Toyota tăng cường SUV cho thị trường Mỹ, xe con cho Đông Nam Á
Đầu tháng 11, Toyota đã nâng mức dự báo lợi nhuận ròng của tài khóa hiện tại thêm 200 tỷ yên (1,76 tỷ USD) lên 1,95 nghìn tỷ yên, đảo chiều so với mức giảm lợi nhuận của năm tài chính trước đó, chủ yếu do đồng yên thấp hơn so với sự đoán. Trong năm tài chính trước, lợi nhuận ròng của Toyota đã giảm khoảng 20%.
Trả lời báo chí, Phó giám đốc điều hành của hãng Toyota - ông Osamu Nagata - khẳng định: “Không tính đến sự biến động tỷ giá hối đoái, tình hình hiện tại cũng khiến chúng tôi bị giảm lợi nhuận. Chúng tôi cần phải nâng cao khả năng sinh lợi.”
Doanh số bán hàng của Toyota tại Nhật Bản và châu Âu đã vượt qua kỳ vọng. Tuy nhiên, lý do chính khiến hãng tuyên bố phải cố gắng gia tăng lợi nhuận là do thị trường cạnh tranh khốc liệt tại Mỹ.
Tổng số xe mới bán ra trong 8 tháng đầu năm đã giảm so với các số liệu của năm trước. Trận chiến giành thị phần này đã làm thúc đẩy doanh số bán xe trung bình tại Mỹ lên các mức cao trong lịch sử.
Doanh số bán hàng của xe hơi “made in USA” và các công ty tương tự bùng nổ sẽ làm giảm lợi nhuận của Toyota 10 tỷ yên so với dự kiến ban đầu, xuống mức 160 tỷ yên. Thị trường Bắc Mỹ chiếm khoảng 30% tổng doanh thu toàn cầu của Toyota.
Giá xăng dầu giảm đang tạo cơ hội giúp khách hàng tìm đến những chiếc xe thể thao đầy tiện ích và những chiếc xe bán tải (pick-up). Tuy vậy, xe du lịch vẫn chiếm một phần không nhỏ trong doanh thu chung của Toyota.
Toyota đang đẩy mạnh sản xuất dòng SUV RAV4 so với những chiếc xe loại lớn khác. Tại Mexico, Toyota đang bơm tiền vào nhà máy Tijuana để sản xuất thêm xe bán tải Tacoma trong năm tới. Một nhà máy mới đang được xây dựng tại Guanajuato dự kiến khai trương vào năm 2019 và sẽ sản xuất Tacoma, thay vì mẫu sedan Corolla như kế hoạch ban đầu.
Các loại xe cỡ lớn hiện chiếm khoảng 60% doanh số bán hàng của Toyota tại thị trường Mỹ. Trong tháng 9, doanh số bán xe mới hàng tháng ở Mỹ đã tăng lần đầu tiên trong 9 tháng đầu năm.
Trong khi thị trường Mỹ tỏ ra không chắc chắn, thì các thị trường mới nổi được xem như chiếc chìa khóa cho sự tăng trưởng của Toyota. Ô tô nhỏ gọn chiếm ưu thế tại những thị trường này, nhưng chúng cũng đặt ra những vấn đề về khả năng cạnh tranh chi phí. Năm ngoái, Toyota và Daihatsu đã công bố kế hoạch lập một công ty mới chuyên sản xuất các mẫu xe cỡ nhỏ phục vụ các thị trường mới nổi. Daihatsu góp kinh nghiệm sản xuất xe nhỏ, còn Toyota cung cấp nguồn lực và công nghệ. Daihatsu hiện thuộc sở hữu của Toyota. Dù Daihatsu nắm vai trò chủ đạo trong công ty mới này, nhưng các mẫu xe sẽ gắn mác Toyota để chinh phục các thị trường mới nổi.
Toyota vẫn giữ nguyên dự báo doanh số xe bán ra trong tài khóa kết thúc vào tháng 3/2018 vào khoảng 10,25 triệu xe, phù hợp với tài khóa trước đó. Tuy nhiên, để đảm bảo tăng trưởng dài hạn, hãng sẽ phải gánh vác khoảng 2 nghìn tỷ yên/năm cho việc nghiên cứu, phát triển và chi tiêu vốn.
Phó giám đốc điều hành của hãng Toyota - ông Osamu Nagata nhấn mạnh: “Chúng ta cần phải thương mại hóa trong lĩnh vực phát triển công nghệ. Chi phí phát triển, chi phí vốn và chi phí của chính sản phẩm sẽ trở thành gánh nặng vô cùng to lớn.”
Toyota đang chi tới 1,06 nghìn tỷ yên cho đầu tư cơ bản và nghiên cứu và phát triển (R&D) trong tài khóa hiện tại. Đây là một trong những khoản đầu tư lớn nhất trong lịch sử 80 năm hình thành và phát triển của hãng.
Gia Bảo