Facebook Zalo youtube Tiktok

Cựu học sinh trường Thực nghiệm: “May mắn vì được hưởng phương pháp của GS. Hồ Ngọc Đại!”

Giáo dục
“Bây giờ học sinh tiểu học phải học ngày, học đêm, học thêm. Còn lứa chúng tôi theo chương trình Công nghệ giáo dục của GS. Hồ Ngọc Đại, kiến thức do thầy cô dạy ở trường bằng một phương pháp tốt. Về nhà, bố mẹ không cần dạy cái gì hết, chúng tôi được chơi hoặc học những kiến thức ngoài sách vở”.
aa

Đó là chia sẻ của anh Nguyễn Hồng Vinh - một học sinh khóa 3 chương trình Công nghệ giáo dục (CNGD) của GS. Hồ Ngọc Đại ở trường Tiểu học Thực nghiệm (Hà Nội).

Cần có đội ngũ chuyên môn phân tích, đánh giá

Là một học sinh khóa 2 chương trình CNGD của GS. Hồ Ngọc Đại, anh Trần Hồng Quang (đang hoạt động trong lĩnh vực tư vấn đầu tư, hiện là Tổng Lãnh sự danh dự Đại công quốc Luxembourg tại Hà Nội) nêu quan điểm: “Dư luận chỉ trích chương trình thực nghiệm Giáo dục công nghệ của GS. Hồ Ngọc Đại một cách bức xúc và gay gắt trong khi chỉ thông qua những điều mọi người thấy (hoặc chỉ nghe) về phương pháp dạy môn Tiếng Việt.

Nếu muốn nghiên cứu và tranh luận sâu cần có đội ngũ có chuyên môn phân tích và đánh giá, việc đánh giá không phải ngồi một nhóm với nhau rồi đưa ra kết luận. Cần có triển khai đánh giá thực tế phương pháp đó được áp dụng trong giảng dạy thế nào và phải đặt mình vào vị trí của trẻ 6 tuổi chứ không phải của người lớn đã có hoặc không có chuyên môn nhưng có… định kiến. Ngoài ra việc đánh giá phải có thời gian, một quá trình”.

cuu hoc sinh truong thuc nghiem may man vi duoc huong phuong phap cua gs ho ngoc dai

Anh Trần Hồng Quang (bên trái) là một học sinh khóa 2 chương trình Công nghệ giáo dục của GS. Hồ Ngọc Đại.

Thứ 2, phương pháp giáo dục Thực nghiệm không phải là chỉ có môn Tiếng Việt hay Toán mà đây là việc tạo ra một môi trường tự do cho học sinh được phát huy những lợi thế, tiềm năng của bản thân. Học sinh được khuyến khích trước hết là biểu đạt ý kiến và cảm nhận của bản thân trong mọi khía cạnh của cuộc sống tại trường cũng như ở nhà và xã hội. Biết độc lập và biết yêu thương giúp đỡ người khác.

Dạy một đứa trẻ 6 tuổi những điều này không thể bằng lý thuyết được mà phải thông qua quá trình thực hành, đây là ý nghĩa của chữ Thực nghiệm chứ không phải là một thí nghiệm trên người như mọi người nghĩ.

Việc học sinh Thực nghiệm nhận mình là "chuột bạch" chỉ là sự hài hước (cũng là đặc tính của Thực nghiệm) và cũng thể hiện sự tự hào của bản thân chúng tôi trong quy trình thực hiện phương pháp dạy và học. Cần hiểu đây là việc có sự tham gia của cả học sinh chứ không chỉ là phương pháp dạy, nó là mối quan hệ tương tác giữa thầy và trò.

“Điều đọng lại trong mỗi người từng học ở Thực nghiệm là khác nhau. Với tôi, đó là nhận thức về việc chúng ta không ai giống ai, vậy cần học cách tôn trọng sự khác biệt các quyền và giá trị riêng của mỗi cá thể.

Học sinh Thực nghiệm là người bình thường, không có gì đặc biệt, nhưng môi trường học đó đã giúp học sinh nhận thức được những điều tưởng như đơn giản đó mà càng ngày càng thiếu vắng ở xã hội ta”, anh Quang chia sẻ.

Phải chăng khâu đào tạo, tập huấn giáo viên hiện nay chưa bài bản?

Nhà báo Hà Việt Anh - nguyên Thư kí tòa soạn tạp chí Mẹ & Bé, một cựu học sinh trường Thực nghiệm cho rằng, ai có lên tiếng phủ nhận về chương trình Công nghệ giáo dục thì đó là quyền của họ. Tuy nhiên, chương trình và tinh thần của Công nghệ giáo dục đã mang đến cho nhiều thế hệ học sinh Thực nghiệm những trải nghiệm, giá trị khác biệt.

Nữ nhà báo chia sẻ: "Đã có ít nhất 40 khóa học sinh của trường Thực nghiệm đã theo học phương pháp này và chúng tôi không hề gặp bất cứ vấn đề gì, cha mẹ chúng tôi cũng hoàn toàn hài lòng với việc học của chúng tôi, chúng tôi vẫn sử dụng tiếng Việt trong đời sống và công việc hằng ngày rất bình thường, hiệu quả.

Xin hỏi các vị, khi có con đến tuổi đi học, cha mẹ mong nhất điều gì?

Theo tôi có 2 điều. Một là mong con được vui vẻ hạnh phúc, thích đi học, yêu trường, yêu lớp, yêu thầy cô, bạn bè. Hai là mong con biết tự lập, tự tin để vững vàng bước vào cuộc sống cam go. Cả 2 điều ấy CNGD đã làm được một cách xuất sắc. Hồi tôi còn bé, lúc nào chị em tôi cũng chỉ mong đến trường, mong gặp thầy, gặp bạn. Nhiều chục năm sau các con và cháu ruột tôi dù sốt 39 độ cũng nằng nặc đòi đi học.

Có thể chúng tôi chưa nổi tiếng và thành công như nhà toán học Ngô Bảo Châu, như bác sĩ - Đại biểu quốc hội Nguyễn Lân Hiếu hay nhiều học trò Thực nghiệm khác nhưng chúng tôi luôn tự tin vào bản thân, luôn sống tử tế và chan hòa với mọi người. Vì dù đi đâu làm gì chúng tôi cũng nhớ về những bài học về tình yêu thương, lòng biết ơn, tinh thần trách nhiệm, dám nói, dám làm... mà thầy Đại và các thầy cô giáo dù là dạy môn gì cũng luôn nuôi dưỡng trong chúng tôi những giá trị sống nhân văn qua từng tiết học.

Đành rằng cách đánh vần không làm cho con trẻ thông minh hay giỏi giang hơn người nhưng cũng nhờ vào phương pháp giáo dục (triết lí giáo dục) của GS. TSKH Hồ Ngọc Đại và các cộng sự mà những lứa học sinh 40 năm vẫn mang tên "thực nghiệm" chúng tôi từ khi còn rất nhỏ đã biết tư duy logic, biết tập đi trên con đường của các nhà khoa học "thử - sai - thử lại", tự xây dựng kiến thức cho mình từ những gợi ý của thầy cô theo tôn chỉ: "thầy thiết kế - trò thi công", "lấy học trò làm trung tâm của bài giảng".

Những phương pháp tiếp cận kiến thức được học từ thuở thơ ấu dưới mái trường Thực nghiệm tôi đã mang theo mình tới tận những năm tháng du học tại ngôi trường số 1 của nước Nga, chúng đã giúp tôi rất nhiều trong học tập và nghiên cứu ngôn ngữ".

cuu hoc sinh truong thuc nghiem may man vi duoc huong phuong phap cua gs ho ngoc dai

Nhà báo Hà Việt Anh cho biết, chương trình Công nghệ giáo dục đã mang đến cho nhiều thế hệ học sinh trường Thực nghiệm những giá trị, hành trang quý báu.

Theo chị Việt Anh, cá nhân chị không gặp bất cứ khó khăn, khúc mắc nào khi học chương trình CNGD của GS. Hồ Ngọc Đại.

"Có lẽ vì hồi ấy thầy cô dạy chúng tôi được GS.TSKH Hồ Ngọc Đại tập huấn và chia sẻ thường xuyên và các thầy cô cực kì tâm huyết và yêu trẻ. Có lẽ bây giờ một số người họ chỉ trích công nghệ giáo dục là do khâu đào tạo và tập huấn giáo viên chưa bài bản và thường xuyên dẫn đến việc giáo viên lúng túng, phụ huynh cũng không được truyền thông đầy đủ về phương pháp mà nhà trường sẽ áp dụng nên gây hoang mang và băn khoăn chăng?", nhà báo đặt câu hỏi.

Học sinh không phải gồng mình, vùi đầu vào sách vở

Là một học sinh khóa 3 chương trình CNGD của GS. Hồ Ngọc Đại ở trường Tiểu học Thực nghiệm (Hà Nội), anh Nguyễn Hồng Vinh cho hay: “Thực ra đến bây giờ những cựu học sinh Thực nghiệm như tôi đều đã trưởng thành, không đi học rất lâu rồi nhưng cả lứa có dịp trò chuyện chia sẻ lại thì đều cảm giác may mắn vì được hưởng phương pháp CNGD của GS. Hồ Ngọc Đại, được học môi trường nhẹ nhàng hơn so với học sinh cùng thời kỳ và so với học sinh tiểu học thời nay”.

Khi được hỏi, liệu phụ huynh có lo lắng khi không thể kèm thêm được con ở nhà, việc dạy theo chương trình này là do thầy cô đảm nhiệm, anh Vinh nói: “Thực chất, lựa chọn của cho con đi học trường nào lớp 1 là do bố mẹ đưa ra. Các phụ huynh ở trường Thực nghiệm cũng đa phần hiểu được, tin tưởng mới lựa chọn như vậy”.

Là một cựu học sinh Thực nghiệm, với trải nghiệm của mình, anh Vinh khẳng định, chương trình Giáo dục công nghệ của GS. Hồ Ngọc Đại rất hiệu quả, giúp học sinh không phải quá gồng mình, nặng nề vì việc học.

“Và giờ đây khi đã ngoài 40 tuổi, tôi thấy các bạn đi học cùng chương trình này của mình thời ấy đều lớn lên một cách "không đến nỗi nào". Có nghĩa, với một phương pháp dạy tốt, học sinh sẽ không phải lao tâm khổ tứ quá nhiều, hay vùi đầu vào sách vở ngày đêm nhưng vẫn có kết quả tốt.

cuu hoc sinh truong thuc nghiem may man vi duoc huong phuong phap cua gs ho ngoc dai

Các cựu học sinh trường Thực Nghiệm theo học chương trình Công nghệ giáo dục tới thăm GS. Hồ Ngọc Đại. Nhiều người cho biết, họ may mắn vì được học chương trình Công nghệ giáo dục.

Do vậy, khi nghe đến những luồng ý kiến chỉ trích, “ném đá” về Tiếng Việt - CNGD trên mạng, tôi thực chất không quá quan tâm đến việc dư luận "hùa" theo phong trào. Cuối cùng, sự thật thế nào cũng là sự thật”, anh Vinh chia sẻ.

Anh Vinh cho biết thêm: Ở trường Thực nghiệm, chúng tôi được học rất nhiều, trải nghiệm môi trường ấy hơn các trường đơn thuần khác, cho nên học sinh sau này trưởng thành có khả năng lên kế hoạch rất tốt, có tầm nhìn và ít bị giao động.

Giờ đây, đã trở thành một ông bố, anh Vinh cho rằng, các phụ huynh hiện đại nên để trẻ được lớn lên như những gì nó muốn, không nên can thiệp vào việc học của con mà cần định hướng cởi mở.

"Tại sao con mình phải giống mình, mà không phải là học cái nó thích, cách nó thích và trở thành người nó mong muốn trở thành. Đó là điều không ít người Việt khó chấp nhận", cựu học sinh Thực nghiệm bày tỏ.

Theo Dân trí

Tin mới hơn

Dừng triển khai VNEN nếu trường học chưa đủ điều kiện

Lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X quy mô lớn nhất từ trước đến nay

Tối 28/7, tại Sân vận động Lạch Tray, Hải Phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng tổ chức Lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm 2024 với chủ đề “Sức trẻ Phù Đổng - Vững bước tương lai”.
Dừng triển khai VNEN nếu trường học chưa đủ điều kiện

Tin 24h ngày 20/7/2024

Theo thông cáo đăng tải trên nhật báo Granma, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Cuba, Cuba sẽ để tang chính thức tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 6 giờ ngày 20/7 (giờ địa phương) tới 24 giờ ngày 21/7, trong khi nghi thức quốc tang sẽ diễn ra trong cả ngày 22/7.
Dừng triển khai VNEN nếu trường học chưa đủ điều kiện

TP Hồ Chí Minh là thành viên "Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu"

Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức “Lễ vinh danh Thành phố Hồ Chí Minh được UNESCO công nhận thành viên mạng lưới thành phố học tập toàn cầu”.
Dừng triển khai VNEN nếu trường học chưa đủ điều kiện

[Infographic] Lịch thi Tốt nghiệp THPT năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành văn bản số 1277 về việc hướng dẫn tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024. Theo đó, Kỳ thi được tổ chức vào các ngày 26, 27, 28, 29/6/2024. Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 là kỳ thi cuối cùng của lứa học sinh học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006.
Dừng triển khai VNEN nếu trường học chưa đủ điều kiện

Tuyển sinh đại học 2024: Xuất hiện những ngành mới trong trường top đầu

Các trường: Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội), Trường Đại học Y Hà Nội, Học viện Ngân hàng, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông vừa thông tin mở ngành mới.

Tin bài khác

Bộ GD-ĐT điều chỉnh quy chế thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024

Bộ GD-ĐT điều chỉnh quy chế thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố sửa đổi quy chế thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông với nhiều điểm mới như bổ sung vật dụng cấm mang vào phòng thi, bổ sung chứng chỉ ngoại ngữ được miễn thi...
Xét tuyển Đại học 2024: Những ngành học được miễn giảm học phí

Xét tuyển Đại học 2024: Những ngành học được miễn giảm học phí

Bên cạnh việc lựa chọn ngành nghề theo sở thích, sở trường và nhu cầu việc làm trong tương lai, một trong những vấn đề được các thí sinh, phụ huynh quan tâm là học phí.
Trường quân đội đầu tiên xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực

Trường quân đội đầu tiên xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực

Năm 2024, Học viện Kỹ thuật quân sự sẽ thêm một phương thức tuyển sinh bằng cách lấy kết quả thi đánh giá năng lực của hai đạ học Quốc gia.
Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt sách giáo khoa lớp 9, lớp 12 theo chương trình mới

Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt sách giáo khoa lớp 9, lớp 12 theo chương trình mới

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ký các quyết định phê duyệt sách giáo khoa lớp 9 và lớp 12 theo Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018.
Quy định mới về học phí

Quy định mới về học phí

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 97/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021, quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung  nguyên liệu chè xanh

[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh

Với mong muốn phát triển một sản phẩm chăn nuôi mang thương hiệu của ngành nông nghiệp địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lợn ...
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...
[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1908/QĐ-UBND về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ...