Facebook Zalo youtube Tiktok

Hy vọng mới cho người cần ghép tạng: Nuôi cấy thành công phổi mới Chia sẻ

Sức khỏe
Các nhà khoa học đã nuôi cấy được phổi của lợn từ tế bào của chính con vật trong phòng thí nghiệm.
aa

Việc ghép phổi có thể cứu sống hàng ngàn người mỗi năm, nhưng nguồn tạng ghép hiện rất hạn chế và hầu hết bệnh nhân sẽ chết trong khi chờ tạng từ người cho.

Mới đây, các nhà khoa học tại Đại học Texas Medical Branch tại Galveston đã tạo ra và ghép bốn phổi lớn đã phát triển những mạch máu của chính chúng sau khi ghép, một thành tựu có thể mang đến hy vọng cho vô số bệnh nhân.

Nhiều khó khăn trong ghép phổi

Hiện có 1.455 người đang chờ đợi phổi trong danh sách Mạng lưới chia sẻ tạng (UNOS).

Ngay cả với những người đứng đầu danh sách, các bước cần thiết để có được một hoặc hai lá phổi mới cũng rất mệt mỏi, và việc cấy ghép phải luôn đảm bảo thành công.

Những bệnh nhân đang chờ phổi mới thường đã bị bệnh rất nặng, do đó, việc dùng các thuốc ức chế miễn dịch cần thiết để cơ thể không loại bỏ phổi mới sẽ gây ra những nguy hiểm đáng kể.

Ngoài ra, phổi của người cho phải được sửa chữa để phù hợp với người nhận.

Nhưng một trong những ưu điểm chính của phổi của người cho là chúng được trang bị đầy đủ các mạch máu đang hoạt động mà các bác sĩ phẫu thuật phải nối lại một cách thật cẩn thận khi cấy ghép.

Trong khi những tiến bộ gần đây đã cho phép các nhà khoa học nuôi cấy nhiều cơ quan - bao gồm cả phổi - trong phòng thí nghiệm sử dụng tế bào của bệnh nhân để đảm bảo sự phù hợp hoàn hảo, thì công nghệ đã gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc bắt chước các mạch máu cực kỳ phức tạp và tinh vi của phổi hữu cơ.

Khi những nỗ lực cấy ghép sử dụng phổi công nghệ sinh học được thực hiện trên các động vật nhỏ, chúng thường thất bại vì lý do này.

hy vong moi cho nguoi can ghep tang nuoi cay thanh cong phoi moi chia se
Các nhà khoa học tại Đại học Texas Medical Branch tại Galveston đã sử dụng một loạt các thiết bị phức tạp để “nuôi trồng” phổi lợn, được tạo ra từ các tế bào của lợn nhận ghép, trong một lò phản ứng sinh học.

Nuôi phổi mới - Đột phá của y học

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Texas ở Galveston có lẽ cuối cùng đã tìm ra một phương pháp cho phép các mạch máu tinh vi này phát triển và hoạt động ở người nhận.

Để làm được điều này, họ sử dụng tế bào phổi từ những con lợn không có trong nghiên cứu để làm khung đỡ, hay hình dạng cơ bản của phổi mới và sau đó sử dụng các tế bào từ mỗi con trong 4 con vật trong nghiên cứu để nuôi cấy phổi mới phù hợp hoàn hảo với chính chúng.

Một khung đỡ nội tạng là thứ thiết yếu để tạo nên một lá phổi mới với tất cả các bộ phận cấu thành của nó, hoạt động tốt nhất khi nó chỉ được cấu tạo từ các protein phổi.

Nhưng nếu có bất kỳ dấu vết nào của con vật mà từ đó nó được lấy ra, cơ quan mới sẽ không còn phù hợp hoàn hảo cho con vật nhận và có thể bị đào thải.

Vì vậy, các nhà khoa học đã làm sạch các tế bào của khung đỡ, rửa chúng trong phối hợp của đường và chất tẩy sao cho chỉ còn lại các protein, một quá trình gọi là khử tế bào.

Sau đó, họ đặt khung đỡ này vào một thùng và ngân nó qua nhiều giai đoạn trong một “hỗn hợp” các tế bào và chất dinh dưỡng của lợn nhận, cẩn thận tuân theo quy trình, hoặc công thức, cho một phổi.

Trong 30 ngày, họ quan sát cẩn thận khi từng phổi phát triển.

Cuối cùng chúng đã sẵn sàng để được cấy ghép, đó là lúc mà các nhà khoa học nhìn thấy bằng chứng là công thức độc đáo của họ đã hoạt động.

Bí quyết đối với những phổi này là chúng vẫn tiếp tục phát triển sau khi cấy ghép, để một mạng lưới mạch máu mới sẽ mọc lên và lan ra khắp phổi.

Chỉ hai tuần sau khi ghép, các nhà khoa học đã thấy rằng những “mầm mống” mạch máu được gieo trồng đã phát triển thành những mạng lưới mạnh mẽ để mang máu qua phổi.

Họ theo dõi những con lợn trong 10 giờ, hai tuần, một tháng và hai tháng sau khi tiến hành ghép, và thấy rằng các tạng nuôi cấy trong phòng thí nghiệm hoạt động tốt và chỉ có vẻ tiếp tục cải thiện.

“Chúng tôi không thấy có dấu hiệu phù phổi, thường là dấu hiệu của hệ thống mạch máu không đủ trưởng thành”.

"Phổi sinh học tiếp tục phát triển sau ghép mà không cần truyền bất kỳ yếu tố tăng trưởng nào, cơ thể cung cấp tất cả những vật liệu mà phổi mới cần", các nhà nghiên cứu cho biết.

Phổi mới có thể bão hòa hoàn toàn oxy, mặc dù họ không thể kiểm tra đầy đủ điều này bởi vì mỗi con lợn vẫn có một lá phổi ban đầu và thậm chí sau hai tháng phổi mới vẫn chưa đủ trưởng thành hoạt động mà không có phổi kia.

Các nhà nghiên cứu nghĩ rằng với nguồn tài chính thích hợp, phổi giống như loại mà họ đã phát triển cho lợn có thể được “nuôi trồng” cho con người để sử dụng trong các nghiên cứu trong vòng 5 đến 10 năm nữa.

Nhưng phương pháp này cần được thử nghiệm ở nhiều hơn 4 con lợn, và chúng cần phải được giữ sống và theo dõi lâu hơn nữa để chứng minh phổi thực sự sống được.

Theo Cẩm Tú/ Dân trí
Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin mới hơn

Cha hiến một phần gan, cứu con 1 tuổi đang cận kề cửa tử

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn sau ca mắc cúm gia cầm A(H9) trên người đầu tiên

​Ngày 6/4, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) có công văn khẩn gửi Sở Y tế tỉnh Tiền Giang, Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh đề nghị các đơn vị tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người sau khi ghi nhận ca mắc cúm A(H9) đầu tiên tại Việt Nam.
Cha hiến một phần gan, cứu con 1 tuổi đang cận kề cửa tử

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn thuốc

Bộ Y tế vừa có văn bản về việc tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn, chỉ định trong khám bệnh, điều trị cho người bệnh gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và thuộc trường Đại học; Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Y tế các bộ, ngành.
Cha hiến một phần gan, cứu con 1 tuổi đang cận kề cửa tử

Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2: Ra mắt cuốn sách "Bản lĩnh blouse trắng"

Ngày 26/2, Hội Thầy thuốc trẻ Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024) và ra mắt cuốn sách “Bản lĩnh blouse trắng”.
Cha hiến một phần gan, cứu con 1 tuổi đang cận kề cửa tử

Sau Tết, tiếp tục giám sát chặt các dịch bệnh

Trong kỳ nghỉ Tết, cả nước ghi nhận 357 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, 225 trường hợp mắc tay chân miệng.
Cha hiến một phần gan, cứu con 1 tuổi đang cận kề cửa tử

Bé gái 5 tuổi bị mất một bàn tay vì hàng xóm đốt pháo

Khi đang chơi trước nhà, thấy nhà hàng xóm đốt pháo hoa bé gái nhặt một viên pháo rơi trên sân, sau đó pháo phát nổ khiến tay trái của bé bị dập nát và đùi phải bị cháy đen.

Tin bài khác

Phẫu thuật loại bỏ khối u "khổng lồ" cho cụ bà gần 90 tuổi

Phẫu thuật loại bỏ khối u "khổng lồ" cho cụ bà gần 90 tuổi

Bệnh viện Đà Nẵng thông tin, các bác sĩ Khoa Ngoại lồng ngực của bệnh viện vừa phẫu thuật thành công khối u khổng lồ vùng góc hàm cho cụ bà có tiền sử 3 lần tai biến.
Phối hợp nhiều chuyên khoa cứu sống một phụ nữ bị đâm 17 vết dao

Phối hợp nhiều chuyên khoa cứu sống một phụ nữ bị đâm 17 vết dao

Ngày 31/1, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) cho biết, bệnh viện vừa thực hiện báo động đỏ liên viện, mổ khẩn cứu sống một phụ nữ bị đâm 17 vết trên cơ thể trong tình trạng tính mạng bị đe doạ.
TP Hồ Chí Minh: Em bé đầu tiên được thông tim trong bào thai chào đời khỏe mạnh

TP Hồ Chí Minh: Em bé đầu tiên được thông tim trong bào thai chào đời khỏe mạnh

Bé trai đầu tiên được thông tim từ trong bào thai đã chào đời lúc 9h17 sáng 30/1, tại Bệnh viện Từ Dũ, nặng 2,9kg, da dẻ hồng hào, khóc rất to khi chào đời.
Cô gái hôn mê sau phẫu thuật thẩm mỹ đặt túi ngực, hạ gò má

Cô gái hôn mê sau phẫu thuật thẩm mỹ đặt túi ngực, hạ gò má

Nữ bệnh nhân 26 tuổi bị tai biến xuất huyết não sau phẫu thuật thẩm mỹ đặt túi ngực, gọt góc hàm, hạ gò má, nhổ răng khôn.
Dập nát bàn tay do nổ pháo tự chế

Dập nát bàn tay do nổ pháo tự chế

Khoa Chấn thương Chi trên và vi phẫu thuật, Viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa tiếp nhận nhiều ca bệnh bị tai nạn nghiêm trọng do sử dụng pháo nổ tự chế hoặc tự chế pháo nổ học theo hướng dẫn trên mạng để chơi.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Infographic] Sắp xếp, tinh gọn  tổ chức bộ máy hệ thống cơ quan thanh tra theo 2 cấp ở trung ương và địa phương

[Infographic] Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống cơ quan thanh tra theo 2 cấp ở trung ương và địa phương

(Theo Kết luận số 134-KL/TW ngày 28/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp, hệ thống cơ quan Thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả)
[Infographic] Phát triển chè Thái Nguyên 2025 - 2030: Nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và xây dựng thương hiệu chè

[Infographic] Phát triển chè Thái Nguyên 2025 - 2030: Nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và xây dựng thương hiệu chè

Chè là cây trồng mũi nhọn và cũng là thế mạnh sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Thái Nguyên đang có nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ. Nghị quyết chuyên đề của ...
[Infographic] Các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025

[Infographic] Các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025

Chỉ thị số 06/CT-UBND thể hiện quyết tâm cao của UBND tỉnh Thái Nguyên trong việc đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đột phá vào năm 2025. Chỉ thị 06 đưa ra một khung ...
[Infographics] Phát triển năng lực số tỉnh Thái Nguyên năm 2025

[Infographics] Phát triển năng lực số tỉnh Thái Nguyên năm 2025

Nhằm đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm chuyển đổi số của khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, thực hiện các mục tiêu tại Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 31/12/2020 của Ban ...
[Photo] Khai mạc Lễ hội Lồng Tồng ATK Định Hóa năm 2025

[Photo] Khai mạc Lễ hội Lồng Tồng ATK Định Hóa năm 2025

Lễ hội Lồng Tồng
[Infographics] Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy - đưa đất nước vào kỷ nguyên mới

[Infographics] Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy - đưa đất nước vào kỷ nguyên mới

Thực hiện Nghị quyết Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Kế hoạch số 07-KH/TW, ngày 27/11/2017 của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần ...
[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh ủy Thái Nguyên vừa ban hành Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên theo Kết luận số 09-KL/BCĐ, ngày 24/11/2024 và các văn ...