Facebook Zalo youtube Tiktok

Ban Chỉ đạo đề xuất 59 tỉnh thành thuộc nhóm nguy cơ thấp

Sức khỏe
Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 thống nhất đề xuất danh sách các địa phương thuộc 3 nhóm nguy cơ. Theo đó, thành phố Hà Nội thuộc nhóm nguy cơ cao; Thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Hà Giang thuộc nhóm nguy cơ; nhóm nguy cơ thấp gồm các địa phương còn lại.
aa
ban chi dao de xuat 59 tinh thanh thuoc nhom nguy co thap

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp sáng 22/4 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Ảnh: VGP/Đình Nam

Ngày 22/4, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (COVID-19) đã họp triển khai phòng, chống dịch. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Đến giờ phút này Việt Nam đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh bởi vì chúng ta có sự lãnh đạo đúng, thực thi đúng và hiệu quả. Đặc biệt chúng ta tuyên truyền vận động xã hội, cả hệ thống vào cuộc phòng, chống dịch. Chính vì vậy nên khi tình hình dịch bệnh diễn biến xấu, nhanh, nhưng toàn xã hội và cả bộ máy không bị động, không hoảng hốt.

Dù tình hình tốt lên nhưng điều quan trọng là nhất định không được chủ quan. Các biện pháp có tính nới lỏng phải trên cơ sở khoa học về phòng, chống dịch, khoa học xã hội và có tham khảo quốc tế. Trên tinh thần đó Ban Chỉ đạo đã giao cho các nhóm chuyên gia tham khảo rất tỉ mỉ, đặc biệt là trao đổi với các địa phương về các tiêu chí khách quan, chủ quan để đánh giá nguy cơ dịch bệnh. Qua trao đổi, từng tỉnh, thành phố cũng thấy rõ hơn trách nhiệm của mình, biết những khâu nào mạnh, khâu nào yếu cần phải tăng cường, cải thiện.

Địa phương chủ động nâng cao năng lực ứng phó

Tại cuộc họp ngày 15/4, Ban Chỉ đạo đã kiến nghị 12 tỉnh thuộc nhóm nguy cơ cao và tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg; 15 tỉnh nguy cơ thì thực hiện như Chỉ thị 15/CT-TTg và có thể tuỳ tình hình thực tế để bổ sung thêm các giải pháp trong Chỉ thị 16/CT-TTg; các tỉnh còn lại thực hiện Chỉ thị 15/CT-TTg. Đến cuộc họp hôm nay (22/4), qua trao đổi với các địa phương, sau khi nhiều giải pháp được thực hiện để tăng cường, cải thiện các tiêu chí chủ quan, có 11/12 tỉnh tự đánh giá không còn thuộc nhóm nguy cơ cao, 8/15 tỉnh đánh giá mình không thuộc nhóm nguy cơ.

Bộ phận chuyên môn Ban Chỉ đạo đã họp và dựa trên các tiêu chí đánh giá, trong đó có yếu tố các tiêu chí chủ quan đã được tăng cường, cải thiện rất tốt trong tuần qua, đo lại các các tiêu chí khách quan, trong đó có chỉ số quan trọng là các ca bệnh phát hiện trong cộng đồng (F0). Theo đó, nhóm nguy cơ cao là các địa phương còn ca mắc tại cộng đồng trong vòng 14 ngày; nhóm có nguy cơ là các địa phương có ca mắc tại cộng đồng trong khoảng thời gian từ 15-28 ngày; nhóm nguy cơ thấp là các địa phương trên 28 ngày không ghi nhận ca mắc tại cộng đồng. Ban Chỉ đạo thống nhất đề xuất danh sách các địa phương thuộc các nhóm nguy cơ như sau.

Nhóm nguy cơ cao: Hà Nội;

Nhóm nguy cơ gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Hà Giang;

Nhóm nguy cơ thấp: Gồm các địa phương còn lại.

So với đánh giá của Ban Chỉ đạo có tới 14 tỉnh tự xếp vào nhóm có nguy cơ. Điều đó chứng tỏ các tỉnh cũng rất thận trọng.

Đối với địa phương còn nguy cơ cao là TP. Hà Nội, Ban Chỉ đạo kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho phép Thành phố căn cứ vào tình hình thực tiễn có một số giải pháp nới lỏng hơn so với Chỉ thị 16/CT-TTg.

Còn đối với nhóm nguy cơ, mặc dù ca bệnh cuối cùng phát hiện tại TPHCM đã qua 25 ngày nhưng vì là đô thị lớn và rất nhiều yếu tố rủi ro khác nên Ban Chỉ đạo đánh giá là có nguy cơ, cần phải chú trọng một số khâu. Tỉnh Bắc Ninh có ca bệnh mới nhất xuất hiện là ngày 7/4, đã qua 14 ngày. Tỉnh Hà Giang có ca bệnh phát hiện ngày 8/4, cũng đã qua 14 ngày nhưng điều tra dịch tễ rất phức tạp, có tiềm ẩn nguy cơ trong cộng đồng. Đây cũng là tỉnh biên giới vẫn còn nguy cơ từ việc đi lại qua đường mòn, lối mở dù chúng ta đã kiểm soát chặt.

ban chi dao de xuat 59 tinh thanh thuoc nhom nguy co thap

Ảnh: VGP/Đình Nam

Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 là biện pháp hiệu quả nhất

Ban Chỉ đạo Quốc gia khẳng định việc hạn chế tập trung đông người và giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ là biện pháp hiệu quả nhất trong ứng phó với dịch COVID-19 và được nhiều quốc gia thực hiện. Điều đó minh chứng cho sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Chỉ thị 15/CT-TTg về việc quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19 được ban hành khi Việt Nam đang có nguy cơ cao từ các trường hợp xâm nhập bị bỏ sót với số lượng lớn người nhập cảnh vào Việt Nam trong thời gian trước đó.

Chỉ thị 16/CT-TTg về cách ly toàn xã hội được yêu cầu thực hiện nhằm mục đích kịp thời ngăn chặn sự lây lan của dịch trong cộng đồng khi có nguy cơ cao từ các trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng không rõ nguồn lây.

Thời gian qua các Bộ, ngành và địa phương thực hiện nghiêm các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, góp phần quan trọng ngăn chặn được sự lây lan dịch COVID-19 tại Việt Nam.

Theo Ban Chỉ đạo, việc thực hiện Chỉ thị 15/CT-TTg đã góp phần quản lý được các trường hợp xâm nhập có thể bị bỏ sót khi cách ly toàn bộ người nhập cảnh vào Việt Nam và Chỉ thị 16/CT-TTg đã hạn chế việc di chuyển và tập trung đông người của các trường hợp mắc phát hiện tại cộng đồng (như với ổ dịch tại Hạ Lôi, Mê Linh), từ đó đã ngăn chặn không để lây lan rộng dịch bệnh ra cộng đồng.

Trong vòng 15 ngày thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg, từ 1-15/4, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm chỉ ghi nhận 32 trường hợp mắc mới tại cộng đồng trong tổng số 62 ca được phát hiện.

So sánh cùng khoảng thời gian trước đó (153 trường hợp mắc từ 16-31/3), số trường hợp mắc giảm 59,5%, số mắc trung bình theo ngày giảm 6 trường hợp. Các trường hợp mắc mới, đặc biệt tại Hà Nội và TPHCM bắt đầu có xu hướng chững lại từ sau ngày 27/3 và giảm mạnh từ sau ngày 1/4. Đặc biệt, tính từ 16/4 đến nay Việt Nam không ghi nhận thêm trường hợp mắc mới.

Việc thực hiện cách ly xã hội đã nhận được sự đồng tình của mọi người dân, được cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao.

Ban Chỉ đạo cũng nhấn mạnh rằng, dù tình hình đã tốt lên nhưng chúng ta không được chủ quan, bởi thực tế chống dịch ở nhiều nước đã cho thấy nếu chủ quan sẽ rất dễ “vỡ trận”. Do đó, các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong thời gian tới phải được tính toán kỹ lưỡng trên cơ sở khoa học, xã hội, kinh tế, có tham khảo ý kiến thực tiễn từ các địa phương,…

Ban Chỉ đạo cũng đã trình Thủ tướng dự thảo Chỉ thị mới trên cơ sở lấy ý kiến nghiêm túc các bộ ngành thành viên Ban Chỉ đạo, các địa phương và cả các bộ thuộc lĩnh vực kinh tế để bảo đảm vừa kiểm soát dịch, vừa phát triển kinh tế-xã hội trong điều kiện có dịch, đồng thời đề xuất điều chỉnh một số tiêu chí trong Chỉ thị 15/CT-TTg, Chỉ thị 16/CT-TTg.

‘Nới lỏng’ nhưng phải bảo đảm an toàn, không chủ quan

Ban Chỉ đạo kiến nghị đối với địa phương thuộc nhóm nguy cơ cao (Hà Nội) cần tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg thêm 1 tuần nữa (đến hết 30/4). Tuy nhiên, Ban Chỉ đạo đề xuất Thủ tướng cho phép chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định theo thẩm quyền việc mở các cửa hàng kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu các loại hình kinh doanh đường phố và theo tình hình thực tiễn tại địa phương nhưng phải bảo đảm phòng, chống dịch.

Đối với nhóm nguy cơ: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định theo thẩm quyền việc mở các cửa hàng kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu các loại hình kinh doanh đường phố và theo tình hình thực tiễn tại địa phương nhưng phải bảo đảm phòng, chống dịch.

Đối với nhóm nguy cơ thấp: Các cửa hàng kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu được phép hoạt động, phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho người mua hàng; yêu cầu khách hàng phải thực hiện dãn cách đúng quy định. Chủ cửa hàng phải chịu trách nhiệm về các biện pháp phòng, chống dịch của cơ sở do mình quản lý.

Ngoài ra, với các địa phương có cửa khẩu, khu công nghiệp lớn, có nhiều lao động tự do ở các thành phố lớn… cần hết sức chú trọng công tác phòng chống dịch cho các nhóm đối tượng này.

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố tập trung công tác phòng chống dịch cho nhóm nguy cơ: Công nhân ở các khu lao động đặc biệt ở các khu nhà trọ; người lao động tự do; người yếu thế; học sinh, sinh viên.

Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố tăng cường chỉ đạo phòng lây nhiễm tại các cơ sở y tế; tăng cường lấy mẫu những bệnh nhân có các triệu chứng của cảm cúm; người lao động tự do; người yếu thế; công nhân ở các khu nhà trọ làm xét nghiệm và yêu cầu thực hiện các biện pháp phòng chống dịch ở khu vực này./.

Trần Mạnh - Đình Nam (Chinhphu.vn)
baochinhphu.vn/Hoat-dong-cua-lanh-dao-Dang-Nha-nuoc/Ban-Chi-dao-de-xuat-59-tinh-thanh-thuoc-nhom-nguy-co-thap/393730.vgp
Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin mới hơn

Phổ biến kết quả khảo sát thực trạng oxy và thiết bị y tế trong điều trị COVID-19

​​​​​​​Cần tăng cường đảm bảo AT-VSLĐ tại các Khu công nghiệp

Thực tiễn phát triển đã chứng minh: dù ở bất cứ giai đoạn nào, việc đảm bảo an toàn - vệ sinh lao động (AT-VSLĐ) luôn là nền tảng cho sự phát triển toàn diện và bền vững. Tuy nhiên, thực tế cũng đã ghi nhận nhiều vụ tai nạn lao động (TNLĐ) xảy ra do chưa thực hiện tốt các quy định về AT-VSLĐ từ nhiều phía. Nhân dịp tháng 5 - Tháng công nhân, tháng hành động về AT-VSLĐ, chúng tôi đề cập đến trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với người lao động bị ảnh hưởng bởi TNLĐ, qua bài viết sau. Đó cũng là hồi chuông cảnh báo tới toàn thể xã hội về việc chấp hành tốt các quy định AT-VSLĐ.
Phổ biến kết quả khảo sát thực trạng oxy và thiết bị y tế trong điều trị COVID-19

Tăng cường phòng, chống dịch trong giai đoạn giao mùa

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên vừa có Công văn yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn giao mùa.
Phổ biến kết quả khảo sát thực trạng oxy và thiết bị y tế trong điều trị COVID-19

Tầm soát ung thư sớm giảm gánh nặng điều trị

Hiện nay, vẫn có không ít người còn e ngại việc thăm khám sức khỏe định kỳ, với tâm lý “khám sẽ ra bệnh” khiến họ trì hoãn hoặc bỏ qua. Tuy nhiên, việc này lại vô cùng nguy hiểm, bởi hầu hết các bệnh lý, đặc biệt là ung thư, khi có dấu hiệu rõ ràng, thường đã ở giai đoạn muộn, khiến việc điều trị trở nên khó khăn và tốn kém. Chính vì vậy, tầm soát sức khỏe định kỳ không chỉ giúp phát hiện bệnh lý ở giai đoạn sớm mà còn mở ra cơ hội điều trị hiệu quả, bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.
Phổ biến kết quả khảo sát thực trạng oxy và thiết bị y tế trong điều trị COVID-19

Bệnh tự miễn - Căn bệnh cần được kiểm soát sớm

Bệnh tự miễn là tình trạng hệ miễn dịch sản sinh ra kháng thể tự sinh và tấn công vào các tế bào của chính cơ thể mình. Đây là bệnh rất phức tạp, ảnh hưởng tới hầu hết các cơ quan trong cơ thể và gây tử vong đứng hàng thứ 3, chỉ sau các bệnh tim mạch và ung thư. Song, thực tế hiện nay, việc phát hiện sớm và điều trị căn bệnh này chiếm tỷ lệ thấp, đa số người bệnh đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế đều trong tình trạng nặng. Điều này gây không ít khó khăn trong quá trình điều trị.
Phổ biến kết quả khảo sát thực trạng oxy và thiết bị y tế trong điều trị COVID-19

Thương tích trên người 2 bệnh nhi do khỉ và chó cắn

Chỉ trong ngày 2/4, khoa Ngoại Nhi - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đã tiếp nhận 2 trường hợp ở TP. Thái Nguyên bị vật nuôi tấn công với nhiều thương tích nghiêm trọng.

Tin bài khác

Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đưa vào hoạt động đơn vị khám và phát hiện sớm ung thư

Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đưa vào hoạt động đơn vị khám và phát hiện sớm ung thư

Ngày 30/3, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên chính thức đưa vào hoạt động đơn vị khám và phát hiện sớm ung thư, thuộc Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
Hành động để đẩy lùi bệnh lao

Hành động để đẩy lùi bệnh lao

Việt Nam vẫn nằm trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao nhất trên toàn cầu và đứng thứ 11 trong số 30 nước có gánh nặng lao kháng đa thuốc. Trung bình mỗi năm, Việt Nam phát hiện và đưa vào điều trị hơn 100.000 người mắc lao. Tuy nhiên, số bệnh nhân được phát hiện chỉ đạt 60% và có hơn 40% bệnh nhân lao nằm trong cộng đồng vẫn chưa được phát hiện và điều trị. Tại Thái Nguyên, để ngăn chặn nguồn lây và khống chế bệnh lao, thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương đã triển khai nhiều chương trình, dự án nhằm phát hiện sớm để từng bước đẩy lùi bệnh lao ra khỏi cộng đồng.
Thái Nguyên chủ động phòng chống bệnh sởi

Thái Nguyên chủ động phòng chống bệnh sởi

Bệnh sởi đang gia tăng trên cả nước với khoảng trên 38.000 ca nghi sởi, trong đó có gần 3.500 ca dương tính với sởi và 5 ca tử vong liên quan đến sởi từ đầu năm tới nay. Do đó người dân cần nâng cao các biện pháp bảo vệ sức khỏe phòng chống bệnh sởi.
Gia tăng trẻ em nhập viện do virus Rota

Gia tăng trẻ em nhập viện do virus Rota

Thời tiết thay đổi đột ngột, nồm ẩm kéo dài đang làm gia tăng các bệnh lý ở trẻ. Tại một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh, số lượng trẻ nhập viện bị tiêu chảy cấp do virus Rota đang có có xu hướng gia tăng.
70 năm ngành Y tế Thái Nguyên thực hiện theo lời dạy của Bác

70 năm ngành Y tế Thái Nguyên thực hiện theo lời dạy của Bác

Đúng ngày này 70 năm về trước, ngày 27/02/1955, Bác Hồ kính yêu gửi thư cho Hội nghị cán bộ y tế Toàn quốc. Trong thư, Bác căn dặn “Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh và giữ sức khỏe cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn - Lương y phải như từ mẫu”.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Infographic] - Cảnh báo tình trạng lợi dụng nhóm hỗ trợ “Bình dân học AI” để lừa đảo, trục lợi cá nhân

[Infographic] - Cảnh báo tình trạng lợi dụng nhóm hỗ trợ “Bình dân học AI” để lừa đảo, trục lợi cá nhân

Thời gian qua, chương trình "Bình dân học AI" đã được tỉnh Thái Nguyên triển khai sâu rộng, thu hút sự tham gia tích cực của cán bộ, công chức, viên chức và người lao ...
[Photo] Người dân Thái Nguyên hướng về ngày Giải phóng miền nam - thống nhất đất nước

[Photo] Người dân Thái Nguyên hướng về ngày Giải phóng miền nam - thống nhất đất nước

Sáng ngày 30/4, nhiều địa điểm ở TP Thái Nguyên đã có nhiều hoạt động hưởng ứng không khí của Đại lễ kỷ niệm ngày Giải phóng miền nam - thống nhất đất nước.
[Photo] Hội chợ triển lãm 'Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2025'

[Photo] Hội chợ triển lãm 'Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2025'

Tối ngày 28/4, Hội chợ triển lãm 'Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2025' đã chính thức khai mạc tại Quảng trường Võ Nguyên Giáp (TP. Thái Nguyên).
[Photo] Ấn tượng Khai mạc mùa du lịch Thái Nguyên năm 2025

[Photo] Ấn tượng Khai mạc mùa du lịch Thái Nguyên năm 2025

Tối 26/4, tại Quảng trường Vạn Xuân, TP Phổ Yên, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Khai mạc Mùa Du lịch Thái Nguyên năm 2025 với chủ đề “Trải nghiệm xứ Trà đậm đà ...
"Sau giờ tan ca" - Gắn kết đồng nghiệp, lan tỏa năng lượng tích cực

"Sau giờ tan ca" - Gắn kết đồng nghiệp, lan tỏa năng lượng tích cực

Ngày 27/4, Gameshow “Sau giờ tan ca” năm 2025 dành cho công nhân, người lao động tỉnh Thái Nguyên tổ chức ghi hình và sẽ phát sóng số 5 trong Tháng Công nhân năm 2025. ...
Khai mạc Giải Đua thuyền truyền thống và Giải Ván chèo đứng Quốc gia năm 2025

Khai mạc Giải Đua thuyền truyền thống và Giải Ván chèo đứng Quốc gia năm 2025

Ngày 26-4, tại Khu Du lịch Hồ Núi Cốc, Cục Thể dục Thể thao Việt Nam (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch), Liên đoàn Đua thuyền Việt Nam phối hợp với UBND ...
[Photo] Thái Nguyên rực rỡ cờ hoa mừng đại lễ 30/4

[Photo] Thái Nguyên rực rỡ cờ hoa mừng đại lễ 30/4

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), những ngày này, khắp các tuyến phố, khu dân cư, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Thái ...