục cấp phép khai thác khoáng sản; Sở Xây dựng đã tổ chức lập, thẩm định và trình phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, định hướng đến 2025 theo quy định tại khoản 3, Điều 10, Luật Khoáng sản 2010 và khoản 4, Điều 9 Nghị định 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 hướng dẫn thi hành luật khoáng sản 2010. Quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1427/ QĐ-UBND ngày 18/6/2015. Theo quy định của Luật Quy hoạch năm 2017, quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh sẽ không còn tồn tại mà được tích hợp vào quy hoạch tỉnh. Hiện Sở Xây dựng đang phối hợp với cơ quan chủ trì lập quy hoạch tỉnh trong việc rà soát, tích hợp quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh vào quy hoạch tỉnh theo quy định. Trong thời gian tới, Sở Xây dựng sẽ tập trung nghiên cứu nâng cao chất lượng tham mưu cho UBND tỉnh phương án thăm dò, khai thác sử dụng khoáng sản trong quy hoạch tỉnh. Trước mắt là tham mưu việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Thái Nguyên đến 2020 để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, đề xuất xử lý các chủ đầu tư mỏ vi phạm quy định về quy chuẩn kỹ thuật, các quy định về an toàn, vệ sinh lao động trong các hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường".

[Photo] Giải trình, làm rõ về các nội dung trình Kỳ họp thứ tư, HĐND tỉnh khóa XIV
Đại biểu Đoàn Bách Thảo, Tổ đại biểu huyện Đại Từ.

Đại biểu Đoàn Bách Thảo, Tổ đại biểu huyện Đại Từ chất vấn: "Vấn đề ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh và các khu vực diễn ra hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản luôn được nhân dân đặc biệt quan tâm. Để giải quyết vấn đề này, năm 2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường, trong đó quy định trước ngày 31/12/2020, các doanh nghiệp thuộc đối tượng phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục (gồm có thiết bị quan trắc tự động, liên tục và thiết bị lấy mẫu tự động), có camera theo dõi, truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường để quản lý, theo dõi, giám sát và xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường, đảm bảo sức khỏe, ổn định đời sống của nhân dân. Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Chính phủ đã cho phép gia hạn thời gian hoàn thành việc lắp đặt hệ thống quan trắc đến hết ngày 31/12/2021. Đề nghị đồng chí Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết về tình hình triển khai thực hiện việc lắp đặt, quản lý và vận hành hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục đến thời điểm hiện nay; số lượng các doanh nghiệp, cơ sở trên địa bàn tỉnh thuộc diện phải lắp đặt hệ thống này và các giải pháp của ngành trong thời gian tới để thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu mà Chính phủ yêu cầu".

[Photo] Giải trình, làm rõ về các nội dung trình Kỳ họp thứ tư, HĐND tỉnh khóa XIV
Đồng chí Nguyễn Thanh Tuấn, Ủy viên UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.

Đồng chí Nguyễn Thanh Tuấn, Ủy viên UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường trả lời chất vấn: "Theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 về quản lý chất thải và phế liệu; Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 về chỉnh sửa, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường, tỉnh Thái Nguyên có 26 cơ sở sản xuất thuộc đối tượng phải lắp đặt hệ thống quan trắc tự động liên tục và truyền dữ liệu quan trắc, hình ảnh camera theo dõi về Sở Tài nguyên và Môi trường. Trong đó, 13 cơ sở phải quan trắc tự động đối với khí thải, 8 cơ sở phải quan trắc tự động đối với nước thải và 05 cơ sở phải quan trắc tự động đối với cả nước thải và khí thải. Theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP các cơ sở phải hoàn thành việc lắp đặt quan trắc tự động và truyền dữ liệu trước ngày 31/12/2020. Kết quả đến nay: đã có 13/26 cơ sở đã hoàn thành lắp đặt, truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường; đã có 6/26 cơ sở lắp đặt thiết bị nhưng chưa truyền dữ liệu, hình ảnh về Sở Tài nguyên và Môi trường; còn 07/26 chưa lắp đặt. Để thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu mà Chính phủ yêu cầu, trong thời gian tới, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp thực hiện các giải pháp: tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị khẩn trương hoàn thành việc lắp đặt thiết bị quan trắc tự động, truyền dữ liệu về Sở theo đúng tiến độ quy định. Trường hợp các đơn vị chưa hoàn thành hoặc chưa thực hiện, tùy theo tình hình thực tế sẽ tham mưu UBND tỉnh xử lý vi phạm theo quy định tại điểm c, điểm d, Khoản 11, Điều 1 Nghị định 55/2021/NĐ-CP ngày 24/5/2021 với mức xử phạt từ 300 triệu đến 400 triệu đồng; "buộc phải lắp đặt thiết bị, hệ thống quan trắc tự động, liên tục theo quy định trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính".

Phát biểu tại kỳ họp, đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định những kết quả đã đạt được trong năm 2021 là sự cố gắng, nỗ lực, đoàn kết của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cũng thẳng thắn nhìn nhận và chỉ ra những hạn chế, khó khăn, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu trong thời gian tới. Trong đó, có việc triển khai thực hiện Kết luận số 1046/KL-TTCP ngày 01/7/2021 của Tổng Thanh tra Chính phủ về thanh tra công tác quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng và khai thác tài nguyên, khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 126/KH-UBND ngày 19/7/2021 để triển khai thực hiện các nội dung của Kết luận; đồng thời, chỉ đạo các tổ chức, cá nhân có liên quan nghiêm túc kiểm điểm và xem xét xử lý kỷ luật đối với các vi phạm theo quy định; qua đó, đã kiểm điểm 12 tập thể và 203 cá nhân; trong đó kiến nghị xử lý kỷ luật 29 cá nhân, đây là việc làm chưa có tiền lệ ở tỉnh Thái Nguyên.

[Photo] Giải trình, làm rõ về các nội dung trình Kỳ họp thứ tư, HĐND tỉnh khóa XIV
Đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại kỳ họp.

Bên cạnh những kết quả về phát triển kinh tế, xã hội, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cũng nhấn mạnh những kết quả trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, huy động các lực lượng xã hội tham gia công tác hỗ trợ, phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh, qua đó đã tiếp nhận ủng hộ của các tập thể, cá nhân trong và ngoài tỉnh được trên 86 tỷ đồng. Đồng chí gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến các doanh nghiệp, doanh nhân, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh đã đồng hành cùng tỉnh Thái Nguyên trong phòng, chống đại dịch COVID-19, để Thái Nguyên hôm nay vẫn là vùng xanh trên bản đồ COVID-19 của cả nước./.