Facebook Zalo youtube Tiktok

“Cô ơi! Em đã nhịn đói từ hôm qua tới nay rồi”

Giáo dục
Đó là lời mở đầu trong lá đơn xin nghỉ học của Giàng Seo Sảng - học sinh lớp 1A, Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (xã Quảng Hòa, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông) gửi đến cô giáo chủ nhiệm Lê Thanh Kim Huệ vào những buổi cuối cùng năm học 2016-2017.
aa

Hôm ấy, cô Huệ phải dành ra 15 phút đầu giờ, xuống tận chiếc giường nơi Sảng đang nằm để hiểu rõ tình hình. Có lẽ, đó là lần đầu tiên, sau rất nhiều lần đặt chân đến “khu nội trú” của học sinh, cảm giác của cô Huệ lại nghẹn ngào, khó tả đến như vậy. Trong căn phòng chật hẹp, bám đầy bùn đất và thiếu ánh sáng, hai học trò của cô đang nằm thều thào trên giường. Ngay lúc đó, cô chỉ kịp định thần, rồi tức tốc chạy đi mua bành mì và mấy gói mì tôm về pha cho học trò đang trong cơn đói lả.

Xót xa những bữa cơm nội trú

Sảng là 1 trong gần 70 học sinh của Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc phải ở nội trú vì nhà cách xa trường hơn 20km. Hàng tuần, em được bố mẹ gửi gạo, rau và một ít cá khô kèm theo mấy chục ngàn để ăn uống sinh hoạt. Bữa cơm của em chủ yếu chỉ là cơm với canh bí, cá khô kho mặn. Những ngày cuối tuần, khi trong người không còn đồng nào, cá khô, canh bí cũng trở thành món ăn "xa xỉ", các em chỉ có thể tìm tới gói mì tôm, pha chế để làm canh ăn chung với cơm.

co oi em da nhin doi tu hom qua toi nay roi
Bữa cơm nội trú chỉ có cơm trắng và rau xào, nước mắm

Theo thầy La Minh Tuấn, hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, hàng tuần em Sảng được gia đình chu cấp gạo và tiền nhưng do mới học lớp 1, còn đang độ tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” nên số tiền bố mẹ cho, em chỉ tiêu trong một hoặc hai ngày đầu tuần. Những ngày sau đó, do không còn tiền, em phải đổi gạo để mua thức ăn nên mới xảy ra chuyện “nhịn đói từ hôm qua tới nay” và “xin cô giáo gọi điện cho bố mẹ mang gạo và thức ăn ra cho em”.

Giống như Sảng, cuộc sống nội trú của Phùng A Sử, học sinh Trường tiểu học Bế Văn Đàn (xã Quảng Hòa, huyện Đắk G’Long) cũng khó khăn, thiếu thốn không kém. Cậu học trò lớp 5 năm nay vừa tròn 15 tuổi, là người lớn tuổi nhất nên cậu trở thành anh cả trong căn nhà nội trú với 11 đứa em không cùng họ hàng. Hàng ngày, sau giờ học, cậu học sinh người H' Mông này phải đảm đương việc cơm nước cho mấy đứa nhỏ còn lại.

Hơn 11h trưa, Sử mới chạy một mạch từ trường về đến nhà. Quăng vội chiếc cặp sách xuống giường, Sử lao ngay xuống bếp nấu cơm để chiều còn kịp đi thi. Quệt ngang dòng mồ hôi đang chảy cay xè mắt, Sử cho biết: "Tất cả chúng em đều ở xã khác đến đây học nhờ, nhà cách trường hơn 15km nên phải mượn nhà dân để ở, cuối tuần bố mẹ mới lên đón. Trong số 12 người đang ở đây, em được bố mẹ gửi cho nhiều tiền và gạo nhất, mỗi tuần là 3kg gạo và 30 ngàn".

co oi em da nhin doi tu hom qua toi nay roi
Hết gạo, hết thức ăn, hết tiền nhiều em phải ăn mì tôm cầm cự đến cuối tuần

“Với số tiền và gạo ấy, chúng em phải ăn tiêu làm sao cho đủ từ thứ hai đến thứ sáu. Hàng ngày chúng em góp tiền, gạo nấu cơm chung. Bữa cơm cũng chỉ có rau và nước mắm, còn nếu trong tuần có bữa nào ăn trứng thì cuối tuần phải mua mì tôm về làm canh hoặc đi xin thức ăn của các bạn nhà khác”, Sử nói vẻ ngượng ngùng.

Là người có nhiều năm gắn bó với ngôi trường vùng cao Quảng Hòa, thầy Nguyễn Quang Trung, giáo viên Trường THCS Quảng Hòa không biết bao nhiêu lần xót xa trước bữa cơm của học sinh nội trú.

Thầy bảo: “Có lần vào đúng bữa trưa, tôi đi qua nhà nội trú của học sinh. Thấy tụi nhỏ đang xúm nhau lại chỗ chậu nước nên tôi chạy lại xem, không ngờ rằng, chúng đang làm thịt chuột để ăn. Một lần khác, tôi vào tận bếp, xem những nồi cơm của tụi nhỏ, nồi cơm vẫn còn nguyên nhưng đã mốc xanh, mốc đỏ. Vì không có thức ăn nên chúng nấu cơm rồi để đó. Nhìn cảnh ấy chẳng giáo viên nào mà cầm lòng nổi”.

Thiếu ăn, thiếu cả chỗ ở

Ngoài những thiếu thốn trong bữa ăn khiến nhiều học sinh phải nhịn đói đến trường thì học sinh xã Quảng Hòa còn thiếu cả chỗ ở. Hiện nay có khoảng hơn 100 em học sinh của cả ba trường đang ở khu “nội trú” tự phát, tức là phụ huynh các em tự thuê hoặc mượn nhà dân để các em trọ học. Trong số học sinh nội trú này, phần lớn là các em học từ lớp 1 đến lớp 5.

co oi em da nhin doi tu hom qua toi nay roi

Sử là anh cả trong nhà nên đảm nhận luôn việc nấu nướng cho các em

Theo thầy La Minh Tuấn, gần 70 học sinh đang ở nội trú đều là học sinh dân tộc H' Mông, nhà ở tận khu vực Suối Phèn (cách trường ít nhất 22km). Những năm trước, khi chưa có nhà xây kiên cố thì nhà trường phải dành một khoảng đất trong khuôn viên để các học sinh ở Suối Phèn tự dựng lều trọ học. Cách đây 2 năm các em được một đoàn từ thiện xây hỗ trợ 6 phòng bán trú, bây giờ chuyển thành nơi ở thường xuyên của 68 em.

Mỗi căn phòng rộng 12 m2 được bố trí kê 4 chiếc giường tầng. “Phòng nhìn chật chội vậy thôi nhưng cũng đủ cho 12 em trong một phòng, hai em ngủ chung một giường vẫn được. Từ ngày có nhà xây kiên cố, mấy căn nhà tôn cũ được chuyển thành nơi nấu ăn và nhà tắm. Tuy nhiên do không có điện, các em vẫn phải sử dụng củi đế nấu nướng, ngoài giờ học ở lớp, học ngoài giờ, các em còn dành thời gian đi nhặt củi” - thầy Tuấn chia sẻ thêm.

co oi em da nhin doi tu hom qua toi nay roi
Vì không có phòng, Chư phải kê chiếc giường ngay cạnh bếp

Trong khi đó, hơn 30 học sinh Trường tiểu học Bế Văn Đàn, THCS Quảng Hòa phải mượn lại 3 căn nhà tái định cư của người dân trong xã làm nơi trọ học. Mỗi căn nhà rộng khoảng 20m2 vừa là chỗ ở, vừa là bếp của ít nhất 8 học sinh.

Bên trong căn nhà nội trú của Phùng A Sử, những bức tường đã bong tróc hết vôi vữa, nhiều chỗ cáu bẩn bám thành lớp dày. Nhà có hai phòng nhưng có tới 12 học sinh (cả nam, nữ) nên Mùa Thị Chư (học sinh lớp 5) cùng hai bạn khác phải ngủ dưới bếp và lối ra vào nhà vệ sinh. “Ngày mới tới đây, anh chị làm cho em một chiếc giường bằng những thân lồ ô đập dập, bên trên trải một chiếc chiếu đã rách tả tơi. Bên dưới này là nơi để sách vở, quần áo, củi và xong nồi”, vừa nói, Chư vừa chỉ tay xuống gầm giường nơi em đang ngồi.

co oi em da nhin doi tu hom qua toi nay roi
Căn nhà nội trú được mượn của xã là nơi ở của 8-12 em học sinh nam nữ

Thầy Đỗ Ngọc Khanh, Hiệu trưởng Trường THCS Quảng Hòa cho biết, với hơn 90% hộ nghèo, xã Quảng Hòa là địa phương có nhiều hộ nghèo nhất tỉnh Đắk Nông, việc học hành của con em trong xã vì thế cũng gặp nhiều khó khăn. Cả ba trường đóng chân trên địa bàn xã đều hy vọng, trong thời gian tới sẽ lập được khu bán trú để các em được hưởng chế độ bán trú qua đó có điều kiện đến đời sống ăn ở, học hành của các em hơn.

Theo UBND xã Quảng Hòa, ngoài học sinh trong xã, tại ba trường này có cả học sinh từ Thác 4 (thôn Phú Vinh, xã Quảng Phú, huyện Krông Nô) đến học nên các em phải xin ở nhờ trong các nhà tái định cư của xã. Tuy nhiên, do nhiều học sinh thuộc diện di dân tự do nên không có hộ khẩu tại địa phương. Mặc dù các trường đều thuộc diện vùng 3, nhưng chế độ cho các em hầu như không được nhận vì các em có mỗi giấy khai sinh.

Theo Dân Trí

Tin mới hơn

Dự trữ thực phẩm cho học sinh miền núi trong mùa mưa bão

Lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X quy mô lớn nhất từ trước đến nay

Tối 28/7, tại Sân vận động Lạch Tray, Hải Phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng tổ chức Lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm 2024 với chủ đề “Sức trẻ Phù Đổng - Vững bước tương lai”.
Dự trữ thực phẩm cho học sinh miền núi trong mùa mưa bão

Tin 24h ngày 20/7/2024

Theo thông cáo đăng tải trên nhật báo Granma, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Cuba, Cuba sẽ để tang chính thức tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 6 giờ ngày 20/7 (giờ địa phương) tới 24 giờ ngày 21/7, trong khi nghi thức quốc tang sẽ diễn ra trong cả ngày 22/7.
Dự trữ thực phẩm cho học sinh miền núi trong mùa mưa bão

TP Hồ Chí Minh là thành viên "Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu"

Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức “Lễ vinh danh Thành phố Hồ Chí Minh được UNESCO công nhận thành viên mạng lưới thành phố học tập toàn cầu”.
Dự trữ thực phẩm cho học sinh miền núi trong mùa mưa bão

[Infographic] Lịch thi Tốt nghiệp THPT năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành văn bản số 1277 về việc hướng dẫn tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024. Theo đó, Kỳ thi được tổ chức vào các ngày 26, 27, 28, 29/6/2024. Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 là kỳ thi cuối cùng của lứa học sinh học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006.
Dự trữ thực phẩm cho học sinh miền núi trong mùa mưa bão

Tuyển sinh đại học 2024: Xuất hiện những ngành mới trong trường top đầu

Các trường: Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội), Trường Đại học Y Hà Nội, Học viện Ngân hàng, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông vừa thông tin mở ngành mới.

Tin bài khác

Bộ GD-ĐT điều chỉnh quy chế thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024

Bộ GD-ĐT điều chỉnh quy chế thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố sửa đổi quy chế thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông với nhiều điểm mới như bổ sung vật dụng cấm mang vào phòng thi, bổ sung chứng chỉ ngoại ngữ được miễn thi...
Xét tuyển Đại học 2024: Những ngành học được miễn giảm học phí

Xét tuyển Đại học 2024: Những ngành học được miễn giảm học phí

Bên cạnh việc lựa chọn ngành nghề theo sở thích, sở trường và nhu cầu việc làm trong tương lai, một trong những vấn đề được các thí sinh, phụ huynh quan tâm là học phí.
Trường quân đội đầu tiên xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực

Trường quân đội đầu tiên xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực

Năm 2024, Học viện Kỹ thuật quân sự sẽ thêm một phương thức tuyển sinh bằng cách lấy kết quả thi đánh giá năng lực của hai đạ học Quốc gia.
Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt sách giáo khoa lớp 9, lớp 12 theo chương trình mới

Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt sách giáo khoa lớp 9, lớp 12 theo chương trình mới

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ký các quyết định phê duyệt sách giáo khoa lớp 9 và lớp 12 theo Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018.
Quy định mới về học phí

Quy định mới về học phí

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 97/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021, quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung  nguyên liệu chè xanh

[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh

Với mong muốn phát triển một sản phẩm chăn nuôi mang thương hiệu của ngành nông nghiệp địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lợn ...
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...
[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1908/QĐ-UBND về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ...