Facebook Zalo youtube Tiktok

Tin 24h 20/6/2024

Thế giới
Đúng 1h45 ngày 20/6, chuyên cơ chở Tổng thống Vladimir Putin và Đoàn cấp cao Liên bang Nga đã hạ cánh xuống sân bay quốc tế Nội Bài bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
aa

Những hình ảnh đầu tiên chuyến thăm của Tổng thống Nga Putin tới Việt Nam

Tin 24h 20/6/2024
Đúng 1h45 phút sáng 20/6, chiếc chuyên cơ Il-96-300PU của Tổng thống Putin hạ cánh xuống sân bay Nội Bài.
Tin 24h 20/6/2024
Đây là lần thứ 5 ông Putin có chuyến công du tới Việt Nam.
Tin 24h 20/6/2024
Tin 24h 20/6/2024
Tin 24h 20/6/2024
Chuyến thăm này không chỉ là một sự kiện ngoại giao quan trọng mà còn thể hiện sự coi trọng và cam kết của Nga đối với mối quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam.

Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Putin thống nhất hàng loạt vấn đề quan trọng

Sau cuộc hội đàm trưa 20/6, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Putin đã chủ trì cuộc họp báo chung, thống nhất hàng loạt vấn đề quan trọng trong quan hệ giữa hai nước.

Phát biểu tại đây, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định, cuộc hội đàm diễn ra trong không khí cởi mở, chân thành. Chủ tịch nước Tô Lâm đánh giá cao ý nghĩa chuyến thăm của Tổng thống Putin đúng dịp hai nước kỷ niệm 30 năm ngày ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Nga.

Tin 24h 20/6/2024
Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Putin chủ trì cuộc họp báo chung

Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định, Việt Nam kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, là bạn, là đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trên thế giới.

Việt Nam luôn ghi nhớ sự hỗ trợ của Liên Xô (trước đây) và Nga, cho biết Nga là một trong các ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, mong muốn cùng Nga phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời, hợp tác tốt đẹp mà các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước đã dày công vun đắp.

Chủ tịch nước khẳng định, cuộc hội đàm giữa ông và Tổng thống Vladimir Putin rất thành công. Hai bên đã trao đổi sâu rộng về các lĩnh vực hợp tác song phương và các lĩnh vực mà cả hai bên đều quan tâm vì mục tiêu phát triển đất nước, vì hòa bình, hợp tác phát triển ở khu vực và trên thế giới. Trên tinh thần đó, hai bên đã nhất trí những định hướng, biện pháp lớn nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác, chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Liên bang Nga.

Hai bên đã nhất trí tăng cường quan hệ trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, bình đẳng cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, dựa trên nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế. Không liên minh hoặc thỏa thuận với bên thứ ba nhằm có hành động phương hại đến độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích cơ bản của nhau, không nhằm chống lại bất kì bên thứ ba, ủng hộ và tiếp tục đóng góp cho hòa bình của khu vực và trên thế giới.

Về chính trị, ngoại giao, hai bên đã nhất trí tiếp tục đẩy mạnh tin cậy chính trị thông qua tăng cường tiếp xúc trao đổi đoàn các cấp, đặc biệt là cấp cao nhất. Thúc đẩy các cơ chế hợp tác qua các kênh Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, các bộ, ngành, địa phương. Giao lưu giữa các thế hệ, nhất là thế hệ trẻ.

Hợp tác kinh tế tiếp tục là trụ cột của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Hai bên đã nhất trí triển khai hiệu quả, sớm đàm phán, nâng cao hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á Âu. Nỗ lực tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc do tác động không thuận của kinh tế thế giới nhằm đẩy mạnh thương mại, đầu tư song phương. Hai bên ủng hộ tiếp tục nâng cao hiệu quả các dự án then chốt trong lĩnh vực năng lượng, dầu khí, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp hai nước mở rộng đầu tư, hoạt động trên lãnh thổ của nhau, phù hợp với luật pháp của hai nước, luật pháp quốc tế.

Bên cạnh đó, hai bên đã thống nhất sớm nghiên cứu mở rộng hợp tác nghiên cứu trên các lĩnh vực năng lượng mới, năng lượng sạch, chuyển đổi xanh, phát triển bền vững.

Hai bên mong muốn thúc đẩy hợp tác quốc phòng an ninh, ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống, trên cơ sở luật pháp và thông lệ quốc tế, đóng góp cho hòa bình, an ninh tại khu vực và thế giới.

Hai bên thống nhất tăng cường hợp tác trên lĩnh vực giao thông vận tải, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, giáo dục đào tạo, dạy nghề và lao động, góp phần tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế. Thúc đẩy hợp tác, văn hóa, nghệ thuật, giao lưu nhân dân, giáo dục thế hệ trẻ.

Hai bên nhất trí tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho công dân Việt Nam tại Nga và công dân Nga tại Việt Nam sinh sống, học tập và lao động ổn định, làm cầu nối hữu nghị giữa hai nước.

Về các vấn đề khu vực và quốc tế, hai bên cùng ủng hộ xây dựng hệ thống quan hệ quốc tế dân chủ, công bằng, minh bạch dựa trên luật pháp quốc tế và hiến chương Liên Hợp Quốc, bao gồm: Không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, thúc đẩy hệ thống thương mại đa phương mới, mở rộng, bao trùm, minh bạch, công khai, không phân biệt đối xử dựa trên tổ chức thương mại thế giới. Ủng hộ cấu trúc khu vực Châu Á Thái Bình Dương bình đẳng, không chia tách, dựa trên luật pháp quốc tế; Thúc đẩy liên kết kinh tế bao gồm: APEC, G20, hợp tác kinh tế Á Âu, hoan nghênh Nga hợp tác với tiểu vùng Mekong, đóng góp cho hòa bình, ổn định, thịnh vượng chung trên thế giới.

Về biển Đông, hai bên ủng hộ việc bảo đảm an ninh an toàn, tự do hàng hải và hàng không, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982, ủng hộ thực hiện đầy đủ DOC, sớm đàm phan tiến tới COC thực chất, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế.

"Nhân dịp này, hai bên đã thông qua Tuyên bố chung về làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước"- Chủ tịch nước Tô Lâm cho biết.

Về phần mình, Tổng thống Putin cảm ơn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các nhà lãnh đạo và nhân dân Việt Nam đã đón tiếp trọng thị Đoàn đại biểu cấp cao LB Nga thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.

"Tôi xin nhấn mạnh, nước Nga coi trọng mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam và mối quan hệ này sẽ tiếp tục phát triển, trước sau như một, trên tinh thần bình đẳng, cùng tôn trọng lẫn nhau và coi trọng quyền lợi của nhau"- Tổng thống Putin nói.

Theo Tổng thống Putin, hai nước Việt Nam và LB Nga đã kết nối bằng lịch sử chung, năm 2025, hai nước sẽ kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Trước đây Liên Xô đã hỗ trợ nhiều cho Việt Nam để vượt qua khó khăn, giúp Việt Nam xây dựng hàng loạt công trình kinh tế, cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo. Hai nước cũng vừa kỷ niệm 30 năm ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị Việt Nam và Liên bang Nga. Đây là văn kiện cơ bản, làm cơ sở để xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa hai nước.

"Tôi và Chủ tịch nước Tô Lâm đã thông qua Tuyên bố chung, ủng hộ các nguyên tắc của mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Nga – Việt Nam. Đây là những định hướng mới cho sự hợp tác của 2 nước trong tương lai"- ông Putin nhấn mạnh.

Đánh giá cao cuộc hội đàm giữa hai bên diễn ra trong bầu không khí tốt đẹp, thực chất, Tổng thống Putin cho rằng: Hai nước đã thảo luận cụ thể về phương hướng phát triển then chốt; đề cập đến các vấn đề quan trọng trên quốc tế và trong khu vực; chú trọng đến hợp tác kinh tế thương mại.

Tổng thống Putin cho rằng, sau khi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu có hiệu lực và được triển khai vào năm 2016, đã tạo điều kiện thuận lợi cho hai nước tiếp cận được thị trường của nhau, cũng như đầu tư giữa hai nước,…

Tổng thống Putin nhấn mạnh, Việt Nam – Nga đã dần dần trao đổi và bắt đầu sử dụng đồng nội địa của 2 nước. Năm ngoái, tỷ lệ giao dịch bằng tiền Rub Nga và VND của Việt Nam tương đương 40% thương mại song phương, quý đầu của năm nay đạt 60%, trong đó giao dịch song phương có sự đóng góp lớn của Ngân hàng liên doanh Việt – Nga, ngân hàng này đã hoạt động 20 năm trên thị trường và dành cho các tổ chức Nga và Việt Nam, các dịch vụ và tiêu dùng. Ông Putin đặc biệt đánh giá cao hợp tác năng lượng giữa hai nước, nhất là hiệu quả của liên doanh Vietsovpetro trong 40 năm qua.

Tổng thống Putin đánh giá cao hoạt động của Trung tâm nhiệt đới Việt – Nga, hợp tác văn hóa, du lịch giữa hai nước, đồng thời cho biết, năm ngoái hai nước đã mở đường bay thẳng từ Nga tới Việt Nam, năm nay sẽ mở đường bay thẳng từ Nga tới TP.HCM.

Về một số vấn đề then chốt quốc tế và khu vực, ông Putin nhấn mạnh lập trường của Nga và Việt Nam là "gần gũi ". Hai nước trước sau như một tôn trọng luật pháp quốc tế, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, cùng quan tâm xây dựng khu vực Châu Á – Thái Binh Dương bền vững, dựa trên nguyên tắc không dùng vũ lực và hóa giải các tranh chấp bằng hòa bình.

Chính phủ đề xuất tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng

Tại cuộc họp báo chiều 20-6, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết ngày 19-6, Bộ Chính trị đã kết luận về cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1-7-2024.

Chưa bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương

Căn cứ vào kết luận của Bộ Chính trị, Chính phủ đề xuất giải pháp thực hiện điều chỉnh tăng tiền lương, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.

Theo đó, việc thực hiện Nghị quyết số 27 Trung ương khóa 12 về cải cách chính sách tiền lương theo “lộ trình, từng bước, hợp lý, thận trọng, khả thi”.

Cụ thể, Chính phủ đề xuất thực hiện 4/6 nội dung cải cách tiền lương khu vực công của Nghị quyết số 27 đã rõ, đủ điều kiện thực hiện. Còn 2/6 nội dung cải cách tiền lương khu vực công chưa thực hiện gồm: Các bảng lương mới (bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương) và cơ cấu lại, sắp xếp thành 9 chế độ phụ cấp mới.

Theo Bộ trưởng Nội vụ, đây là những nội dung có phát sinh nhiều bất cập, cần phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện từng bước, thận trọng. Những vấn đề này phải rà soát trình cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi hoặc bãi bỏ các quy định liên quan đến mức lương cơ sở.

Chính phủ đề xuất trong thời gian chưa đủ điều kiện bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương cho thực hiện giải pháp tăng lương khu vực công từ ngày 1-7-2024 với ba nội dung.

Thứ nhất, thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ ngày 1-7-2024 (chưa bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay).

Theo tính toán của Bộ Tài chính, khi thực hiện đủ các nội dung cải cách tiền lương khu vực công theo Nghị quyết số 27, mức tăng tổng quỹ lương (không bao gồm tiền thưởng) của cán bộ, công chức, viên chức là 30,6%.

Căn cứ cơ sở đó, Chính phủ đề xuất điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng hiện nay lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%) .

Thứ hai, trong thời gian chưa đủ điều kiện thực hiện 9 loại phụ cấp mới, tiếp tục thực hiện các loại phụ cấp hiện hành. Đồng thời, giao Chính phủ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chế độ phụ cấp và một số chế độ đặc thù của lực lượng vũ trang và của cán bộ, công chức, viên chức một số chuyên ngành (đặc biệt là phụ cấp theo nghề) mà trong quá trình thực hiện có phát sinh bất hợp lý.

Đối với một số bộ, ngành đang đề xuất có chế độ phụ cấp theo nghề, cần tiếp tục làm rõ các yếu tố về chính sách ưu đãi và điều kiện lao động để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Thứ ba, thực hiện tiền lương và thu nhập đối với các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước hiện đang được áp dụng cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù, Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp tục rà soát lại toàn bộ khung khổ pháp lý để trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định việc sửa đổi hoặc bãi bỏ cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị đang được thực hiện cho phù hợp.

Trong thời gian chưa sửa đổi hoặc bãi bỏ, từ ngày 1-7-2024, mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng theo cơ chế đặc thù bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm được hưởng tháng 6-2024 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương ngạch, bậc khi nâng ngạch, nâng bậc).

Trường hợp tính theo nguyên tắc trên, nếu mức tiền lương và thu nhập tăng thêm từ ngày 1-7-2024 theo cơ chế đặc thù thấp hơn mức tiền lương theo quy định chung thì thực hiện chế độ tiền lương theo quy định chung.

Phương án tối ưu nhất, tốt nhất

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà đánh giá các phương án trên là giải pháp khả thi nhất, tốt nhất trong bối cảnh chưa có đủ điều kiện bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay (chưa thực hiện các bảng lương và phụ cấp mới).

Mặt tích cực của phương án này, theo Bộ trưởng, là tác động tích cực đến nhiều nhóm đối tượng trong xã hội, tạo hiệu ứng tốt và rất lớn trong xã hội.

Cụ thể, các đối tượng nghỉ hưu, hưởng trợ cấp, chế độ, chính sách gắn với mức lương cơ sở đều được điều chỉnh tăng tương ứng với mức tăng lương của công chức, phù hợp với yêu cầu của Đảng và các quy định của pháp luật có liên quan.

Việc này sẽ bảo đảm được tương quan cân đối hài hòa, công bằng, bình đẳng giữa các đối tượng hưởng lương, trợ cấp và chính sách liên quan đến mức lương cơ sở , tạo được sự thống nhất đồng thuận lớn trong xã hội.

“Mức tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng hiện nay lên 2,34 triệu đồng/tháng (30%) là mức tăng cao nhất từ trước đến nay, góp phần cải thiện đời sống người hưởng lương và các đối tượng hưởng chế độ phụ cấp, trợ cấp và các chính sách hỗ trợ gắn với mức lương cơ sở”- theo Bộ trưởng Nội vụ nhấn mạnh.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà khẳng định việc này tạo động lực nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc, góp phần ổn định xã hội, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và các đối tượng hưởng chế độ, chính sách trợ cấp, phụ cấp trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn.

Việc tăng lương cơ sở cũng giúp cải thiện đời sống người hưởng lương và trợ cấp; đồng thời góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị xã hội.

Việc thực hiện các nội dung của cải cách chính sách tiền lương và tăng mức lương cơ sở 30% nêu trên góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội.

Phương án này cũng bảo đảm khả năng chi trả của ngân sách nhà nước giai đoạn 2024 – 2026. Theo tính toán của Bộ Tài chính, tổng nhu cầu kinh phí điều chỉnh lương cơ sở tăng 30%, thực hiện tiền thưởng 10% quỹ lương cơ bản, điều chỉnh lương hưu và trợ cấp lũy kế 3 năm 2024 - 2026 tăng thêm là hơn 900 nghìn tỉ đồng. Với số tiền này, Chính phủ bảo đảm đủ nguồn để thực hiện.

Áp thấp nhiệt đới hình thành sẽ gây mưa cho nhiều khu vực trên cả nước

Khoảng ngày 22-23/6/2024 trên khu vực Bắc và Giữa Biển Đông có khả năng hình thành một vùng áp thấp với khoảng 20-30% mạnh lên thành bão.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện nay (20/6): ở khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Phú Yên đến Cà Mau đang có mưa rào và dông; tại trạm đảo Phú Quý có lúc gió mạnh cấp 6, tại trạm đảo Huyền Trân có gió giật mạnh cấp 8.

Dự báo ngày và đêm 20/6, ở khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông mạnh. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 6-7, đề phòng độ cao sóng có lúc tăng lên trên 2.0m.

Vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau và vùng biển phía Tây khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Tây quần đảo Trường Sa) gió Tây Nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8; biển động; sóng biển cao từ 1.5-2.5m. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trên các khu vực trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của lốc xoáy, gió giật mạnh và sóng lớn.

Qua theo dõi, phân tích hiện trạng hệ thống thời tiết và các sản phẩm dự báo, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, khoảng ngày 22-23/6/2024 trên khu vực Bắc và Giữa Biển Đông có khả năng hình thành một vùng áp thấp. Dự báo vùng áp thấp này sau đó có khoảng 65-75% mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới và khoảng 20-30% mạnh lên thành bão.

Khoảng ngày 23-25/6, áp thấp nhiệt đới/bão có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực Bắc và Giữa của Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) và khu vực vịnh Bắc Bộ. Do ảnh hưởng của vùng áp thấp, sau có thể mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới/bão, khu vực Bắc và Giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) từ ngày 23-25/6 thời tiết chuyển xấu.

TS Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia về biến đổi khí hậu và cảnh báo thiên tai cho biết, các tỉnh phía Nam có thể xảy ra mưa lớn trong ngày hôm nay. Theo đó, các tỉnh vùng ven biển từ Phú Yên tới Cà Mau, bao gồm cả các tỉnh Nam Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long lưu ý sắp có mưa lớn, gió lớn xảy ra trong hôm nay (20/6/2024) và ngày mai . Có nơi sẽ cảm nhận mưa như mưa bão trút nước.

Chuyên gia khuyến cáo người dân hạn chế đi ra đường lúc mưa lớn kèm gió, hạn chế đỗ xe dưới các gốc cây, biển quảng cáo, hạn chế đi vào các vùng thấp trũng vì có nguy cơ ngập cục bộ. Người nuôi trồng thủy sản nên hạ độ sâu các lồng bè nuôi thủy sản trên biển đề phòng nước bề mặt bị ngọt hóa, lạnh dễ khiến tôm cá sốc nhiệt. Hạ sớm trong sáng nay vì trưa nay mưa to gió lớn đến rồi. Các thuyền đánh cá nhỏ không nên ra khơi khu vực ven biển từ Bình Định tới Cà Mau.

Giá xăng tăng lần thứ hai liên tiếp, RON 95 lên hơn 22.400 đồng/lít

Giá xăng trong nước hôm nay (20/6) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh tăng lần thứ 2 liên tiếp. Mỗi lít xăng RON 95 tăng 230 đồng, giá bán là 22.460 đồng/lít.

Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15 giờ hôm nay (20/6).

Theo đó, giá xăng E5 tăng 190 đồng/lít, giá bán là 21.500 đồng/lít. Giá xăng RON 95 tăng 230 đồng, giá bán lên mức 22.460 đồng/lít.

Tương tự, giá dầu diesel cũng được điều chỉnh tăng 720 đồng/lít, giá bán ở mức 20.360 đồng/lít.

Tại kỳ điều hành này, liên Bộ tiếp tục không trích lập hay chi Quỹ bình ổn giá với các mặt hàng xăng dầu.

Tại kỳ điều hành giá xăng dầu trước đó (ngày 13/6), giá xăng dầu được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh theo hướng tăng các mặt hàng xăng dầu (trừ dầu mazut).

Cụ thể, giá xăng E5 tăng 170 đồng/lít, giá bán là 21.310 đồng/lít. Giá xăng RON 95 tăng 260 đồng, giá bán lên mức 22.230 đồng/lít.

Tương tự, giá dầu diesel cũng được điều chỉnh tăng 220 đồng/lít, giá bán ở mức 19.640 đồng/lít. Còn giá dầu hỏa tăng 300 đồng/lít, giá bán lên mức 19.850 đồng/lít.

Liên quan đến kinh doanh xăng dầu, theo Bộ Công Thương, từ đầu năm đến nay, có 16 doanh nghiệp xăng dầu đề nghị trả lại giấy phép thương nhân phân phối xăng dầu. Lý do là các doanh nghiệp này không duy trì được đủ điều kiện hoạt động nên chủ động trả lại giấy phép.

Trả lời báo chí, đại diện Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) thông tin, việc tham gia và rút khỏi thị trường của các doanh nghiệp diễn ra thường xuyên, trong đó xăng dầu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện nên không là ngoại lệ.

Theo đại diện Vụ Thị trường trong nước, việc phải đưa ra quy định quản lý chặt chẽ hoạt động mua bán xăng dầu của thương nhân phân phối, chẳng hạn như chỉ cho phép thương nhân phân phối được mua hàng từ các thương nhân đầu mối và không được mua bán lẫn nhau, là nhằm khắc phục những bất cập trong thời gian qua.

Với số lượng doanh nghiệp xăng dầu rời bỏ thị trường thời gian qua, việc cung ứng xăng dầu vẫn cơ bản đáp ứng nhu cầu.

Để đảm bảo nguồn cung xăng dầu, Bộ Công Thương đã giao tổng nguồn tối thiểu (gồm nhập khẩu và mua xăng dầu trong nước) cho các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Bộ Công Thương cũng đang xây dựng dự thảo nghị định sửa đổi các nghị định quản lý kinh doanh xăng dầu, trong đó xác lập lại các quyền và nghĩa vụ của thương nhân.

Bắt thêm người trong vụ ‘nổ’ quen biết lãnh đạo Trung ương và tỉnh để lừa đảo

Ngày 20/6, Công an tỉnh Đồng Tháp cho biết cơ quan CSĐT đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Huy Nam (63 tuổi, ngụ phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) để điều tra hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Đây là động thái mới khi cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Tháp mở rộng điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản do Đỗ Thị Thu Hiền (44 tuổi, ngụ quận Hoàng Mai, Hà Nội) và Phạm Văn Cảm (57 tuổi, ngụ xã Tân Mỹ, huyện Thanh Bình) thực hiện. Ông Nguyễn Huy Nam bị khởi tố với vai trò đồng phạm.

Trước đó, Công an tỉnh Đồng Tháp đã bắt ông Cảm và bà Hiền. Hai người này bị Công an Đồng Tháp cáo buộc “nổ” quen với lãnh đạo Trung ương và tỉnh Đồng Tháp.

Cả hai nói dối sẽ xin được giấy khai thác mỏ cát cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, mục đích là lấy lòng tin với các doanh nghiệp.

Bằng thủ đoạn trên, hai bị can Cảm và Hiền đã nhận tiền và chiếm đoạt trên 17 tỷ đồng của bị hại.

Theo cơ quan công an, Nguyễn Huy Nam được 2 bị can trên giới thiệu là cán bộ Trung ương và có quen biết với lãnh đạo ở Trung ương và Đồng Tháp, hứa hẹn sẽ xin được giấy phép mỏ cát cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để chiếm đoạt tài sản. Công an tỉnh Đồng Tháp đang mở rộng điều tra vụ án.

Thainguyentv.vn

Tin mới hơn

Điểm sự kiện từ ngày 13/1 đến ngày 19/1/2025

Từ ngày 13/1 đến ngày 19/1/2025, Thainguyentv.vn đã đăng tải đậm nét nhiều tin tức, sự kiện trên các lĩnh vực: Chính trị - Kinh tế - Văn hóa - Xã hội... diễn ra trên thế giới, trong nước và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mời quý độc giả cùng chúng tôi xin điểm lại nội dung chính của những sự kiện đã đăng tải trong tuần.

Tin 24h ngày 19/1/2025

Thời tiết ngày 19/1: Miền Bắc sắp đón đợt không khí lạnh cực mạnh

Tin 24h ngày 14/1/2025

Rạng sáng 14/1, Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin đã đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14 đến ngày 15/1/2025, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Điểm sự kiện từ ngày 6/1 đến ngày 12/1/2025

Từ ngày 6/1 đến ngày 12/1/2025, Thainguyentv.vn đã đăng tải đậm nét nhiều tin tức, sự kiện trên các lĩnh vực: Chính trị - Kinh tế - Văn hóa - Xã hội... diễn ra trên thế giới, trong nước và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mời quý độc giả cùng chúng tôi xin điểm lại nội dung chính của những sự kiện đã đăng tải trong tuần.

Tin 24h ngày 11/1/2025

Thời tiết ngày 11/1: Bắc Bộ, Trung Bộ trời rét, vùng núi có nơi dưới 3 độ C

Tin bài khác

Tin 24h ngày 7/1/2025

Tin 24h ngày 7/1/2025

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 7/1, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nắng hanh. Vùng núi cao sáng có mưa vài nơi, trời rét. Tây Nguyên, Nam Bộ chiều tối có mưa dông.
Tin 24h ngày 5/1/2025

Tin 24h ngày 5/1/2025

Theo thông tin từ Ban Quản lý Khu du lịch Sun World Fansipan Legend, do ảnh hưởng của không khí lạnh với nền nhiệt xuống dưới 0 độ C, từ 5 giờ 30 phút sáng 5/1, trên đỉnh Fansipan, thị xã Sa Pa, Lào Cai đã xuất hiện băng giá, tạo nên khung cảnh đẹp mắt. Đây là đợt băng giá đầu tiên xuất hiện tại núi Fansipan trong những ngày đầu năm 2025.
Tin 24h ngày 2/1/2025

Tin 24h ngày 2/1/2025

Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025.
Tin 24h ngày 01/01/2025

Tin 24h ngày 01/01/2025

10 luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2025
Tin 24h ngày 30/12/2024

Tin 24h ngày 30/12/2024

Bộ Nội vụ đã có tờ trình Chính phủ về dự thảo Nghị định về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Infographics] Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy - đưa đất nước vào kỷ nguyên mới

[Infographics] Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy - đưa đất nước vào kỷ nguyên mới

Thực hiện Nghị quyết Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Kế hoạch số 07-KH/TW, ngày 27/11/2017 của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần ...
[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh ủy Thái Nguyên vừa ban hành Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên theo Kết luận số 09-KL/BCĐ, ngày 24/11/2024 và các văn ...
[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung  nguyên liệu chè xanh

[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh

Với mong muốn phát triển một sản phẩm chăn nuôi mang thương hiệu của ngành nông nghiệp địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lợn ...
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...