Facebook Zalo youtube Tiktok

Nhiều dự án trên “đất vàng” TPHCM 10 năm vẫn "án binh bất động"

Kinh tế
Giữa lòng TP HCM vẫn tồn tại nhiều dự án bất động sản án ngữ ở những vị trí đắc địa nhưng hiện vẫn chưa được triển khai.
aa

Từ năm 2007, UBND TP HCM đã quy hoạch khoảng 50 ha thuộc những vị trí vàng tại khu trung tâm thành phố để kêu gọi nhà đầu tư có tiềm lực. Tuy nhiên, tại một số vị trí khá đắc địa trong hơn 10 năm qua, nhiều dự án vẫn án binh bất động.

Đa số các khu đất này được chủ đầu tư cho thuê lại để làm bãi giữ xe hoặc bỏ không. Mới đây, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong đã chỉ đích danh 3 dự án chậm triển khai đang làm xấu bộ mặt thành phố.

Đầu tiên phải kể đến khu đất tọa lạc mặt tiền đường Lê Duẩn - Hai Bà Trưng, khu vực thuộc vào hạng đắt đỏ nhất TP HCM đang được dùng làm bãi giữ xe. Khu đất này trước đây là trụ sở một số cơ quan, doanh nghiệp của Bộ Công nghiệp, sau đó được thu hồi để đầu tư dự án Lavenue Crown do liên danh giữa Công ty cổ phần Kinh Đô, Công ty TNHH Quản lý Kinh doanh nhà TP HCM và Mayflower Investment góp vốn đầu tư.

nhieu du an tren dat vang tphcm 10 nam van quotan binh bat dongquot

Dự án Saigon One Tower ở số 7-9 Tôn Đức Thắng, Quận 1 dự kiến hoàn thành 2011 nhưng đến nay còn dang dở, nằm "án ngữ" mặt tiền thành phố.

Hiện nay, dù bên ngoài đã được quây tôn với những hình ảnh dự án rất hoành tráng, nhưng bên trong vẫn chưa có dấu hiệu gì cho thấy dự án đã được triển khai.

Dự án thứ hai là tòa tháp SJC có địa chỉ tại khu đất nằm 4 mặt tiền đường Lê Thánh Tôn - Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Lê Lợi - Nguyễn Trung Trực, được UBND thành phố phê duyệt cho Công ty CP Sài Gòn kim cương làm chủ đầu tư. Tòa tháp SJC Tower nếu được xây dựng sẽ cao 52 tầng và có tổng vốn đầu tư trên 137 triệu USD. Thế nhưng, hiện tại khu đất này cũng đang sử dụng để làm bãi giữ xe.

Thứ ba là dự án Saigon One Tower tại số 7-9 đường Tôn Đức Thắng, quận 1 được khởi công năm 2009, dự kiến hoàn thành trong năm 2011, nhưng mới hoàn thành phần xây thô rồi dừng lại cho đến nay, dù dự án nằm ngay vị trí rất đẹp, đối diện với Ba Son mà hiện nay do Vingoup khai thác.

Được biết, dự án do Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn M&C làm chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư 256 triệu USD với quy mô 41 tầng, các chức năng văn phòng, căn hộ cho thuê cao cấp.

Theo ông Doãn Mạnh Hùng, Chánh văn phòng Cục quản lý hoạt động xây dựng, Bộ Xây dựng, có nhiều nguyên nhân cho sự chậm trễ triển khai dự án ở các khu "đất vàng".

“Có rất nhiều yếu tố liên quan như các quy định về quy hoạch cũng như các quy định triển khai về vốn… đã tạo ra các rào cản, gây khó khăn trong triển khai dự án, không hẳn chỉ là là về năng lực”, ông Hùng nhận định.

Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc Nghiên cứu và Tư vấn phát triển CBRE Việt Nam cho biết, lý do lớn nhất mà nhiều dự án chậm triển khai tại các khu đất này là do khó khăn trong việc đền bù, giải tỏa. Chủ đầu tư mất nhiều thời gian để đi đến sự thống nhất trong phương án về giá đền bù, tái định cư.

Bên cạnh đó, nhiều tập đoàn đầu tư lớn khác trên thế giới không mặn mà với dự án tại những khu đất này, dù điều kiện tài chính tốt, do gặp quá nhiều thủ tục rườm rà trong thực hiện dự án.

Vì vậy, các cơ quan quản lý nhà nước cần thẩm định năng lực của chủ đầu tư trước khi cấp giấy phép đầu tư dự án hoặc đưa các dự án ra đấu thầu, buộc chủ đầu tư ký quỹ cam kết phát triển dự án.

“Một vài khu đất sẽ được bán cho các chủ đầu tư khác để tiếp tục kinh doanh. Những khu đất đó hiện tại đã có chủ mới và trong thời gian gần các chủ đầu tư mới sẽ phát triển dự án”, bà Dung nói.

Nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án nằm trên các khu "đất vàng", mới đây Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Văn Khoa đã chỉ đạo, rà soát và xử lý các dự án đã được cấp phép xây dựng nhưng chậm triển khai thực hiện.

Cụ thể, đối với các dự án đang thi công dở dang, thành phố giao Sở Xây dựng thông báo đến chủ đầu tư yêu cầu nhanh chóng triển khai theo đúng nội dung giấy phép xây dựng đã cấp trong thời hạn 6 tháng, kể từ khi nhận thông báo để sớm hoàn thành công trình đưa vào sử dụng.

Nếu quá thời hạn trên chủ đầu tư chưa triển khai lại dự án, Sở Xây dựng thực hiện xử phạt vi phạm hành chính theo đúng quy định hiện hành. Lãnh đạo thành phố cũng cho biết sẽ không cấp phép đầu tư mới cho các chủ đầu tư chậm triển khai dự án.

“Thành phố tạo mọi điều kiện và thúc đẩy các chủ đầu tư tiếp nhận đất triển khai nhanh dự án và đang trong giai đoạn hoàn thiện thủ tục. Từ nay đến cuối năm các dự án sẽ khởi động lại và nhà đầu tư mới sẽ có đủ năng lực, điều kiện để đưa dự án vào hoạt động”, ông Khoa cho biết.

Hiện nay, dự án Saigon One Tower đã có chủ đầu tư mới chuẩn bị triển khai xây dựng. Những dự án khác nếu đấu giá đúng luật, thành phố sẽ xem xét kiến nghị Trung ương để tháo gỡ khó khăn về quy định.

Theo các chuyên gia, hiện nay vẫn còn khá nhiều lỗ hỗng trong các quy định về định giá đất, đất giá đầu thầu cần phải giải quyết để ngăn tình trạng chủ đầu tư để dự án chậm triển khai tại các khu “đất vàng”.

Mới đây, Hiệp hội Bất động sản TP HCM cũng đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo sửa đổi Luật Đất đai về chế định đấu giá quyền sử dụng đất; sửa đổi Luật Đấu thầu về chế định đấu thầu dự án có sử dụng đất để đảm bảo tính công khai, minh bạch, lựa chọn được chủ đầu tư đủ uy tín và đủ năng lực thực hiện dự án./.

Theo Duy Phương/VOV-TP HCM

Tin mới hơn

Di dời Nhà máy xe lửa Gia Lâm: 20 ha “đất vàng” sẽ làm gì?

Tin tức 24h ngày 21/7/2024

Ngày 21.7, ông Nguyễn Bá Cẩn - quyền Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa cho biết, liên quan đến vụ việc bệnh nhân bị tử vong tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, Sở đã yêu cầu bệnh viện này báo cáo vụ việc. “Hiện bệnh viện đã có báo cáo, tuy nhiên, Sở vẫn đang yêu cầu Giám đốc bệnh viện vào cuộc để làm rõ sự việc này hơn” - ông Cẩn cho hay.
Di dời Nhà máy xe lửa Gia Lâm: 20 ha “đất vàng” sẽ làm gì?

Tin 24h ngày 20/7/2024

Theo thông cáo đăng tải trên nhật báo Granma, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Cuba, Cuba sẽ để tang chính thức tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 6 giờ ngày 20/7 (giờ địa phương) tới 24 giờ ngày 21/7, trong khi nghi thức quốc tang sẽ diễn ra trong cả ngày 22/7.
Di dời Nhà máy xe lửa Gia Lâm: 20 ha “đất vàng” sẽ làm gì?

Sẽ có 4 ngân hàng được mua vàng theo mức giá do NHNN xác định

Ngân hàng Nhà nước vừa quyết định dừng đấu thầu vàng; đồng thời sắp triển khai phương án bình ổn thay thế. Ngày 29/5, ông Phạm Quang Dũng - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có cuộc trao đổi với báo giới xung quan vấn đề này.
Di dời Nhà máy xe lửa Gia Lâm: 20 ha “đất vàng” sẽ làm gì?

Thực hiện ngay việc thanh, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 213/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới.
Di dời Nhà máy xe lửa Gia Lâm: 20 ha “đất vàng” sẽ làm gì?

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024

Giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần; Hoàn thành nghị định mới về cải cách tiền lương... sẽ là những chính sách có hiệu lực nổi bật trong tháng 5/2024.

Tin bài khác

Tin 24h ngày 27/4/2024

Tin 24h ngày 27/4/2024

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa ban hành thông báo hướng dẫn phân luồng tổ chức giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
"Không được ép buộc mua bảo hiểm kèm sản phẩm của ngân hàng"

"Không được ép buộc mua bảo hiểm kèm sản phẩm của ngân hàng"

(Dân trí) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm và xử lý nghiêm vi phạm; không được ép buộc
Giá vàng SJC đổ xô mọi kỷ lục, áp sát 82 triệu đồng mỗi lượng

Giá vàng SJC đổ xô mọi kỷ lục, áp sát 82 triệu đồng mỗi lượng

Diễn biến bùng nổ của giá vàng thế giới tiếp tục ảnh hưởng tích cực tới thị trường trong nước. Hiện giá vàng SJC đã lên mức 81,8 triệu đồng mỗi lượng, cao nhất từ trước đến nay.
Giá vàng sáng 26/2 tăng 300.000 đồng/lượng

Giá vàng sáng 26/2 tăng 300.000 đồng/lượng

Giá vàng trong nước sáng 26/2 tăng 300.000 đồng/lượng so với chốt phiên cuối tuần qua.
Phát triển ngành Xây dựng theo hướng hiện đại

Phát triển ngành Xây dựng theo hướng hiện đại

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 179/QĐ-TTg ngày 16/2/2024 phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Xây dựng đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca

Clip ngắn

Xem trên
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...
[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1908/QĐ-UBND về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ...
[Photo] Trào lưu “mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc”: Lan tỏa tình yêu nước

[Photo] Trào lưu “mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc”: Lan tỏa tình yêu nước

Những ngày gần đây, trào lưu "mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc" đang gây “sốt” trên mạng xã hội. Những hình ảnh, clip về mái nhà rực rỡ với cờ đỏ sao ...

Chương trình phát thanh

Thời sự Chuyên mục Phát thanh giao thông Tiếng dân tộc