Tính đến đầu tháng 6, ít nhất bốn doanh nghiệp lớn tại Việt Nam trở thành nạn nhân của mã độc mã hóa dữ liệu tống tiền (ransomware), gây gián đoạn dịch vụ, ảnh hưởng đến tài chính và uy tín. Thống kê cho thấy các chiến dịch ransomware nhắm vào tổ chức, doanh nghiệp Việt trong quý I/2024 tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo các chuyên gia, lợi nhuận hàng trăm triệu USD từ các vụ tống tiền trở thành động lực cho tin tặc hoạt động mạnh, trong khi xu hướng cung cấp ransomware dưới dạng dịch vụ khiến bất cứ ai có ý đồ xấu cũng thể thực hiện, khiến các nhóm tấn công nhỏ lẻ dần để ý đến các thị trường mới như Việt Nam, kéo theo số nạn nhân trong nước ngày càng tăng.
Từ chuyện chiếc chăn đến sự tiến hóa của tấn công ransomware
Tại tọa đàm "Giải mã câu chuyện ransomware" ngày 18/6, ông Nguyễn Công Cường, Giám đốc Trung tâm Giám sát và Phản ứng trên không gian mạng Viettel Cyber Security (VCS), kể về dụng cụ đặc biệt mà nhóm ông thường mang theo bên mình: "Mỗi khi nhận nhiệm vụ, chúng tôi nhắc nhau mang theo chăn".
Dù không liên quan đến kỹ thuật, ông Cường cho biết điều này xuất phát từ thực tế các sự cố ransomware gần đây đều tấn công sâu đến mức hạ tầng, khiến việc ứng cứu không thể thực hiện được quan các kênh từ xa mà phải trực tiếp vào nơi đặt máy chủ để làm. Thời gian kéo dài, trong điều kiện nhiệt độ thấp của trung tâm dữ liệu khiến chiếc chăn trở thành vật dụng không thể thiếu.
Có hơn 17 năm kinh nghiệm và tham gia ứng cứu hơn 200 sự cố an ninh mạng, chuyên gia này nhận thấy sự thay đổi rõ rệt của hình thức tấn công mã độc tống tiền trong vài năm trở lại đây so với thời WannaCry năm 2017. Đặc biệt trong hơn nửa năm qua, các vụ tấn công mã hóa dữ liệu ở mức hạ tầng tăng mạnh cả về số lượng và tần suất.
Theo ông, mã độc tống tiến trước đây tập trung vào khả năng lây lan ra số lượng lớn, chủ yếu ảnh hưởng tới thiết bị cá nhân và một phần trong tổ chức, chưa đủ khiến họ trả tiền cho tin tặc. Tuy nhiên ở giai đoạn sau, ransomware chuyển dịch sang hướng tấn công vào doanh nghiệp tầm trung trở lên, khiến họ chịu tổn thất nặng nề, từ đó tăng khả năng thu được tiền chuộc dữ liệu.
Đồng quan điểm, ông Trần Minh Quảng, Giám đốc trung tâm phân tích và chia sẻ nguy cơ an ninh mạng VCS, đánh giá trong hai năm gần đây, xu hướng của tội phạm mạng là tấn công ransomware kết hợp tấn công có chủ đích APT. Khi xác định được con mồi, tin tặc sẵn sàng đầu tư kỹ thuật, như tìm lỗ hổng zero-day, kỹ năng xã hội để lừa người dùng và xâm nhập hệ thống, sau đó nằm vùng trong thời gian dài từ 6 tháng đến một năm để nắm dữ liệu quan trọng, trước khi kích hoạt việc mã hóa tống tiền.
Ransomware thành ngành dịch vụ tỷ USD
Để thực hiện tấn công ransomware kết hợp APT như trên, theo ông Quảng, các nhóm tin tặc cũng cần nhiều nguồn lực và kỹ năng. Các điều kiện cần có như hạ tầng ẩn danh chứa các máy chủ điều khiển, khả năng viết mã độc tinh vi để vượt qua lớp phòng thủ. Ngoài ra, cũng cần một loạt quy trình như rà quét để xâm nhập lây lan, mã hóa dữ liệu, sau đó tương tác với nạn nhân để lấy tiền chuộc.
"Trước đây số tổ chức làm được như vậy khá ít nên số lượng nạn nhân tại một thời điểm cũng không nhiều. Các doanh nghiệp Việt gần như không bị nhắm đến do quy mô nhỏ so với thế giới", ông Quảng nói. "Tuy nhiên sau này, các nhóm sở hữu ransomware dần nhận ra vẫn còn rất nhiều mục tiêu ngoài kia, nên chuyển sang hướng cung cấp dịch vụ".
Theo đó, chúng chỉ cần đảm bảo duy trì hạ tầng quản trị, công cụ tấn công, sau đó đóng gói thành dịch vụ cung cấp ra bên ngoài cho các nhóm nhỏ hơn. Hình thức này được gọi là ransomware as a service, hay kinh doanh tấn công mạng theo mô hình đại lý.
Mô hình này cho phép một người không cần biết duy trì hạ tầng hay lập trình mã độc, nhưng có thể thuê dịch vụ, đi tấn công mục tiêu, sau đó "ăn chia" với bên cung cấp. Điều này được thể hiện ở việc số lượng nhóm sở hữu ransomware vốn không gia tăng nhiều qua các năm, nhưng số vụ xâm nhập tăng hàng trăm lần, xuất hiện mạnh mẽ ở những thị trường mới như Việt Nam.
"Ngành công nghiệp này phát triển đến mức các nhóm cung cấp dịch vụ cạnh tranh nhau về tỷ lệ ăn chia. Thậm chí có bên chỉ nhận 10-15% số tiền thu được, còn lại là trả cho người đi cài cắm ransomware", ông Quảng nói.
Với mô hình bán dịch vụ ransomware dưới dạng đại lý, thị trường dần xuất hiện những đại lý cấp 1-2-3 tương tự các ngành kinh doanh khác. Thực tế này khiến số nạn nhân liên tục mở rộng, trong khi việc điều tra thủ phạm khó khăn hơn. Nhờ cung cấp dưới dạng dịch vụ, nhiều nhóm tin tặc như Lockbit, Blackcat thu về hàng tỷ USD mỗi năm.
Lỗ hổng từ doanh nghiệp
Song song với sự phát triển của mã độc, lỗ hổng trong nhiều doanh nghiệp đã trở thành điểm yếu để hacker cài cắm và thực hiện tấn công.
Sau quá trình ứng cứu cho nhiều đơn vị tại Việt Nam, ông Nguyễn Công Cường đánh giá nạn nhân đều là những đơn vị quan tâm đến an ninh mạng và có đầu tư giải pháp chuyên dụng để chống tấn công. Tuy nhiên, quá trình vận hành tồn tại nhiều điểm yếu để hacker khai thác. Các lỗ hổng có thể kể đến như sử dụng tài khoản đặc quyền một cách thiếu kiểm soát, giúp tin tặc có thể dễ dàng thu thập và truy cập vào hệ thống với đặc quyền cao nhất. Việc sao lưu dữ liệu không được thực hiện đúng chuẩn, dẫn tới việc các bản backup này có thể xóa hoặc mã hóa và không thể khôi phục khi gặp sự cố.
Ví von ransomware tấn công doanh nghiệp cũng giống như một tác nhân gây bệnh trong cơ thể, các chuyên gia cho rằng việc việc "tầm soát" thường xuyên hệ thống sẽ giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ bị mã hóa dữ liệu.
"Trong quá trình hỗ trợ doanh nghiệp, chúng tôi gặp không ít trường hợp bị xâm nhập nhưng chưa đến giai đoạn bị mã hóa nên vẫn kịp ngăn chặn", ông Quảng nói. Trên thế giới, mô hình chống ransomware cũng dần chuyển từ hướng bảo vệ sang "phát hiện và xử lý sớm", dần tiến lên mô hình phát hiện trước khi các nguy cơ xảy ra.
Theo chuyên gia, giải pháp tối ưu là giám sát 24/7 để phát hiện ngay nguy cơ, nhưng chi phí rất lớn và chủ yếu được dùng trong hệ thống tài chính ngân hàng, vốn cần được đảm bảo và đủ tiềm lực đầu tư. Hiện tin tặc thường nằm vùng thời gian vài tháng trước khi kích hoạt mã hóa. Do đó, các doanh nghiệp nếu chưa thể đầu tư hệ thống mạnh có thể rà soát định kỳ 3-6 tháng để phát hiện sớm nguy cơ và ngăn chặn kịp thời, sau đó dần rút ngắn chu kỳ này nếu có thể.
Phạt tiền đến 30 triệu đồng nếu thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định
Giá bán lẻ điện cho mục đích sinh hoạt của người thuê nhà để ở tại Hà Nội được áp dụng theo quy định của Bộ Công Thương tại Thông tư số 16/2014/TT-BCT ngày 29/05/2014 và được hợp nhất tại Khoản 4 - Điều 10 - Văn bản hợp nhất số 13/VBHN-BCT ngày 27/4/2023 - Thông tư quy định về thực hiện giá bán điện.
Sinh viên, người lao động được hưởng giá bán lẻ điện như thế nào?
Trường hợp người thuê nhà để ở là hộ gia đình, chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc ủy quyền cho hộ gia đình thuê nhà ký hợp đồng mua bán điện (có cam kết thanh toán tiền điện), mỗi hộ gia đình thuê nhà được tính một định mức.
Nếu sinh viên và người lao động thuê nhà để ở (bên thuê nhà không phải là hộ gia đình) có hợp đồng thuê nhà từ 12 tháng trở lên, có đăng ký tạm trú, thường trú (xác định theo Thông tin về cư trú tại địa điểm sử dụng điện) thì chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc đại diện bên thuê nhà ký hợp đồng mua bán điện (có cam kết thanh toán tiền điện của chủ nhà).
Trường hợp thời hạn cho thuê nhà dưới 12 tháng và chủ nhà không thực hiện kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3: Từ 101 - 200kWh cho toàn bộ sản lượng điện đo đếm được tại công tơ.
Nếu chủ nhà kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội (EVNHANOI) có trách nhiệm cấp định mức cho chủ nhà căn cứ vào Thông tin về cư trú tại địa điểm sử dụng điện: Cứ 4 người được tính là một hộ sử dụng điện để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt, 1 người được tính là 1/4 định mức, 2 người được tính là 1/2 định mức, 3 người được tính là 3/4 định mức, 4 người được tính là 1 định mức.
Khi có thay đổi về số người thuê nhà, chủ nhà cho thuê có trách nhiệm thông báo cho Công ty Điện lực tại địa phương để điều chỉnh định mức tính toán tiền điện. EVNHANOI được phép yêu cầu bên chủ nhà cung cấp Thông tin về cư trú tại địa điểm sử dụng điện để làm căn cứ xác định số người tính số định mức khi tính toán hóa đơn tiền điện.
Đường dây nóng để phản ánh trường hợp chủ nhà trọ thu tiền điện sai quy định?
Tính đến thời điểm hiện tại, EVNHANOI đang quản lý bán điện cho hơn 20.000 hộ cho sinh viên, công nhân, người lao động thuê nhà để ở trên địa bàn, 100% các hộ cho thuê trọ được áp giá bán lẻ điện sinh hoạt cho người thuê trọ đã thực hiện ký cam kết thu tiền điện của người thuê nhà đúng giá quy định.
Nếu phát hiện các trường hợp chủ nhà trọ tại Hà Nội thu tiền điện sai quy định, sinh viên, người lao động nên liên hệ đến Tổng đài chăm sóc khách hàng của EVNHANOI qua số điện thoại 19001288 hỗ trợ 24/7 và của Sở Công Thương là 024.22155571 và 024.22155527 để EVNHANOI phối hợp với các cơ quan chức năng lập biên bản kiểm tra, xác minh hành vi vi phạm của chủ nhà trọ để làm cơ sở xử phạt theo quy định.
Hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi thu tiền điện của người thuê nhà với giá cao được quy định tại khoản 6 Điều 12 Nghị định 134/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) như sau: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với người cho thuê nhà thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định trong trường hợp mua điện theo giá bán lẻ điện để phục vụ mục đích sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Vì sao người trẻ vẫn bị ung thư?
Ung thư là bệnh được tạo nên bởi nhiều yếu tố, khó xác định được nguyên nhân và thời điểm mắc ở từng cá nhân, do đó người trẻ, khỏe vẫn nguy cơ mắc.
Tỷ lệ ung thư ở những người dưới 50 tuổi - được gọi là ung thư khởi phát sớm - đã tăng trên toàn thế giới kể từ năm 1990. Đàn ông và phụ nữ ở độ tuổi 40 chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số những chẩn đoán đó.
Việt Nam ghi nhận khoảng 182.000 ca mắc mới ung thư, 122.000 người chết vì bệnh này, mỗi năm. Tỷ suất mắc mới của Việt Nam xếp 91, song tỷ suất tử vong lại xếp 50 trên tổng cộng 185 nước và xu hướng tuổi "trẻ hóa". Ngoài ung thư gan, phổi, các bệnh viện tiếp nhận nhiều trường hợp ung thư vú, dạ dày, đại tràng, buồng trứng ở tuổi thanh niên - bệnh trước đây thường gặp ở tuổi trung niên.
Lý giải tình trạng này, bác sĩ Hà Hải Nam, Phó Trưởng khoa Ngoại bụng I (Bệnh viện K Trung ương) cho biết ung thư bắt đầu từ các tế bào phát triển không kiểm soát, tạo thành một khối u ác tính và lan rộng, có thể di căn đến nhiều bộ phận khác. Hiện nhiều loại ung thư chưa tìm được nguyên nhân chính xác, song các nghiên cứu cho thấy bệnh này là do nhiều yếu tố phối hợp tạo nên, như lối sống, môi trường, thói quen, tuổi tác, di truyền...
Một số người sẽ có những đột biến di truyền được thừa hưởng từ cha mẹ hoặc tạo nên trong quá trình người mẹ mang thai. Số khác lớn lên trong môi trường ô nhiễm từ không khí, đất hoặc nước; sống ở những khu vực có nhiều thực phẩm chế biến sẵn, thường xuyên sử dụng các thức ăn này. Hoặc, người dân có thể tự nấu ăn tại nhà, song không thể kiểm soát hoàn toàn nguồn gốc của các loại thịt, cá, hoa quả. Trong khi, một số thực phẩm lạm dụng chất bảo quản để tươi ngon; hay các loại thuốc, thực phẩm chức năng không ghi rõ thành phần, công dụng.
Người không hút thuốc nhưng trong nhà có người hút thuốc cũng có nguy cơ mắc ung thư phổi. Tại Việt Nam, ung thư phổi ở người không hút thuốc chủ yếu xảy ra ở nữ, đa phần là ung thư phổi không tế bào nhỏ. Trong đó, 15-35% trường hợp là do tiếp xúc với khói thuốc thụ động. Ngoài khói thuốc lá, một số yếu tố nguy cơ gây phát triển ung thư phổi ở người không hút thuốc như khói nấu ăn, ô nhiễm môi trường, bệnh phổi tiềm ẩn, virus gây ung thư...
Một số thói quen xấu như tích trữ thức ăn không đúng cách cũng làm tăng nguy cơ nấm mốc, sản sinh độc tố gây ung thư gan. Ăn nhiều mỡ, đường, thịt đỏ, thực phẩm chế biến, thiếu chất xơ, cũng là thói quen gây hại sức khỏe, dẫn đến béo phì và tiềm ẩn gây ung thư.
Các tác nhân vật lý như tia bức xạ, ánh nắng mặt trời, hay tác nhân hóa học phẩm nhuộm... cũng là một trong nguyên nhân gây bệnh. Hoặc chúng ta bị nhiễm các virus, vi khuẩn kích thích hình thành ung thư như vi khuẩn HP, HPV, virus viêm gan B, C...
Do đó, các yếu tố quyết định thời điểm và cách thức một người nào đó mắc ung thư là duy nhất, không có "công thức chung" cho tất cả. Việc xác định chính xác thời điểm và nguyên nhân mắc bệnh nằm ngoài tầm kiểm soát của mỗi cá nhân, đó là lý do tại sao một số người hút thuốc không bao giờ bị ung thư và những người khác có thể trạng tốt nhất, sinh hoạt lành mạnh nhất vẫn bị bệnh.
Cùng quan điểm, PGS.TS Phạm Cẩm Phương, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, cho rằng ung thư là bệnh lý di truyền, như vú, buồng trứng, dạ dày, đại tràng... nên có thể nhiều người độ tuổi 30-50 mắc bệnh này. Ngoài ra, trình độ y khoa phát triển, sự quan tâm đến sức khỏe của người dân cũng tăng lên, nhiều người đi khám và tầm soát thường xuyên, khiến ung thư được phát hiện sớm.
"Tuy nhiên, người dân không nên quá hoang mang bởi y học ngày càng phát triển, giúp nhiều người chữa khỏi hoặc kéo dài thời gian sống, tùy loại và giai đoạn bệnh", bác sĩ Nam nói. Một số loại ung thư có tỷ lệ khỏi bệnh trên 5 năm vượt 90% nếu phát hiện ở giai đoạn sớm và điều trị kịp thời, như ung thư tuyến giáp, vú, tiền liệt tuyến, đại tràng...
Để phòng ngừa, bác sĩ khuyến cáo người dân có phương pháp giảm tất cả yếu tố nguy cơ. Ví dụ, gia đình có tiền sử mắc bệnh ung thư, các thành viên cần lưu ý thăm khám sàng lọc và tầm soát định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
Mọi người nên duy trì lối sống lành mạnh, tăng cường vận động và dinh dưỡng cân bằng. Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Hạn chế rượu bia, không hút thuốc lá cũng có thể giảm nguy cơ mắc bệnh. Tránh ăn nhiều mỡ, gia vị hay thức ăn bị mốc; tăng cường hoa quả, rau và các loại vitamin. Tiêm vaccine ngừa một số bệnh nhiễm trùng như viêm gan B, C và tiêm phòng HPV ngừa ung thư cổ tử cung.
Tuyết rơi mùa Hè tại Mông Cổ
Sáng 21/6, nhiều địa phương của Mông Cổ, trong đó có cả thủ đô Ulan Bator, đã chứng kiến tuyết rơi vào mùa Hè sau các trận mưa lớn kéo dài suốt một ngày trước đó tại các vùng phía Đông, phía Tây và miền Trung Mông Cổ. Mặc dù Mông Cổ vốn có khí hậu lục địa khắc nghiệt, nhưng tuyết rơi vào mùa Hè là một hiện tượng hiếm thấy. Cơ quan Giảm nhẹ thiên tai Mông Cổ đã kêu gọi người dân chủ động phòng tránh các thảm họa có thể xảy ra. Theo các nhà khí tượng học, thời tiết không ổn định dự kiến sẽ kéo dài đến hết cuối tuần./.