Những cách chữa trị cổ xưa chưa bao giờ thay đổi
Mật ong
Điều gì có thể ngọt ngào hơn một thứ thuốc vừa ngon miệng lại vừa trị bệnh? Nhiều nền văn minh cổ đại đã sử dụng mật ong để điều trị vết thương và các bệnh đường ruột, bao gồm cả người Ai Cập, Assyria, Trung Quốc, Hy Lạp và La Mã, vì nó "biểu hiện hoạt tính diệt khuẩn chống lại nhiều sinh vật", theo một nghiên cứu năm 2013.
Ở Ai Cập cổ đại, mật ong là một "thuốc trị thương điển hình" khi kết hợp với mỡ và chất xơ và "gần như tất cả các loại thuốc Ai Cập đều chứa mật ong cùng với rượu vang và sữa," theo bài báo được công bố trên Iranian Journal of Medical Sciences. Mật ong được sử dụng trong ướp xác và để giúp chữa lành vết thương nhiễm khuẩn.
Ở Hy Lạp, mật ong đã được sử dụng để điều trị đau và sốt. Hippocrates, thầy thuốc người Hy Lạp với lời thề nối tiếng với các bác sĩ ngày nay, "đã sử dụng mật ong để chữa hói đầu, tránh thai, chữa lành vết thương, nhuận tràng, trị ho và đau họng, sát trùng tại chỗ cho các bệnh về mắt, phòng ngừa và điều trị các vết sẹo", khiến nó gần như là một thuốc trị bách bệnh. Một nhân vật lịch sử khác, nhà tiên tri Mohammad của người Hồi giáo, khuyên dùng mật ong để chữa tiêu chảy.
Trong thời hiện đại, nghiên cứu đã chỉ ra rằng mật ong có thể kích thích đáp ứng miễn dịch ở vết thương và tác dụng như một chất chống viêm, cùng với những ứng dụng khác.
Châm cứu
Nhiều người vẫn nhớ - hoặc thậm chí vẫn gặp ác mộng – từ những cảnh trong bộ phim năm 1966 “Điệp viên Harriet ", trong đó nàng điệp viên Harriet do thám trong một doanh nghiệp Trung Quốc và nhìn thấy một người đàn ông cắm đầy kim và cốc thủy tinh trên lưng. Châm cứu, một cách chữa bệnh cổ truyền bằng cách châm những chiếc kim nhỏ qua da để kích thích các bộ phận khác nhau của cơ thể, đã được sử dụng để điều trị đau ở lưng, cổ, đầu gối và đầu. Gần đây, một số đã nhìn thấy châm cứu như một cách điều trị trầm cảm và giúp cai nghiện thuốc lá, và các nhà khoa học đang nghiên cứu xem liệu châm cứu có thể làm giảm các triệu chứng liên quan đến điều trị ung thư, theo Trung tâm Quốc gia về Y học bổ trợ và tích hợp của Mỹ.
Cốc thủy tinh, một phần của liệu pháp giác hơi, được sử dụng để tăng tốc độ chữa lành và trở nên nổi tiếng trong Thế vận hội năm 2016, sau khi các khan giả phát hiện trên người ngôi sao bơi lội người Mỹ Michael Phelps có những vết bầm tím hình tròn từ cách điều trị này.
Nha đam
Nếu có một thứ mà các nền văn minh cổ xưa đều đồng ý, thì đó là nha đam. Loại cây này đã được sử dụng làm thuốc trong các nền văn hóa cổ đại Hy Lạp, Ai Cập, Ấn Độ, Mexico, Nhật Bản và Trung Quốc. Tại Ai Cập 6.000 năm trước, theo Viện Y tế quốc gia Mỹ, cây Nha đam đã được gọi là "cây của sự bất tử." Nó được sử dụng để chữa lành vết thương, điều trị bệnh về da và làm thuốc nhuận tràng.
Hôm nay, nha đam nổi danh là "phương thuốc dân gian hoặc truyền thống cho một loạt các tình trạng bệnh, bao gồm tiểu đường, hen suyễn, động kinh và thoái hóa khớp. Nó cũng được dùng bôi tại chỗ để điều trị thoái hóa khớp, bỏng, cháy nắng, và bệnh vẩy nến. Nha đam cũng hữu ích trong việc làm dịu và chữa lành vết muỗi đốt.
Rửa tay
Đây là một ý tưởng đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả. Rửa tay thường xuyên làm giảm sự lây lan của vi trùng và bệnh tật, và ý tưởng này có thể bắt nguồn từ người Do Thái cổ đại. Các thầy tu Do Thái trong suốt lịch sử đã rửa tay vì mục đích nghi lễ, như trước khi ăn, và việc làm sạch được cho là có tác dụng lớn hơn nhiều, chẳng hạn như đã góp phần kiềm chế không để nạn dịch hạch tàn phá cộng đồng Do Thái thời trung cổ nghiêm trọng như xảy ra với những coojgn đồng khác.
Kể từ khi bác sĩ Hungary Ignaz Semmelweis biến rửa tay thành một ý tưởng phổ biến trong cộng đồng y học, nó đã cứu sống vô số tính mạng. Các tổ chức y tế ngày nay như CDC kêu gọi mọi người phải thường xuyên rửa tay, đặc biệt là trong mùa cúm, như một cách để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Vỏ cây liễu
Trong nhiều xã hội, cả Trung Quốc và châu u, người ta đã nhai vỏ cây này để chống sốt, đau và viêm. Việc làm này có tác dụng vì một chất trong vỏ cây liễu trắng: salicin, là tương tự như aspirin, theo Trung tâm Y học Đại học Maryland cho biết. "Trong thực tế, vào những năm 1800, salicin đã được dùng để phát triển aspirin." Tác dụng giảm đau của vỏ cây liễu xảy ra chậm hơn nhưng có thể kéo dài hơn aspirin.
Ngày nay vỏ cây liễu đã được gợi ý là có tác dụng chống viêm và giảm đau.