Facebook Zalo youtube Tiktok

Giáo viên Mỹ Đức sống mòn với mức lương 1,2 triệu đồng/tháng

Giáo dục
Nhiều giáo viên hợp đồng huyện Mỹ Đức vẫn đang “sống mòn” với mức lương “kịch trần” là hơn 1,2 triệu đồng/tháng, không được đóng BHXH.
aa

Những ngày đầu tháng 4, giai đoạn tăng tốc của các trường học để chuẩn bị cho tháng 5 “về đích” thì hàng trăm giáo viên hợp đồng huyện Mỹ Đức (Hà Nội) lại không thể tập trung cho việc giảng dạy. Bởi, theo thông báo, sau kỳ thi viên chức ngành giáo dục lần này, những giáo viên không tham gia thi hoặc thi trượt sẽ bị chấm dứt hợp đồng

Hơn thế, ngay sau khi có thông báo này, các giáo viên tiếp tục được phát đến tận tay bảm cam kết rằng sẽ tự nguyện chấm dứt hợp đồng nếu thi không đỗ. Giáo viên buộc phải ký vào bản cam kết mới được đăng ký dự thi viên chức lần này.

Các giáo viên hợp đồng huyện Mỹ Đức gọi đây là “cuộc chiến sinh tử”. Khi cả huyện có khoảng hơn 300 giáo viên hợp đồng, chưa kể, kỳ thi này không yêu cầu bằng cấp, hay đối tượng dự thi phải có hộ khẩu ở Hà Nội, điều này đồng nghĩa với việc sẽ có lượng lớn giáo viên từ các địa phương khác về thi tuyển.

giao vien my duc song mon voi muc luong 12 trieu dongthang
Hàng trăm giáo viên huyện Mỹ Đức chỉ được ký hợp đồng 3 tháng với mức lương hơn 1 triệu/tháng.

Trong khi đó, chỉ tiêu chuyển viên chức của huyện chỉ có hơn 100 giáo viên. Như vậy, sẽ có khoảng hơn 200 giáo viên đang giảng dạy tại địa phương có nguy cơ mất việc.

“Chúng tôi không ngờ sau hàng chục năm cống hiến với nghề, đến giờ lại bị đối xử như vậy. Đây hoàn toàn là cưỡng ép, chứ đâu có ai tự nguyện”, cô Nguyễn Thị Phương Anh, giáo viên huyện Mỹ Đức nói.

11 năm chỉ là giáo viên hợp đồng 3 tháng

Tâm sự về nghề, chị Nguyễn Thị Phương Anh nói, với chị, nghề giáo như nghiệp, là một điều gì đó đặc biệt, chẳng biết tại sao bản thân chị lại cố gắng bằng được để trở thành cô giáo. Chỉ biết, từ khi nhận thức về nghề nghiệp, thì nghề đầu tiên chị nghĩ đến là nghề giáo.

Sau khi tốt nghiệp, chị về quê hương công tác với mong muốn cống hiến cho quê hương. Nhưng “đời không như là mơ’, con đường để theo đuổi ước mơ và đam mê của các cô giáo cũng lắm chông gai. Mà chông gai lớn nhất là lương không đủ sống.

giao vien my duc song mon voi muc luong 12 trieu dongthang
11 năm, mỗi ngày chị Phương Anh đều phải đi 15km đến trường, mức lương nhận về cao nhất đến thời điểm này là 1.210.000 đồng/tháng.

Tính đến nay, chị Phương Anh đã có 11 năm công tác trong ngành giáo dục, nhưng cũng giống như hàng trăm giáo viên hợp đồng khác của huyện Mỹ Đức, đến nay chị chỉ được ký hợp đồng... 3 tháng với mức lương tối thiểu.

“Nhiều huyện thị khác của Hà Nội, giáo viên đã được ký hợp đồng dài hạn, hoặc chí ít cũng là hợp đồng năm 1, nhưng riêng huyện Mỹ Đức, giáo viên chúng tôi chỉ được ký bản hợp đồng 3 tháng”.

Theo đó, hết hợp đồng, huyện sẽ tự động gia hạn. Từ năm 2008 đến nay, chị Phương Anh cũng chỉ duy nhất một lần được cầm tờ quyết định.

Nói thêm về vấn đề này, chị Phương Anh cho biết: “Ngoài mức lương tối thiểu, thì chúng tôi không nhận được thêm bất kỳ chế độ nào khác, không được đóng bảo hiểm. Nếu muốn tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm thân thể, giáo viên chúng tôi cũng phải tự bỏ tiền túi ra mua, nhà trường không có bất cứ sự hỗ trợ nào”.

Theo khoản 1 Điều 124 Luật BHXH năm 2014, đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật này là người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng sẽ được tham gia BHXH bắt buộc kể từ ngày 1/1/2018.

“Năm 2008, tôi được nhận 450.000 đồng/tháng, sau đó là 730.000 đồng, 830.000 đồng và đến giờ là 1210.000 đồng/tháng. Dù mức lương tối thiểu vùng đã tăng, nhưng đến giờ chúng tôi vẫn chưa nhận được phần tăng thêm”, chị Phương Anh cho biết.

Nữ giáo viên tâm sự, bao năm nay, ngày nào chị cũng đi xe máy hơn 15km đến trường, mức lương chẳng đủ tiền xăng xe, câu chuyện làm thế nào để sống được bằng lương là điều chị thường được hỏi.

“Họ sống được, thì tôi cũng phải thế. Hàng trăm giáo viên Mỹ Đức cũng thế. Cuộc sống cũng có rất nhiều khó khăn. Nhiều khi tiền xăng xe còn chẳng đủ, chứ đừng nói là kiếm tiền nuôi con. Cuộc sống gia đình phụ thuộc phần lớn vào thu nhập của chồng tôi làm công nhân dệt”, chị Phương Anh kể.

“Nhìn vợ vừa sinh mổ, bị nhiễm trùng, con nhỏ nằm viện liên miên, nhưng lại phải đi làm chỉ sau 3 tháng khi sức khỏe chưa hồi phục hẳn, chồng tôi xót xa, đã không ít lần bắt vợ nghỉ việc, động viên có, ép có. Nhưng nghĩ đến chuyện bao năm qua đã công hiến trong ngành, tôi cũng muốn cố gắng.

Đến giờ thì chồng tôi cũng chịu thua. Nhưng khi nhận được thông báo về kỳ thi tuyển lần này, tôi thấy nản hẳn. Tôi vẫn chưa làm hồ sơ thi”, chị Phương Anh ngậm ngùi.

Để trang trải cho cuộc sống, ngoài thời gian đi dạy trên lớp, chị Phương Anh còn phải bán hàng quan mạng để kiếm thêm thu nhập.

Nói về cuộc sống của giáo viên hợp đồng, chị Phương Anh tâm sự, dù cùng làm việc, cùng cống hiến nhưng chế độ đãi ngộ với giáo viên hợp đồng khác hẳn. “Nhiều khi nghĩ cũng tủi thân. Nếu như giáo viên trong biên chế được nghỉ chế độ thai sản 6 tháng, thì giáo viên hợp đồng chỉ được nghỉ 3 tháng”.

Nếu có làm tốt cũng chỉ đến thế

Giống như chị Phương Anh, hơn 10 năm nay, chị Nguyễn Thị Ngọc Hà, giáo viên hợp đồng cấp 1 tại huyện Mỹ Đức cũng chỉ nhận được mức lương hơn 1,2 triệu đồng/tháng. Con nhỏ, chi tiêu tốn kém, nhưng vấn đề kinh tế gia đình chị đều dồn cả vào chồng.

Vất vả là thế, nhưng bao năm qua, giáo viên hợp đồng cũng không được hưởng bất kỳ chế độ đãi ngộ, động viên nào khác ngoài mức lương tối thiểu.

“Ngần ấy năm chúng tôi vẫn là hợp đồng 3 tháng, không có BHXH trong khi luật quy định rõ lao động ký hợp đồng từ 1 tháng trở lên được tham gia BHXH. Cuối năm, khi các giáo viên khác được lao động tiên tiến, thì dù chúng tôi ngay cả khi có học sinh đạt giải cấp thành phố, vẫn chỉ được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ”, chị Hà cho biết.

Giống như hàng trăm giáo viên hợp đồng khác, câu hỏi và cô giáo Hà và cô Phương Anh đặt ra là hàng chục năm nay, họ chỉ được ký hợp đồng 3 tháng, không được đóng BHXH liệu có đúng với quy định? Khi Luật Lao động hiện hành quy định từ 1/1/2018, lao động trên 1 tháng đều được đóng BHXH theo quy định.

Hơn nữa, sau hàng chục năm cống hiến, nếu không thi đỗ, liệu những giáo viên này sẽ đi đâu về đâu, có cơ chế nào đặc biệt cho họ?/.

Theo Nguyễn Trang/VOV

Tin mới hơn

Thanh Hóa: Nhiều giáo viên THPT bị “bỏ rơi” trước thềm năm học mới?

Lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X quy mô lớn nhất từ trước đến nay

Tối 28/7, tại Sân vận động Lạch Tray, Hải Phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng tổ chức Lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm 2024 với chủ đề “Sức trẻ Phù Đổng - Vững bước tương lai”.
Thanh Hóa: Nhiều giáo viên THPT bị “bỏ rơi” trước thềm năm học mới?

Tin 24h ngày 20/7/2024

Theo thông cáo đăng tải trên nhật báo Granma, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Cuba, Cuba sẽ để tang chính thức tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 6 giờ ngày 20/7 (giờ địa phương) tới 24 giờ ngày 21/7, trong khi nghi thức quốc tang sẽ diễn ra trong cả ngày 22/7.
Thanh Hóa: Nhiều giáo viên THPT bị “bỏ rơi” trước thềm năm học mới?

TP Hồ Chí Minh là thành viên "Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu"

Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức “Lễ vinh danh Thành phố Hồ Chí Minh được UNESCO công nhận thành viên mạng lưới thành phố học tập toàn cầu”.
Thanh Hóa: Nhiều giáo viên THPT bị “bỏ rơi” trước thềm năm học mới?

[Infographic] Lịch thi Tốt nghiệp THPT năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành văn bản số 1277 về việc hướng dẫn tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024. Theo đó, Kỳ thi được tổ chức vào các ngày 26, 27, 28, 29/6/2024. Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 là kỳ thi cuối cùng của lứa học sinh học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006.
Thanh Hóa: Nhiều giáo viên THPT bị “bỏ rơi” trước thềm năm học mới?

Tuyển sinh đại học 2024: Xuất hiện những ngành mới trong trường top đầu

Các trường: Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội), Trường Đại học Y Hà Nội, Học viện Ngân hàng, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông vừa thông tin mở ngành mới.

Tin bài khác

Bộ GD-ĐT điều chỉnh quy chế thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024

Bộ GD-ĐT điều chỉnh quy chế thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố sửa đổi quy chế thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông với nhiều điểm mới như bổ sung vật dụng cấm mang vào phòng thi, bổ sung chứng chỉ ngoại ngữ được miễn thi...
Xét tuyển Đại học 2024: Những ngành học được miễn giảm học phí

Xét tuyển Đại học 2024: Những ngành học được miễn giảm học phí

Bên cạnh việc lựa chọn ngành nghề theo sở thích, sở trường và nhu cầu việc làm trong tương lai, một trong những vấn đề được các thí sinh, phụ huynh quan tâm là học phí.
Trường quân đội đầu tiên xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực

Trường quân đội đầu tiên xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực

Năm 2024, Học viện Kỹ thuật quân sự sẽ thêm một phương thức tuyển sinh bằng cách lấy kết quả thi đánh giá năng lực của hai đạ học Quốc gia.
Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt sách giáo khoa lớp 9, lớp 12 theo chương trình mới

Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt sách giáo khoa lớp 9, lớp 12 theo chương trình mới

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ký các quyết định phê duyệt sách giáo khoa lớp 9 và lớp 12 theo Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018.
Quy định mới về học phí

Quy định mới về học phí

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 97/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021, quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh ủy Thái Nguyên vừa ban hành Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên theo Kết luận số 09-KL/BCĐ, ngày 24/11/2024 và các văn ...
[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung  nguyên liệu chè xanh

[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh

Với mong muốn phát triển một sản phẩm chăn nuôi mang thương hiệu của ngành nông nghiệp địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lợn ...
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...