Điểm sáng tạo mốc tăng trưởng mới cho xuất khẩu địa phương
Những đơn hàng sớm được xác lập ngay từ đầu năm ở hầu hết các doanh nghiệp là tín hiệu phục hồi tích cực đối với xuất khẩu ngành may của tỉnh.

May mặc – 1 trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của khu vực kinh tế địa phương. Những đơn hàng sớm được xác lập ngay từ đầu năm ở hầu hết các doanh nghiệp là tín hiệu phục hồi tích cực đối với xuất khẩu ngành may của tỉnh. Để có được kết quả này, ngoài những tác động từ các Hiệp định kinh tế, thì còn phải ghi nhận việc các doanh nghiệp đã tận dụng tốt sự dịch chuyển của thị trường khu vực thời gian qua. Kết thúc quý I, xuất khẩu toàn ngành đạt 106 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ. Tính đến thời điểm hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp đã có trong tay đơn hàng sản xuất đến hết quý III, thậm chí nhiều doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng đến hết năm 2022. Bên cạnh giải pháp tăng ca để nâng công suất, doanh nghiệp này đang khẩn trưởng triển khai dự án mở rộng nhà máy giai đoạn 2 nhằm đáp ứng tốt hơn các đơn hàng đã ký kết.

Ông Kim Seung Taek, Giám đốc Kinh doanh Công ty CP May Phú Lương SEWCRAT chia sẻ: "Chúng tôi tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Khi dự án giai đoạn 2 đi vào hoạt động, năng lực sản xuất của Nhà máy sẽ tăng gấp đôi, với doanh thu dự kiến đạt khoảng 70 tỷ đồng trong năm 2022, tạo việc làm cho khoảng 600 lao động tại địa phương".

Điểm sáng tạo mốc tăng trưởng mới cho xuất khẩu địa phương
Đóng góp giá trị xuất khẩu cao trong quý I, còn phải kể đến lĩnh vực công nhiệp cơ khí, chế biến, chế tạo khi nhiều doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế trong nước, địa phương từng bước tiếp cận và tham gia vào chuỗi cung ứng của nhiều thương hiệu uy tín trong khu vực.

Đóng góp giá trị xuất khẩu cao trong quý I, còn phải kể đến lĩnh vực công nhiệp cơ khí, chế biến, chế tạo khi nhiều doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế trong nước, địa phương từng bước tiếp cận và tham gia vào chuỗi cung ứng của nhiều thương hiệu uy tín trong khu vực. Diễn biến tích cực này được cho là do các doanh nghiệp đã có sự đầu tư cả về nguồn nhân lực và công nghệ nhằm đảm bảo các quy định khắt khe về chất lượng của những thị trường khó tính.

Ông Bùi Xuân Dũng, Giám đốc Công ty TNHH Thang máy - Cơ khí Tân Lập cho hay: "Chúng tôi nỗ lực nắm bắt nhanh nhạy, đầu tư kịp thời để đáp ứng thị trường qua chất lượng sản phẩm".

3 tháng quý I, xu hướng tăng trưởng của các sản phẩm công nghiệp nguồn gốc từ khoáng sản được cho là dòng chảy khơi thông lại góp phần đáng kể vào giá trị xuất khẩu địa phương khi hầu hết các doanh nghiệp đã chủ động hơn về nguồn nguyên liệu sản xuất, cũng như tận dụng tốt nhu cầu thị trường và kiểm soát tốt dịch bệnh.

Ông Nguyễn Xuân Tốt, Giám đốc Công ty TNHH Trung Thành cho hay: "Ngày đầu ra quân, chúng tôi đã có lô hàng xuất khẩu đầu tiên trị giá trên 500.000 USD, hàng nhập khẩu trị giá gần 1.000 tỷ đồng để phục vụ sản xuất, kinh doanh của đơn vị. Chúng tôi đề ra mục tiêu phấn đấu đạt chỉ tiêu của năm 2022 vượt so với năm ngoái từ 10-15%".

Ông Nguyễn Huy Tuấn, Giám đốc Công ty CP Hợp kim sắt - Gang thép Thái Nguyên nhấn mạnh: "Chúng tôi quyết tâm trong năm 2022 đặt mục tiêu cao hơn so với năm 2021, nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra".

Thực tế cho thấy, với sự chủ động của các doanh nghiệp, ngành, lĩnh vực, 3 tháng đầu năm 2022, đã có sự góp mặt của nhiều sản phẩm công nghiệp mới khu vực kinh tế địa phương, trong nước đã mạnh dạn hướng tới thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, những biến động trên thế giới, cụ thể là mối quan hệ Nga – Ukraine đã khiến nhiều doanh nghiệp phải điều chỉnh lại kế hoạch tiếp cận thị trường mới.

Ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc Công ty Cổ phần CNT Group cho biết: "Ngay từ đầu năm, chúng tôi đã hoạch định chính sách để hướng đến mục tiêu xuất khẩu các sản phẩm, tạo giá trị gia tăng cho doanh nghiệp. Hiện nay, Công ty đang tiến hành xúc tiến đến một số thị trường. Tuy nhiên, do tình hình biến động bất thường của kinh tế chính trị thế giới, các hoạch định cũng phải điều chỉnh để đảm bảo xuất khẩu đến các thị trường phù hợp".

Với những điểm sáng từ nhiều lĩnh vực, khép lại quý I, giá trị xuất khẩu khu vực kinh tế trong nước, địa phương của tỉnh đạt gần 160 triệu USD, tăng 55,6% so với cùng kỳ. Đây sẽ là nền tảng quan trọng để tỉnh Thái Nguyên hoàn thành mục tiêu xuất khẩu đề ra trong năm 2022, trong đó, khu vực kinh tế địa phương phấn đấu tăng trưởng 11% so với cùng kỳ./.