Facebook Zalo youtube Tiktok

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Việt Nam kiểm soát được tình hình dịch COVID-19

Sức khỏe
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định Việt Nam đã, đang kiểm soát tốt các điểm được tạm gọi là ổ dịch, thậm chí tiếp cận những điểm bị coi là ổ dịch tiềm năng để khoanh vùng, dập dịch ngay.
aa
pho thu tuong vu duc dam viet nam kiem soat duoc tinh hinh dich covid 19
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo phát biểu. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)

Sáng 27/3, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, đã chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo về tình hình xuất nhập cảnh; việc quản lý các khu cách ly; kiểm soát các ổ dịch; phương pháp, cách thức điều trị cho các bệnh nhân…

Các ổ dịch đang được kiểm soát

Báo cáo của Ban Chỉ đạo cho biết, tính đến sáng 27/3, Việt Nam đã ghi nhận 153 trường hợp trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó 17 ca bệnh đã khỏi hoàn toàn và xuất viện (đến chiều cùng ngày có thêm ba ca bệnh ở Đà Nẵng được xuất viện). Các bệnh nhân còn lại được theo dõi, cách ly, điều trị tại 21 cơ sở y tế.

Có ba bệnh nhân trong tình trạng nặng và đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương; 37 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1; 13 bệnh nhân kết thúc điều trị (8 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính lần 2 và 5 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính lần 3).

Báo cáo về tình hình một số ổ dịch hiện nay, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết Việt Nam đã khống chế tốt các điểm là ổ dịch tại Sơn Lôi (Vĩnh Phúc), Trúc Bạch (Hà Nội).

Ổ dịch tại Bệnh viện Bạch Mai (ổ dịch xâm nhập từ bên ngoài), hiện có ba đơn vị (Viện Tim mạch, Khoa thần kinh, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới) được cách ly toàn diện. Nhân viên y tế các khoa này được cách ly ngay tại khoa và trong khu vực cách ly trong bệnh viện.

Bệnh nhân các khoa này cũng được cách ly và tiếp tục điều trị tại khoa (riêng 90 bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới được chuyển sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương)…

Bộ Y tế đã tổ chức cách ly 573 trường hợp bao gồm nhân viên, bệnh nhân, học viên, người chăm sóc có tiếp xúc gần với trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

Hiện tại, các cơ quan đang tiến hành xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 cho tất cả nhân viên Bệnh viện Bạch Mai (gần 4.000 người) và khoảng 1.000 bệnh nhân đang được điều trị tại đây. Bệnh viện cũng tạm dừng hoạt động khám, chữa bệnh theo yêu cầu, dừng hoạt động của nhà tang lễ và nhà lưu trú cho người nhà bệnh nhân; yêu cầu toàn bộ nhân viên bệnh viện dừng hoạt động khám, chữa bệnh ngoài giờ tại các phòng khám tư; giãn khoảng cách giường bệnh tại các khoa quá tải; giảm tải người bệnh tối đa, đảm bảo kết quả xét nghiệm âm tính cho bệnh nhân trước khi cho xuất viện và báo với cơ sở y tế địa phương tiếp tục theo dõi sức khỏe.

Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện cách ly tập trung đối với 153 người có tiếp xúc trực tiếp với các ca dương tính với SARS-CoV-2 tại ổ dịch là quán bar Buddha (Quận 1). Đây được nhận định là ổ dịch có thể có nhiều nguồn lây, khá phức tạp.

Các ổ dịch lây nhiễm từ bệnh nhân số 100 (tại Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh) và bệnh nhân 34 (thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) đang được các lực lượng khoanh vùng với việc cách ly và kiểm tra y tế đối với hàng trăm hộ dân...

"Về cơ bản, các ổ dịch đang được kiểm soát" - Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long khẳng định.

pho thu tuong vu duc dam viet nam kiem soat duoc tinh hinh dich covid 19

Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN

Việt Nam không sử dụng test nhanh để xét nghiệm

Ban Chỉ đạo cho biết, hiện có 4 hình thức cách ly: cách ly tại các cơ sở tập trung trong quân đội; cách ly dân sự; cách ly tại các cơ sở y tế; cách ly tại khu dân cư, tại nhà. Các cơ sở cách ly trong quân đội hiện đang thực hiện rất tốt, bài bản.

Thời gian tới, việc cách ly tập trung dân sự tại địa phương sẽ dần trở nên phổ biến, vì vậy, các thành viên Ban Chỉ đạo cho rằng các trường hợp cách ly dân sự tại địa phương, cách ly tại nhà, cần được thống nhất giao cho lực lượng công an điều hành, với sự chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân địa phương.

Bộ Y tế sẽ phối hợp với Bộ Công an xây dựng, ban hành quy chế mẫu quản lý các khu cách ly tập trung dân sự, trong đó xác định rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương, các lực lượng liên quan.

Ban Chỉ đạo cũng thống nhất giao chính quyền các địa phương ưu tiên tổ chức khu cách ly dân sự riêng cho lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ khi cần thiết (y tế, công an, dân phòng, cán bộ mặt trận…); bảo đảm vật tư, trang thiết bị phòng hộ cho các lực lượng tham gia phòng, chống dịch; đối với các trường hợp khó khăn thì cần có biện pháp hỗ trợ, động viên kịp thời.

Theo các thành viên Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đến giờ phút này, Việt Nam chưa sử dụng phương pháp xét nghiệm nhanh mà đang sử dụng bộ sinh phẩm xét nghiệm (test kit) do Học viện Quân y sản xuất, đã được các cơ quan quản lý, khoa học trong nước và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận.

Trên cơ sở tham khảo ý kiến của WHO và thực tế tại các nước trên thế giới cũng như thực tiễn trong nước, ngành y tế đã cập nhật, hoàn thiện phác đồ điều trị COVID-19; đồng thời đảm bảo đủ thuốc điều trị. Các ca bệnh nặng đều được các chuyên gia y tế đầu ngành tập trung hội chẩn, chỉ đạo chuyên môn, hỗ trợ chữa bệnh.

Bộ Y tế cũng đang tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng cho các y, bác sỹ tuyến dưới để sẵn sàng tiếp đón bệnh nhân; chỉ đạo chuyển những bệnh nhân không nặng về điều trị tại các bệnh viện địa phương để bác sỹ các tuyến có thêm kinh nghiệm trong chữa trị. Ban Chỉ đạo giao lực lượng y tế cơ sở tiếp tục nắm bắt các trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh, hướng dẫn phân loại những người mắc bệnh nền, người già yếu, yếu thế,… để theo dõi, giám sát sức khoẻ tại nhà...

pho thu tuong vu duc dam viet nam kiem soat duoc tinh hinh dich covid 19

Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)

Bác bỏ thông tin đến ngày 31/3 Việt Nam sẽ có 1.000 ca mắc COVID-19

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết có một số ý kiến dự báo đến ngày 31/3/2020 Việt Nam sẽ có 1.000 người dương tính với SARS-CoV-2. Đây là cách tính theo mức độ lây lan trên thế giới.

Theo thống kê, thời gian trung bình để số ca nhiễm COVID-19 từ 100 lên 1.000 trên thế giới là 9 ngày (riêng Nhật Bản là 28 ngày). Có thể khẳng định, bằng các biện pháp đồng bộ, hiệu quả, đến nay, Việt Nam đã có sự kiểm soát dịch, bệnh tốt. Việt Nam sẽ không có 1.000 ca nhiễm vào ngày 31/3/2020.

Tính từ ngày 7/3, khi Việt Nam ghi nhận ca nhiễm số 17, không tính 16 ca nhiễm trong giai đoạn 1, hiện có 137 bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2, trong đó, 86 ca đã cách ly ngay từ khi từ nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, còn 51 ca đã vào đến cộng đồng.

Riêng chuyến bay VN0054 vào Việt Nam từ ngày 2/3 đã có 20 ca nhiễm; bệnh nhân 34 tại Bình Thuận đã lây cho 11 người (gồm 8 ca tiếp xúc gần với bệnh nhân; 3 ca tiếp xúc gần với người tiếp xúc gần với bệnh nhân) nhưng đến nay chưa ghi nhận thêm trường hợp nào lây nhiễm, còn lại 19 ca nhiễm được phát hiện trong cộng đồng.

Phó Thủ tướng khẳng định Việt Nam đã, đang kiểm soát tốt các điểm được tạm gọi là ổ dịch, thậm chí tiếp cận những điểm bị coi là ổ dịch tiềm năng để khoanh vùng, dập dịch ngay.

Nếu mỗi người thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia và khuyến cáo của cơ quan y tế (hạn chế tiếp xúc, tập trung đông người; đeo khẩu trang; rửa tay thường xuyên; vệ sinh nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ; khai báo y tế, giữ liên hệ với các cơ quan y tế) thì chắc chắn Việt Nam sẽ thành công như giai đoạn 1 và phải quyết tâm không để có đến 1.000 ca mắc COVID-19 tại Việt Nam./.

Theo Phúc Hằng (TTXVN/Vietnam+)
https://www.vietnamplus.vn/pho-thu-tuong-viet-nam-kiem-soat-duoc-tinh-hinh-dich-covid19/630897.vnp

Tin mới hơn

Phổ biến kết quả khảo sát thực trạng oxy và thiết bị y tế trong điều trị COVID-19

Tích cực phòng chống bệnh sốt xuất huyết

Theo Hệ thống quản lý giám sát Bệnh truyền nhiễm, từ ngày 1 đến ngày 29/10/2024, trên địa bàn thành phố Thái Nguyên phát hiện 21 ca bệnh sốt xuất huyết Dengue, trong đó 16 ca bệnh nội sinh.
Phổ biến kết quả khảo sát thực trạng oxy và thiết bị y tế trong điều trị COVID-19

Gia tăng trẻ nhập viện khi thời tiết giao mùa

Hiện đang là thời điểm giao mùa, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm lớn, môi trường và độ ẩm không khí thay đổi đang là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển. Điều này cũng làm gia tăng các bệnh lý ở trẻ nhỏ, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp và viêm màng não. Tại một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh số lượng bệnh nhân nhập viện đang tăng cao.
Phổ biến kết quả khảo sát thực trạng oxy và thiết bị y tế trong điều trị COVID-19

Đẩy mạnh phát triển tiến bộ khoa học kỹ thuật Gan Mật Tụy

Ngày 19/10, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên phối hợp Hội Gan Mật Tụy Việt Nam tổ chức hội nghị khoa học với chủ đề “Đẩy mạnh phát triển tiến bộ khoa học kỹ thuật Gan Mật Tụy”.
Phổ biến kết quả khảo sát thực trạng oxy và thiết bị y tế trong điều trị COVID-19

Tiền mất tật mang khi điều trị bệnh lý khớp tại các cơ sở không chuyên

Khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên vừa tiếp nhận và điều trị khỏi hai trường hợp bị phản ứng sau khi tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) từ cơ sở y tế tư nhân với lời quảng cáo giúp “trẻ hóa khớp gối”.
Phổ biến kết quả khảo sát thực trạng oxy và thiết bị y tế trong điều trị COVID-19

Áo trắng ấm tình vùng lũ

Cơn bão số 3 đi qua để lại hậu quả lớn cho mỗi địa phương bị ảnh hưởng. Cùng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và người dân trong việc khắc phục hậu quả mưa lũ, thì sự hỗ trợ của những cán bộ y, bác sĩ tại các vùng lũ đi qua đã góp phần giúp người dân ổn định cuộc sống.

Tin bài khác

Nâng cao nhận thức về khám sàng lọc trước sinh và sơ sinh cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nâng cao nhận thức về khám sàng lọc trước sinh và sơ sinh cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sàng lọc trước sinh và sơ sinh là biện pháp giúp phát hiện, can thiệp sớm bệnh tật ở thai nhi và sơ sinh, để những đứa trẻ được sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh, tránh được những hậu quả nặng nề do dị tật bẩm sinh, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội, nâng cao chất lượng dân số cả nước.
Cán bộ y tế Bình Định sát cánh cùng người dân Thái Nguyên sau bão lũ

Cán bộ y tế Bình Định sát cánh cùng người dân Thái Nguyên sau bão lũ

Với tinh thần tương thân tương ái, nghĩa đồng bào, ngay sau khi tiếp nhận thông tin về thiệt hại do bão số 3 gây ra, 33 cán bộ y tế của tỉnh Bình Định đã vượt gần nghìn cây số có mặt tại Thái Nguyên để tham gia hỗ trợ, giúp người dân xử lý các vấn đề liên quan đến môi trường, phòng chống dịch bệnh sau bão lũ, nhanh chóng ổn định cuộc sống.
Chủ động phòng, chống bệnh đau mắt đỏ sau mưa lũ

Chủ động phòng, chống bệnh đau mắt đỏ sau mưa lũ

Sau mưa bão, lũ lụt, vô số các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh, trong đó hay gặp nhất là bệnh đau mắt đỏ. Đây là bệnh lây lan nhanh, có thể bùng phát thành dịch nhưng dễ phòng ngừa. Do đó, người dân cần chủ động thực các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của ngành Y tế để tránh biến chứng và lây lan dịch bệnh.
Triển khai các biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh sau lũ

Triển khai các biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh sau lũ

Để đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh sau lũ, Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên vừa có Công văn số 3681 về việc triển khai các biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh sau lũ.
10 học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên đã được ra viện

10 học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên đã được ra viện

Trong 5 ngày từ 29/8 đến ngày 2/9, 13 học sinh của trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên phải nhập viện trong tình trạng sốt, đau đầu, đau bụng, nôn không rõ nguyên nhân, trong đó có một trường hợp đã tử vong, một trường hợp chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương và 11 trường hợp còn lại đang điều trị tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Đến thời điểm hiện tại, các cơ quan chức năng đã xác định nguyên nhân các ca bệnh không liên quan đến bệnh truyền nhiễm.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung  nguyên liệu chè xanh

[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh

Với mong muốn phát triển một sản phẩm chăn nuôi mang thương hiệu của ngành nông nghiệp địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lợn ...
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...
[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1908/QĐ-UBND về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ...