Các bước đơn giản giúp kiểm soát đái tháo đường
1. Uống thuốc đều đặn theo chỉ dẫn của bác sĩ
Người ĐTĐ cần uống thuốc đều đặn theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cần tham vấn chuyên gia y tế và dinh dưỡng khi sử dụng thêm các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng bổ sung. Việc kiểm tra sức khỏe và khám định kỳ cần được thực hiện thường xuyên, tốt nhất 2-3 tháng một lần.
Người đái tháo đường nên đi khám định kỳ và tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ |
2. Lên kế hoạch và thực hiện chế độ tập thể dục hợp lý
Chia sẻ tại buổi Hội thảo "Sống khỏe mạnh và cân bằng cùng đái tháo đường" do nhãn hàng Glucerna của công ty Abbott tổ chức, Bác sĩ Diệp Thị Thanh Bình, phó chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam cho biết: vận động là một trong 3 yếu tố chính giúp bạn chung sống vui vẻ với ĐTĐ. Bênh nhân ĐTĐ hoàn toàn có thể chọn các bài tập nhẹ và phù hợp với thể trạng mỗi người, đồng thời lưu ý một số vấn đề như sau:
- Không nên tập thể dục khi đói quá bởi có thể sẽ bị hạ đường huyết rất nguy hiểm. Do đó, trước khi tập luyện 30 phút nên ăn lót dạ miếng bánh hoặc uống một ly sữa (loại có công thức dành riêng cho người ĐTĐ), tránh để bị đói.
- Người đái tháo đường khi tập thể dục cần lưu ý đến nhịp tim, nếu khi nhịp tin lên quá 110-120 lần/phút là phải nghỉ.
- Trang phục, giày tập phải phù hợp, nhất là đối với những người có biến chứng thần kinh ngoại biên gây giảm hoặc mất cảm giác ở chân.
- Thời gian tập nên là buổi sáng vì đây là lúc thời tiết ấm áp, không khí trong lành nhất trong ngày.
- Nên chọn những bài tập, những môn thể thao tốt cho người ĐTĐ như là đi bộ, nhảy nhẹ nhàng theo nhạc…
Bác sĩ Diệp Thị Thanh Bình và nghệ sĩ Chí Tài chia sẻ những thông tin để kiểm soát đái tháo đường |
3. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cân bằng
Chế độ ăn uống hợp lý cho người ĐTĐ không phải là kiêng khem nghiêm ngặt mà là một chế độ ăn uống cân bằng và hợp lý với các nguyên tắc: Ổn định đường huyết, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, kiểm soát cân nặng.
Về cơ bản, người ĐTĐ cần ghi nhớ quy tắc chung là đảm bảo trong một ngày cần nạp đủ 4 nhóm dưỡng chất: tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và chất xơ như người bình thường nhưng cần lưu ý đến liều lượng. Cụ thể là 50-60% tinh bột (1 chén cơm lưng mỗi bữa); 15-20% đạm (ưu tiên đạm từ cá) và 20-30% chất béo (tránh mỡ động vật). Ngoài ra, cần bổ sung vitamin, chất xơ có trong rau, củ và trái cây “ít ngọt” vì những thành phần này vừa góp phần ổn định đường huyết vừa tốt cho hệ tiêu hóa.
Người ĐTĐ tuyệt đối không được bỏ bữa. Nếu bạn quá bận rộn và không có thời gian chuẩn bị bữa phụ, bạn chỉ cần bổ sung thêm 2 ly sữa Glucerna (thức uống dinh dưỡng chuyên biệt được thiết kế dành riêng cho người ĐTĐ) vào bữa sáng 9h hoặc bữa xế 3h chiều là bạn đã có đủ năng lượng cho các hoạt động hàng ngày mà không phải lo tăng đường huyết.
4. Trang bị đầy đủ kiến thức cho cuộc sống mới với ĐTĐ
Hãy chấp nhận một thực tế rằng: vì ĐTĐ là mãn tính, bạn sẽ “chung sống” với ĐTĐ rất nhiều năm, cho đến cuối đời. Để việc “chung sống” trở nên dễ dàng thì điều trước tiên bạn cần làm là hiểu thật rõ về ĐTĐ.
Những thông tin, tài liệu khoa học về ĐTĐ được các bệnh viện, trung tâm dinh dưỡng cung cấp rất đầy đủ và chi tiết. Một cách khác là tham gia những câu lạc bộ ĐTĐ để có thể trao đổi và sẻ chia những kinh nghiệm, những kiến thức về bệnh.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thông tin ở các website uy tín được cung cấp bởi các nhà khoa học, các chuyên gia dinh dưỡng đầu ngành.