Facebook Zalo youtube Tiktok

Các ứng viên Tổng thống Pháp tranh luận nảy lửa trên truyền hình

Thế giới
Trong cuộc chạy đua vào chiếc ghế Tổng thống Pháp, các ứng viên đã tranh luận nảy lửa trên truyền hình nhưng chưa ai thực sự bứt phá
aa

Tối qua 20/3, 5 ứng cử viên chính (trong tổng số 11) trong cuộc chạy đua giành ghế Tổng thống Pháp đã có cuộc tranh luận đầu tiên, kéo dài hơn 3 giờ đồng hồ, nảy lửa trong nhiều chủ đề trên truyền hình Pháp, từ cái nhìn về vai trò một vị tổng thống, cải cách giáo dục, tranh cãi về tấm khăn che mặt của đạo Hồi, hay sự minh bạch trong đời sống chính trị; từ việc làm cho tới phát triển kinh tế, chống khủng bố…

Muốn trở thành một vị Tổng thống thế nào?

Là người phát biểu đầu tiên theo thứ tự bắt thăm, ứng cử viên cánh hữu Francois Fillon tuyên bố muốn trở thành vị tổng thống giúp vực dậy nước Pháp; đưa đất nước đi trên con đường để giành vị thế cường quốc số 1 châu Âu trong vòng dưới 10 năm nữa. Ông Fillon cũng tự tin nhấn mạnh rằng có thể ông là “người duy nhất” có thể tập hợp được “đa số ổn định” cho cuộc bầu cử lập pháp vào giữa tháng 6, sau bầu cử tổng thống Pháp.

cac ung vien tong thong phap tranh luan nay lua tren truyen hinh
Các ứng viên Tổng thống Pháp. Ảnh: Getty.

Về phần mình, ứng cử viên tự do Emmanuel Macron hứa mang đến một “dự án sâu sắc, với những gương mặt mới, những cách thức thực hiện mới. Một dự án công bằng, hiệu quả và đầy hứa hẹn”.

Ứng cử viên cực tả Jean-Luc Mélenchon khẳng định mình sẽ là vị tổng thống cuối cùng của nền Cộng hòa thứ năm và ông sẽ tái định nghĩa toàn bộ các quy định và hứa sẽ đưa ra một hiến pháp mới.

Chủ tịch đảng Mặt trận quốc gia cực hữu Marine Le Pen khẳng định muốn trở thành một “nữ tổng thống của Cộng hòa Pháp; sẽ tạo điều kiện để người dân được nói tiếng nói của mình và để các quyết định được đưa ra với sự nhất trí của người dân”.

Ứng cử viên cánh tả Benoit Hamon thì nhấn mạnh muốn là một vị tổng thống chân thật và công bằng; sẽ bỏ qua trang sử của những lời hứa hẹn cũ kỹ giống nhau, lật sang trang mới của những lời hứa sẽ được thực hiện và đáp ứng nguyện vọng của người dân.

5 ứng cử viên, 5 cách nhìn về cải cách trường học

Nếu ứng cử viên Fillon nhắc lại lời hứa về việc cắt giảm số công chức – nhưng tăng lương thích đáng hơn ; thì ông Jean-Luc Mélenchon lại tuyên bố sẽ tuyển dụng thêm 60.000 giáo viên vì vấn đề trường học đang trở nên cấp bách. ứng cử viên Benoit Hamon cũng tuyên bố sẽ tuyển thêm khoảng 20.000 giáo viên. Bà Marine Le Pen thì khẳng định sẽ dành 50% thời gian giảng dạy ở trường là học tiếng Pháp; và cần loại bỏ việc học các ngôn ngữ nước ngoài của những đối tượng con lai.

An ninh - vai trò của cảnh sát - thế nào là đúng?

Về vấn đề an ninh, ứng cử viên Francois Fillon, muốn áp dụng tuổi chịu trách nhiệm hình sự hạ xuống 16 tuổi, với lập luật rằng rõ ràng có nhiều thanh thiếu niên mất sự kiểm soát về bản thân. Tuy nhiên, ứng cử viên Macron không đồng ý với quan điểm đó; mà cho rằng cần thiết lập một lực lượng sát sao an ninh hàng ngày. Ứng cử viên Benoit Hamon thì khẳng định sẽ bắt đầu bằng việc lập các trạm cảnh sát và an ninh ở gần các khu vực dân cư, tổng cộng khoảng 5000 trạm kiểm soát. Trong khi đó, ứng cử viên Jean-Luc Mélenchon lập luận cần thiết lập một hệ thống “bảo vệ của hòa bình”, trong bối cảnh cảnh sát ở Pháp thời gian gần đây bị tố cáo lạm dụng bạo lực.

Tranh cãi nảy lửa về tính phi tôn giáo và tấm khăn choàng đạo Hồi

Ứng cử viên cực hữu Marine Le Pen là người có quan điểm cứng rắn nhất trong chủ đề này. Và theo bà, không chỉ cần thúc đẩy tính thế tục- phi tôn giáo mà còn phải đấu tranh chống tính cục bộ trong cộng đồng của người Hồi giáo. Bà Le Pen còn yêu cầu đưa tính phi tôn giáo vào luật lao động và chỉ trích ứng cử viên Macron ủng hộ những trang phục gây tranh cãi như áo tắm của người đạo Hồi…. Ứng cử viên cánh tả Jean-Luc Mélenchon đáp trả lại ngay quan điểm này, cho rằng không thể nào áp dụng chính sách cứng rắn về quy định trang phục trên đường phố.

Ứng cử viên cánh hữu Francois Fillon thì bày tỏ sự ôn hòa với tuyên bố rằng vấn đề chủ chốt là sự hòa nhập của cộng đồng đạo Hồi và không nên đánh đồng những người theo đạo Hồi với các phần tử cực đoan.

Đạo đức trong đời sống chính trị - Chủ đề không “lạ”

Ứng cử viên Francois Fillon – người đang gặp rắc rối lớn khi có nguy cơ bị khởi tố vì đã tạo việc làm ảo cho vợ con – nhấn mạnh rằng sẽ lập một “ủy ban chuyên đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao tính minh bạch trong hoạt động chính trị”. Cựu Bộ trưởng giáo dục Benoit Hamon thì chỉ trích chiến dịch tranh cử Tổng thống bị vấy bẩn bởi tiền bạc và cần phải thiết lập lại đạo đức trong đời sống chính trị. Bà Le Pen chỉ mát mẻ rằng cuộc bầu cử Tổng thống giúp người dân Pháp khám phá ra rằng cho một số ứng cử viên chỉ bảo vệ những lợi ích cá nhân. Trong khi đó, lợi ích của người dân Pháp thì gần như ngược hoàn toàn với những nhóm lợi ích lớn.

Thời gian làm việc- vấn đề tiếp tục gây nhiều tranh cãi

Ứng cử viên Francois Fillon nhấn mạnh mong muốn xóa bỏ luật lao động 35 giờ và muốn các doanh nghiệp tự do thương lượng thời gian lao động. Có nhiều doanh nghiệp mà ở đó, người lao động muốn làm nhiều hơn 35 giờ một tuần.

Trong khi đó, cựu Bộ trưởng kinh tế Emmanuel Macron nhấn mạnh tình hình thực tế rất khác biệt trong các lĩnh vực khác nhau, nên cần phải có sự thảo luận và nhất trí của các doanh nghiệp về quy định giờ làm việc trong luật lao động mới.

Ứng cử viên Benoit Hamon thì nêu mức thu nhập chung đảm bảo cuộc sống, sẽ là trụ cột mới trong đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, ứng cử viên Macron đã phản bác lại đề xuất này, cho rằng như thế chỉ làm tăng thuế, và không hợp lý và thực tế. Ứng cử viên phe tả Jean-Luc Mélenchon thì vẫn muốn có “một bộ luật lao động áp dụng chung cho tất cả mọi người, để mọi người có thể sống chứ không phải chỉ tồn tại”.

Riêng bà Le Pen thì một lần nữa bày tỏ quan điểm “bài ngoại” trong chính sách lao động, khẳng định phải có một chiến lược quốc gia, “lo việc làm cho người dân Pháp, chứ không phải đi lo thúc đẩy công việc ở các nước láng giềng”. Và ông Fillon đã đáp trả lại mạnh mẽ quan điểm này của bà Le Pen, gọi bà là “Kẻ sát nhân chính của việc thúc đẩy tiêu dùng”, với việc ủng hộ ra khỏi khu vực đồng euro. Ông Fillon nhấn mạnh với chính sách đó, bà Le Pen “sẽ đẩy đất nước vào tình trạng hỗn loạn về kinh tế”.

Cuộc tranh luận đầu tiên trên truyền hình kéo dài 3 giờ đồng hồ cho thấy 5 quan điểm của 5 ứng cử viên trong mỗi vấn đề tranh luận, nhưng chưa ai thực sự bật lên một cách đột phá. Rõ rệt hơn cả vẫn là những quan điểm cứng rắn của ứng cử viên cực hữu, thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc, bài ngoại trong mọi chủ đề, bất chấp mọi sự phản đối. Riêng ứng cử viên Emmanuel Macron – nhân vật được xem là có thể tạo nên kỳ tích lịch sử - người chủ yếu được biết đến trong lĩnh vực kinh tế, thì qua cuộc tranh luận này, đã có dịp bày tỏ quan điểm trong nhiều vấn đề khác như tính thế tục, quốc phòng, an ninh… Tuy nhiên, rủi ro lớn nhất với ông Macron vẫn là sự thiếu chắc chắn trong những cử tri ủng hộ ông./.

Theo vov.vn

Tin mới hơn

Chống khủng bố-chủ đề nóng tại Hội nghị An ninh quốc tế tại Nga

Tin 24h ngày 4/11/2024

Tiếp tục chương trình Kỳ họp, sáng 4/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Đánh kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Nhiều vấn đề liên quan đến ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ đã được các đại biểu quan tâm cho ý kiến.
Chống khủng bố-chủ đề nóng tại Hội nghị An ninh quốc tế tại Nga

Điểm sự kiện từ ngày 28/10 đến ngày 3/11/2024

Từ ngày 28/10 đến ngày 3/11/2024, Thainguyentv.vn đã đăng tải đậm nét nhiều tin tức, sự kiện trên các lĩnh vực: Chính trị - Kinh tế - Văn hóa - Xã hội... diễn ra trên thế giới, trong nước và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mời quý độc giả cùng chúng tôi điểm lại nội dung chính của những sự kiện đã đăng tải trong tuần.
Chống khủng bố-chủ đề nóng tại Hội nghị An ninh quốc tế tại Nga

Tin 24h ngày 3/11/2024

Miền Bắc nước ta vẫn đang chịu ảnh hưởng của đợt gió mùa Đông Bắc từ đầu tháng 11. Đây là đợt không khí lạnh tương đối nhẹ nhưng cũng đã khiến trời chuyển mát, khô ráo, sáng se lạnh.
Chống khủng bố-chủ đề nóng tại Hội nghị An ninh quốc tế tại Nga

Tin 24h ngày 2/11/2024

Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernandez bắt đầu thăm làm việc tại Việt Nam
Chống khủng bố-chủ đề nóng tại Hội nghị An ninh quốc tế tại Nga

Tin 24h ngày 31/10/2024

Cần cẩn trọng khi tham gia vào "cơn sốt" vàng

Tin bài khác

Tin 24h ngày 30/10/2024

Tin 24h ngày 30/10/2024

Dự báo, hôm nay (30/10), ở khu vực Trung Trung Bộ có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ có nơi mưa to trên 80mm. Trong mưa dông đề phòng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Đề phòng mưa lớn cục bộ gây ra ngập úng tại các vùng trũng, thấp.
Tin 24h ngày 29/10/2024

Tin 24h ngày 29/10/2024

Việt Nam và UAE ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA): Chiều 28/10 giờ địa phương, tại Dubai (UAE) Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính và Phó Tổng thống kiêm Thủ tướng Các tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) Mohammed bin Rashid Al Maktoum đã chứng kiến lễ trao văn kiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (Hiệp định CEPA) được ký bởi Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên và Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế UAE Thani bin Ahmed Al Zeyoudi.
Điểm sự kiện từ ngày 21/10 đến ngày 27/10/2024

Điểm sự kiện từ ngày 21/10 đến ngày 27/10/2024

Từ ngày 21/10 đến ngày 27/10/2024, Thainguyentv.vn đã đăng tải đậm nét nhiều tin tức, sự kiện trên các lĩnh vực: Chính trị - Kinh tế - Văn hóa - Xã hội... diễn ra trên thế giới, trong nước và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mời quý độc giả cùng chúng tôi xin điểm lại nội dung chính của những sự kiện đã đăng tải trong tuần.
Tin 24h ngày 26/10/2024

Tin 24h ngày 26/10/2024

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 26/10, Quốc hội dành cả ngày thảo luận ở tổ về các vấn đề kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2024 và dự kiến năm 2025; chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; dự án Luật Điện lực (sửa đổi).
Tin 24h ngày 25/10/2024

Tin 24h ngày 25/10/2024

Đầu phiên họp sáng 25/10, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn. Quốc hội cũng thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca

Clip ngắn

Xem trên
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...
[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1908/QĐ-UBND về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ...
[Photo] Trào lưu “mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc”: Lan tỏa tình yêu nước

[Photo] Trào lưu “mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc”: Lan tỏa tình yêu nước

Những ngày gần đây, trào lưu "mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc" đang gây “sốt” trên mạng xã hội. Những hình ảnh, clip về mái nhà rực rỡ với cờ đỏ sao ...

Chương trình phát thanh

Thời sự Chuyên mục Phát thanh giao thông Tiếng dân tộc