Facebook Zalo youtube Tiktok

Gian nan “cõng chữ” qua cổng trời

Giáo dục
Tôi vẫn nghe người ta gọi những thầy cô giáo miền xuôi bước qua cổng trời Mường Lát để mang chữ đến với học trò là những người hùng nhưng có lẽ chỉ đến khi bước chân lên mảnh đất ấy tôi mới hiểu vì sao họ xứng đáng được gọi như thế. Có những thầy cô đã cắm bản 10 năm, 20 năm, đi khắp những bản khó khăn nhất của Mường Lát, nhiều lần suýt bỏ mạng sống, chôn vùi cả tuổi thanh xuân chỉ để gieo chữ ở những nơi “thâm sơn cùng cốc”…
aa

Nghị lực của “người lính” không mang quân hàm

Có dịp lên bản Suối Tung vào một dịp cuối năm, tôi được gặp hai giáo viên ở miền xuôi lên đây cắm bản. Hai thầy cô giáo, một người đã gắn bó hơn 20 năm và một người có thâm niên hơn 10 năm công tác ở xứ sở đại ngàn này.

Hơn 20 năm qua, thầy Đỗ Văn Nhất (ở huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) là giáo viên Trường Tiểu học Trung Lý 1 (huyện Mường Lát, Thanh Hóa) vẫn chưa quên được ngày đầu tiên nhận nhiệm vụ lên Mường Lát để mang chữ đến với học trò.

gian nan cong chu qua cong troi
Đường vào bản Suối Tung.

Đó là vào năm 2001, thời điểm đó, những vùng khó khăn nhất của Mường Lát như Pa Púa, Tà Cóm, Cá Ráng, Sài Khao, Ón… còn thiếu giáo viên trầm trọng. Những năm đầu, thầy Nhất đã tình nguyện xung phong đi vùng xa nhất, khó khăn nhất. Điểm trường đầu tiên thầy đến là Pa Púa. Ngày đó, Pa Púa vẫn không có đường lên, từ trung tâm của xã Trung Lý, thầy Nhất phải đi bộ một ngày trời mới đến được chân núi Pa Púa.

“Thực ra gọi là đường cho sang nhưng làm gì có đường, là những con suối, là những dốc dựng đứng đá lởm chởm. Chúng tôi đi một đoàn mấy người lên nhận công tác, thầy giáo thì dắt tay cô giáo, có những đoạn suối nước dâng lên ngực, chỉ cần sơ suất trượt chân là cả người lẫn đồ trôi theo dòng suối luôn.

Đi từ trung tâm xã từ lúc trời còn chưa sáng rõ nhưng mãi đến 7h tối chúng tôi mới đến chân núi Pa Púa. Đường từ trung tâm xã vào đến chân núi đã khó đi. Vượt từ chân núi lên đến đỉnh lại là cả một kỳ tích. Chúng tôi phải túm cây theo kiểu leo dây để đu lên. Khoảng nửa đêm thì lên đến nơi, nghĩ lại quãng đường đã vượt qua vẫn không hết rùng mình” - thầy Nhất nhớ lại.

gian nan cong chu qua cong troi
Do không có phòng học, thầy Nhất cùng lúc phải dạy ghép hai lớp.

Sau này, cứ vài năm thầy Nhất lại được luân chuyển đi bản khó khác, ngay cả bản Tà Cóm, một bản xa nhất của xã, với quãng đường hơn 54km đường rừng, thầy Nhất cũng đã đặt chân tới. Mỗi bản có những khó khăn không giống nhau nhưng nói về cung đường để đến được với học trò thì gian nan, khốn khổ như nhau. Có những lúc tưởng như phải bỏ cả mạng sống…thầy vẫn không quản để mang chữ đến với học trò.

Còn với cô giáo Trần Thị Ánh (ở Nga Sơn, Thanh Hóa), giáo viên trường Mầm non Trung Lý thì hơn 10 năm công tác, cô đã trải qua hết mọi khó khăn gian khổ nơi này. Cô bảo, khổ mãi rồi thành quen. Lần đầu tiên vượt qua cánh cổng trời Mường Lát, cô vừa đi vừa khóc. Tưởng rằng không thể trụ được ở trên này, nhưng rồi, nhìn ánh mắt thơ ngây của bọn trẻ lại níu chân cô ở lại.

Dù là phụ nữ thế nhưng cô cũng không khác gì những thầy giáo, cũng trèo đèo, lội suối, cũng đi gần hết các bản khó của xã Trung Lý. Ngặt nỗi, cấp mầm non không có giáo viên nam nên những người như cô Ánh dù đường có khó đến mấy, có xa đến bao nhiêu cũng vẫn phải đi.

gian nan cong chu qua cong troi
Cô Ánh cùng học trò trong bản Suối Tung.

“Lần đầu tiên khi lên nhận công tác, được phân nơi ở của mình, tôi đã không dám tin đó là nơi ở. Không phải là nhà, cũng không được gọi là phòng, nó là một túp lều bằng nứa, xung quanh quây những miếng bạt rách che những lỗ thủng, cửa không có then cài, chỉ có thể khép hờ rồi dùng thanh nứa chống.

Rồi những năm sau đó, lại chuyển đến một bản khác, có những nơi mình dạy phải đi bộ cả ngày trời mới ra được trung tâm xã. Mỗi lần đến bản mới là ngã trầy chẹo chân không biết bao nhiêu lần vì không quen đường… Đã lường trước những khó khăn thế nhưng khi tận mắt đi và chứng kiến mới thấy nghị lực bị lung lay” - cô giáo Ánh tâm sự.

Hầu hết các thầy cô cắm bản đều phải tự xoay xở đồ ăn thức uống. Gạo thì có thể mua nhiều ở trung tâm xã rồi ăn cả năm còn thức ăn thì lại phải vào rừng bắt sâu măng hay xuống suối bắt cá.

Và cũng hầu hết các bản cũng đều có hàng loạt không như không điện, không nước sạch, không sóng điện thoại, không đường… Cứ tối đến, cả bản tối bưng như mực. Bởi thế, làm sao để níu giữ giáo viên miền xuôi lên công tác mà còn níu cả hàng chục năm thì quả là phải có tình yêu biết bao với nghề mới có thể khiến họ quên đi khó khăn, gian khổ mà ở lại.

Điều đáng nói là cả với thầy Nhất và cô Ánh, mấy năm đầu lên đây công tác đều chỉ là giáo viên dạy hợp đồng, một tháng chỉ được mấy trăm nghìn tiền lương. Thế nhưng, vì tình yêu thương học trò mà thầy cô tình nguyện ở lại cho đến giờ.

Hơn 10 năm cắm bản gieo chữ, cô Ánh may mắn kết duyên với người chồng miền xuôi lên đây làm bộ đội, còn với thầy Nhất thì người vợ vẫn ở quê nhà. Hơn hai chục năm thầy công tác, chỉ mới duy nhất 1 lần được vợ lên thăm. Còn bình thường, cứ mỗi năm thầy được về với vợ con 2 lần đó là vào dịp hè và Tết.

“Mấy chục năm công tác, vợ vẫn đều đặn viết thư lên cho mình. Những năm trước, thư vợ gửi 2 tháng mới đến được tay, khi đến tay mình thì lá thư cũng nhàu mất rồi vì cứ gửi qua tay người này, người kia mới đến được. Có anh đồng nghiệp mà bố mất hai tháng mới nhận được tin vì trên này không có sóng, không có mạng internet” - thầy Nhất bùi ngùi.

Rồi thầy chỉ lên dãy núi cao ngút ngàn xa xa kia bảo bây giờ không còn viết thư nữa, nhưng mỗi lần nhớ vợ thì lại trèo lên trên đó, hứng sóng gọi về.

Gian nan chồng chất gian nan!

Có lẽ chỉ khi đi trên con đường mà bao năm qua các thầy cô giáo phải gồng mình đi qua mới hiểu được nỗi gian nan của các thầy cô cắm bản.

Để vào được Suối Tung, chúng tôi phải đi trên quãng đường rừng chừng hơn 10 km. Dù chỉ hơn 10 km nhưng cũng mất mấy tiếng mới có thể vào được tới nơi. Trước đây đường đã khó đi, trận lũ lụt lịch sử vừa qua lại khiến đường khó đi hơn vì nhiều đoạn sạt lở vô cùng nguy hiểm.

Con đường vắt quanh sườn núi chỉ rộng mấy gang tay nhưng lúc thì leo dốc dựng đứng lúc thì xuống dốc như rơi tõm vào một hố sâu . Chiếc xe máy liên tục phải cài cắm số 1, đồng chí công an huyện chở tôi phải gồng lên để không lỡ tay. Có những đoạn đường xe cài số 1 cũng không leo nổi, chúng tôi đành phải xuống đẩy xe lên con dốc lởm chởm đá. Đá có lúc phải nín thở, nhắm mắt, cảm giác như chỉ cần lạc tay lái là có thể rơi xuống vực sâu hun hút. Lên đến bản cảm giác như với tay là chạm đến trời.

gian nan cong chu qua cong troi
Ánh mắt thơ ngây của học trò nơi vùng cao này đã níu giữ chân các thầy cô ở lại.

Thế mà bao năm qua, dù mưa hay nắng, cô Ánh vẫn mỗi ngày đều đặn sáng đi chiều về từ bản Táo vào Suối Tung với quãng đường gần 20 km. Cô Ánh còn bảo đó là cô con nhỏ nên ưu ái lắm mới được chuyển về đây chứ như trước là cắm bản ở Tà Cóm, ở Suối Hộc… đường xa, nhớ nhà đến chảy nước mắt cũng lâu lâu mới dám về vì đường khó đi.

Đáng nói là đồng bào ở đây vẫn xem chuyện học là thừa vì nó không mang lại cái ăn. Thế nên, lũ trẻ cũng ít đứa thiết tha với con chữ. Mỗi lần đến đầu năm học, các thầy cô lại lặn lội vào từng nhà vận động cho các con được đến trường.

Đường đi đã khó, “đường” đến với học trò còn khó hơn. Học trò nơi đây không rành tiếng Kinh nên những năm đầu lên đây, cô Ánh phải vừa học tiếng Mông vừa học phương pháp dạy. Ngày nào cô trò cũng phải “đánh vật” với từng “cái chữ”, từng “con số”, cứ tiếng H’Mông và tiếng Kinh đan xen nhau.

Giáo án soạn cũng chỉ là những bài giảng thông thường và đơn giản nhất. Cô bảo làm sao để các con nghe lời đã là khó chứ đừng nói dạy thế nào để chúng có thể hiểu.

Dần dần, cô cũng quen và chấp nhận những thiếu sót của học trò mình, rồi lại nỗ lực nhiều hơn để tìm cách dạy sao cho phù hợp.

Không những vậy, cơ sở vật chất thiếu thốn khiến các thầy cô đều phải dạy lớp ghép. Lớp học của cô Ánh có đủ độ tuổi từ 2 tuổi đến 5 tuổi, một buổi dạy cô phải xoay xở sao cho dạy chương trình phù hợp với các độ tuổi. Còn thầy giáo Nhất cũng phải kiêm 2 lớp (3 và 4) trong cùng một thời gian. Thầy cứ quay sang lớp này hướng dẫn bài cho học sinh lại tất bật sang lớp kia…

gian nan cong chu qua cong troi
Nơi soạn giáo án của thầy chỉ là một góc nhỏ đơn giản trong căn phòng tạm.

“Cũng có nhiều giáo viên khó khăn quá mà bỏ cuộc nhưng mình nghĩ nếu mình cũng như bao thầy cô giáo khác nữa cũng bỏ cuộc thì lũ học trò kia biết phải làm sao? Cứ nhìn thấy mặt mũi lấm lem của chúng, nhìn thấy trời lạnh căm căm mà chỉ một manh áo mỏng đến trường hay những hôm nhịn đói để đi học thì tình thương sẽ lấn át đi tất cả” - thầy Nhất chia sẻ.

Trải lòng về cuộc đời và sự nhọc nhằn “cõng chữ lên non” của mình, tôi như thấy bao nhiêu con chữ mà các thầy cô mang đến với học trò là bấy nhiêu sự hy sinh. Viết về các thầy cô vẫn cảm thấy như ngôn từ không thể đủ. Nếu không có trái tim yêu thương và tràn đầy nhiệt huyết có lẽ các thầy cô hay những giáo viên miền xuôi đang cắm bản ngày đêm mang con chữ đến học trò vùng cao có lẽ không làm được…

Theo Dân trí

Tin mới hơn

Nam sinh dân tộc Thái giành điểm cao trong kỳ thi THPT quốc gia

Lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X quy mô lớn nhất từ trước đến nay

Tối 28/7, tại Sân vận động Lạch Tray, Hải Phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng tổ chức Lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm 2024 với chủ đề “Sức trẻ Phù Đổng - Vững bước tương lai”.
Nam sinh dân tộc Thái giành điểm cao trong kỳ thi THPT quốc gia

Tin 24h ngày 20/7/2024

Theo thông cáo đăng tải trên nhật báo Granma, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Cuba, Cuba sẽ để tang chính thức tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 6 giờ ngày 20/7 (giờ địa phương) tới 24 giờ ngày 21/7, trong khi nghi thức quốc tang sẽ diễn ra trong cả ngày 22/7.
Nam sinh dân tộc Thái giành điểm cao trong kỳ thi THPT quốc gia

TP Hồ Chí Minh là thành viên "Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu"

Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức “Lễ vinh danh Thành phố Hồ Chí Minh được UNESCO công nhận thành viên mạng lưới thành phố học tập toàn cầu”.
Nam sinh dân tộc Thái giành điểm cao trong kỳ thi THPT quốc gia

[Infographic] Lịch thi Tốt nghiệp THPT năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành văn bản số 1277 về việc hướng dẫn tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024. Theo đó, Kỳ thi được tổ chức vào các ngày 26, 27, 28, 29/6/2024. Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 là kỳ thi cuối cùng của lứa học sinh học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006.
Nam sinh dân tộc Thái giành điểm cao trong kỳ thi THPT quốc gia

Tuyển sinh đại học 2024: Xuất hiện những ngành mới trong trường top đầu

Các trường: Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội), Trường Đại học Y Hà Nội, Học viện Ngân hàng, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông vừa thông tin mở ngành mới.

Tin bài khác

Bộ GD-ĐT điều chỉnh quy chế thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024

Bộ GD-ĐT điều chỉnh quy chế thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố sửa đổi quy chế thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông với nhiều điểm mới như bổ sung vật dụng cấm mang vào phòng thi, bổ sung chứng chỉ ngoại ngữ được miễn thi...
Xét tuyển Đại học 2024: Những ngành học được miễn giảm học phí

Xét tuyển Đại học 2024: Những ngành học được miễn giảm học phí

Bên cạnh việc lựa chọn ngành nghề theo sở thích, sở trường và nhu cầu việc làm trong tương lai, một trong những vấn đề được các thí sinh, phụ huynh quan tâm là học phí.
Trường quân đội đầu tiên xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực

Trường quân đội đầu tiên xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực

Năm 2024, Học viện Kỹ thuật quân sự sẽ thêm một phương thức tuyển sinh bằng cách lấy kết quả thi đánh giá năng lực của hai đạ học Quốc gia.
Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt sách giáo khoa lớp 9, lớp 12 theo chương trình mới

Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt sách giáo khoa lớp 9, lớp 12 theo chương trình mới

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ký các quyết định phê duyệt sách giáo khoa lớp 9 và lớp 12 theo Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018.
Quy định mới về học phí

Quy định mới về học phí

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 97/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021, quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca

Clip ngắn

Xem trên
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...
[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1908/QĐ-UBND về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ...
[Photo] Trào lưu “mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc”: Lan tỏa tình yêu nước

[Photo] Trào lưu “mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc”: Lan tỏa tình yêu nước

Những ngày gần đây, trào lưu "mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc" đang gây “sốt” trên mạng xã hội. Những hình ảnh, clip về mái nhà rực rỡ với cờ đỏ sao ...

Chương trình phát thanh

Thời sự Chuyên mục Phát thanh giao thông Tiếng dân tộc