Cần tiếp tục khắc phục khó khăn khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới
Dạy và học tiếng Anh trở thành môn học bắt buộc đối với học sinh lớp 3 từ năm học 2022-2023.

Dạy và học tiếng Anh trở thành môn học bắt buộc đối với học sinh lớp 3 từ năm học 2022-2023. Tuy nhiên, việc thiếu cơ sở vật chất, việc lựa chọn các bộ sách giáo khoa giữa các địa phương sẽ khác nhau…khiến việc dạy và học ở nhiều cấp học theo đó gặp khó khăn.

Cô giáo Nguyễn Thị Lệ Hằng, Trường THPT Lý Nam Đế, TP Phổ Yên cho hay: "Nguồn sách tiếng Anh giữa 3 cấp học đang không đồng nhất với nhau, không có sự liền mạch về chương trình. Lượng kiến thức có sự xáo trộn giữa các quyển sách, gây khó khăn khi giảng cho học sinh".

Cần tiếp tục khắc phục khó khăn khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới
Khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện rà soát, bổ sung đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và cơ sở vật chất để thực hiện Chương trình.

Khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện rà soát, bổ sung đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và cơ sở vật chất để thực hiện Chương trình. Tuy nhiên, tình trạng thiếu giáo viên vẫn là những khó khăn khi thực hiện. Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo, hiện nay, tổng số biên chế được giao của toàn tỉnh là 18.306 và tổng số biên chế đang thực hiện là 17.597. Giai đoạn 2022-2026, Thái Nguyên được giao bổ sung 1.157 biên chế sự nghiệp giáo dục, tuy nhiên thực tế số biên chế giáo viên so với định mức của toàn ngành vẫn còn thiếu trên 3.000 người. Ngoài ra, cơ cấu đội ngũ giáo viên của một số trường chưa hợp lý, hoặc bị thiếu giáo viên dạy các môn như: tiếng Anh, Tin học, Mĩ thuật, Âm nhạc…

Ông Nguyễn Văn Hưng, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên cho biết: "Trong bối cảnh còn thiếu biên chế, nhằm đảm bảo số lượng đội ngũ chúng tôi tiếp tục thực hiện giải pháp tăng cường biên chế cho các nhà trường, sắp xếp lại các trường học gọn nhất để hoạt động có hiệu lực, hiệu quả và tiết kiệm biên chế; đồng thời, nếu còn thiếu biên chế sẽ thực hiện mức khoán cho các nhà trường để đảm bảo được số lượng đội ngũ đứng lớp".

Ngoài thiếu giáo viên, cơ sở vật chất, phòng học bộ môn của nhiều trường trên địa bàn tỉnh chưa đảm bảo. Do vậy, ngành giáo dục và đào tạo cần phối hợp với các đơn vị, địa phương cần tiếp tục khắc phục những khó khăn này để thực hiện đồng bộ, hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới trong những năm tiếp theo./.