Facebook Zalo youtube Tiktok

Người chăn nuôi tiếp tục gặp khó khăn

Kinh tế
Từ cuối năm 2020 trở lại đây, cùng với các loại con giống, giá thức ăn chăn nuôi cũng liên tục tăng cao khiến các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh gặp khó khăn do giá thức ăn làm đội giá thành sản xuất trong khi thị trường tiêu thụ bị hạn chế do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Trước tình hình trên, ngành Nông nghiệp khuyến cáo các hộ chăn nuôi cần tính toán kỹ việc tái đàn để tránh tình trạng cung vượt cầu, gây “đội” chi phí.
aa
Người chăn nuôi tiếp tục gặp khó khăn - đã psts 22.4
Gia đình bà Ngọ Thị Hồng, ở tổ dân phố Úc Sơn, thị trấn Hương Sơn, huyện Phú Bình hiện chỉ chăn nuôi 40 con/lứa.

Nếu như trước đây, gia đình bà Ngọ Thị Hồng, ở tổ dân phố Úc Sơn, thị trấn Hương Sơn, huyện Phú Bình thường duy trì đàn lợn với số lượng trung bình 100 con/lứa thì năm nay, gia đình chỉ chăn nuôi 40 con/lứa. Bởi, chưa khi nào giá thức ăn chăn nuôi lại tăng liên tiếp và cao như hiện nay, chưa kể chi phí con giống, tiêm vắcxin phòng bệnh. Bà Ngọ Thị Hồng chia sẻ: "Giá cám cao, đầu ra rất khó khăn, giá thấp. Cần phải có biện pháp để giá cám bình ổn để bà con phấn khởi tái đàn chăn nuôi".

Đối với các hộ chăn nuôi gà, việc giá cám tăng cũng đã khiến nhiều gia đình lao đao, bởi từ năm 2020 đến nay, giá gà vẫn giữ ở mức thấp và chưa có dấu hiệu hồi phục. Với mức giá thức ăn cao như hiện nay, trung bình cứ 1.000 con gà nuôi đến kỳ xuất bán tiêu tốn gần 100 triệu đồng tiền chi phí con giống, thức ăn, vắcxin. Bà Dương Thị Mão, ở Tổ dân phố La Sơn, thị trấn Hương Sơn, huyện Phú Bình cho hay: "Giá cả xuống quá, giá cám lại tăng lên, nên bà con chăn nuôi rất lỗ, mong muốn bình ổn giá cám để bà con chăn nuôi đỡ vất vả".

Người chăn nuôi tiếp tục gặp khó khăn - đã psts 22.4
Giá cám tăng khiến nhiều doanh nghiệp, đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi gặp khó bởi sản lượng tiêu thụ sụt giảm mạnh.

Theo ghi nhận, từ giữa năm 2020 trở lại đây, giá thức ăn chăn nuôi đã tăng liên tiếp 6 lần. Đến thời điểm này, mỗi bao cám đã tăng từ 40.000-45.000 đồng/bao. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến việc nhập nguyên liệu từ nước ngoài gặp nhiều khó khăn. Giá cám tăng không chỉ khiến các hộ chăn nuôi lo lắng mà còn khiến nhiều doanh nghiệp, đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi gặp khó bởi sản lượng tiêu thụ sụt giảm mạnh.

Bà Dương Thị Lương, ở Tổ dân phố Úc Sơn, thị trấn Hương Sơn, huyện Phú Bình cho biết: "Trước đây, nhà tôi bán được hơn 300 tấn cám/tháng, đến bây giờ chỉ còn hơn 100 tấn/tháng, giá thức ăn chăn nuôi phải hạ bớt thì người dân mới chăn nuôi lại được".

Theo dự báo của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong thời gian tới, giá thức ăn chăn nuôi sẽ còn ở mức cao. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc duy trì tổng đàn, thu nhập của người dân và sức tăng trưởng ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện. Trước tình hình trên, nhằm giảm thiểu tác động bất lợi do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao gây ra, bà con nông dân cần thận trọng trong việc tái đàn và thực hiện các khuyến cáo của cơ quan chyên môn.

Bà Trần Thị Tuyên, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Phú Bình thông tin: "Việc tái đàn phải cân nhắc vì giá nguyên liệu đầu vào tăng, giá cám tăng, áp lực dịch bệnh lúc giao mùa cũng rất lớn. Đảm bảo tất cả các yếu tố làm thế nào để đàn vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt đến khi xuất bán thì mới đảm bảo được lợi nhuận trong chăn nuôi".

Thời điểm này, người chăn nuôi cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp góp phần giảm chi phí đầu vào như: lựa chọn con giống tốt, tiêm đầy đủ các loại vắcxin phòng bệnh cho đàn vật nuôi, chăn nuôi theo hướng an toàn; đồng thời, thường xuyên cập nhật thông tin thị trường; tính toán kỹ khi tăng đàn, tái đàn để tránh xảy ra tình trạng cung vượt cầu./.

Thùy Linh

Tin mới hơn

Siêu thị hỗ trợ người chăn nuôi tiêu thụ lợn thịt

Tạo việc làm để người khiếm thị ổn định cuộc sống

Những năm qua, Hội Người mù tỉnh Thái Nguyên đã nỗ lực xây dựng các mô hình nghề nghiệp phù hợp, góp phần tạo việc làm và thu nhập cho hội viên, giúp nhiều hội viên khiếm thị vượt qua mặc cảm, có thêm nghị lực, tinh thần và trách nhiệm trong lao động để tự làm chủ cuộc sống, tự tin hòa nhập cộng đồng.
Siêu thị hỗ trợ người chăn nuôi tiêu thụ lợn thịt

Giám sát việc thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025

Thực hiện kế hoạch giám sát của HĐND tỉnh năm 2024, ngày 21/11, Đoàn giám sát của HĐND tỉnh đã tổ chức Hội nghị giám sát việc thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025. Đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo HĐND - UBND tỉnh và các sở, ban, ngành, địa phương liên quan.
Siêu thị hỗ trợ người chăn nuôi tiêu thụ lợn thịt

Bàn giải pháp hiện thực hoá nền kinh tế tầm thấp

Ngày 19/11, đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã chủ trì Hội thảo bàn về giải pháp hiện thực hoá nền kinh tế tầm thấp, với trọng tâm là ứng dụng công nghệ máy bay không người lái (UAV) vào phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ quốc phòng - an ninh và đời sống dân sinh.
Siêu thị hỗ trợ người chăn nuôi tiêu thụ lợn thịt

Nâng tầm giá trị nông sản

Tăng cường sản xuất, chế biến theo chuỗi các sản phẩm nông nghiệp được xác định là giải pháp quan trọng nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh cho nông sản. Qua đó, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, gắn với xây dựng NTM nâng cao.
Siêu thị hỗ trợ người chăn nuôi tiêu thụ lợn thịt

Xuất khẩu Thái Nguyên 2024: Kỳ vọng về đích trước kế hoạch

Từ đầu năm đến nay, trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, song, giá trị xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh đã phục hồi tích cực và tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ. Nhiều tháng liên tiếp, tỉnh Thái Nguyên lọt vào top đầu cả nước về giá trị xuất khẩu. Kết thúc tháng 10 vừa qua, giá trị xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh đạt gần 82% kế hoạch năm. Với kết quả này, Thái Nguyên hoàn toàn có thể kỳ vọng vào việc về đích trước kế hoạch đối với chỉ tiêu xuất khẩu năm 2024.

Tin bài khác

Ổn định nguồn hàng, giá cả

Ổn định nguồn hàng, giá cả

Chỉ còn gần 3 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, chính vì vậy thị trường hàng hóa, nhu yếu phẩm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên thời điểm này tương đối ổn định, đa dạng về chủng loại, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý. Đặc biệt, thời điểm này, các hộ kinh doanh, các doanh nghiệp bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa.
Sức bật từ chương trình nông thôn mới nâng cao

Sức bật từ chương trình nông thôn mới nâng cao

Chỉ sau hơn 1 năm được công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới, Phú Bình đã nỗ lực, cố gắng để về đích nông thôn mới nâng cao ngay trong năm 2024 này. Đây cũng là tiền đề quan trọng tạo nên sức bật mới cho chặng đường phát triển mới.
Thái Nguyên nằm trong nhóm các địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao

Thái Nguyên nằm trong nhóm các địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao

“Thái Nguyên nằm trong nhóm các địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao” - Thông tin được đưa ra dựa trên số liệu tại cuộc họp trực tuyến giữa Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc với Tổ công tác số 4 và Tổ công tác số 7 về kiểm tra, đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Tham dự cuộc họp có lãnh đạo 19 bộ, ngành Trung ương và 16 tỉnh, thành phố. Tại điểm cầu tỉnh Thái Nguyên có đồng chí Lê Quang Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương của tỉnh.
Thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể

Thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể

Xác định kinh tế tập thể có vai trò quan trọng trong việc định hướng, hỗ trợ và nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân, thời gian qua, Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho các hợp tác xã và tổ hợp tác tiếp cận các chính sách, khoa học công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất. Qua đó, từng bước hình thành chuỗi liên kết giữa người dân với doanh nghiệp, thị trường, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh sản phẩm.
Đảm bảo tiến độ các công trình trọng điểm

Đảm bảo tiến độ các công trình trọng điểm

Với mục tiêu xây dựng Thái Nguyên ngày càng phát triển văn minh, hiện đại, những năm qua, nhiều dự án, công trình trọng điểm đã được tỉnh chú trọng triển khai thực hiện hiệu quả góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư vào địa bàn nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện và bền vững của tỉnh.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung  nguyên liệu chè xanh

[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh

Với mong muốn phát triển một sản phẩm chăn nuôi mang thương hiệu của ngành nông nghiệp địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lợn ...
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...
[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1908/QĐ-UBND về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ...