Bão số 10: Cấm biển hoàn toàn từ 7h sáng 15/9
Sáng 14/9 tại trụ sở Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) đã diễn ra hội nghị trực tuyến "Ứng phó với bão số 10". Chủ trì hội nghị có Phó Thủ tướng Chính Phủ - Trịnh Đình Dũng, Trưởng Ban chỉ đạo TW về PCBộ Trưởng Bộ NN&PTNT - Nguyễn Xuân Cường cùng Chủ tịch UBND các tỉnh, khủ vực bị ảnh hưởng bởi bão số 10 - Doksuri.
Phó Thủ tướng Chính Phủ - Trịnh Đình Dũng chủ trì hội nghị trực tuyến "Ứng phó bão số 10". |
Theo dự báo của Trung Tâm Dự báo khí tượng thủy văn TW, đây là cơn bão rất mạnh kèm theo mưa lớn, từ hôm nay đến 14/9 đến hết ngày 16/9 ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to. Cấp độ rủi ro thiên tai bão vùng biển ven bờ các khu vực Nghệ An đến Quảng Trị: cấp 4. Cấp độ rủi ro thiên tai bão vùng biển ven bờ các khu vực khác: cấp 3.
Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 1369/CĐ-TTg ngày 13/9/2017 gửi UBND các tỉnh, TP ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa, các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Hà Nội và các Bộ ngành, cơ quan thuộc Chính phủ yêu cầu triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 10 và mưa lũ.
Ban Chỉ đạo TW về PCTT có Công điện 62/CĐ-TW gửi các tỉnh, TP liên quan, các Bộ ngành đề nghị triển khai các biện pháp ứng phó bão số 10 và mưa lũ sau bão, tổ chức trực ban 24/24h, thường xuyên theo dõi diễn biên của bão.
Đôn đốc các địa phương, chỉ đạo các Sở NN&PTNT các tỉnh ,TP ven biển tử Quảng Ninh đến TT-Huế, các Bộ: Công an, GTVT, Y tế, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên Phòng, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) ứng phó với bão và kiểm tra hệ thống đê sông, đê biển, an toàn hồ chứa, chuẩn bị xả lũ từ các hồ thủy điện.
VTV, VOV và các cơ quan thông tin truyền thông tiếp tục phát tin về tình hình ATNĐ, bão số 10 mưa lũ để các cấp chính tuyền và nhân dân chủ động ứng phó.
Theo báo cáo đến 6h00 ngày 14/9:
- Ban chỉ huy PCTT&TKCN đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 69.547 tàu/287.359 lao động về vị trí di chuyển của bão để chủ động thoát khỏi vòng nguy hiểm.
- Số tàu thuyền còn hoạt động từ 13,0 19,0 độ Vĩ Bắc (báo đồm cả quần đảo Hoàng Sa): 4.679 tàu/ 27.864 lao động.
- Hoạt động ở các khu vực biển khác: 7.344 tàu/45.434 lao động.
- Neo đậu tại các bến: 57.524 tàu/ 214.061 lao động.
Hiện nay còn 4 tàu/ 38 lao động chưa liên lạc được.
Tình hình hồ chứa thủy điện: Mực nước các hồ Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà hiện ở mức cho phép theo quy định, đang phát điện với công suất tối đa và xả lũ đợt thứ 5.
Tình hình sản xuất nông nghiệp: Tổng diện tích vụ Hè Thu và vụ Mùa: 1.246.000 ha, trong đó:
- Khu vực Trung du miền núi phía Bắc: 357.000 ha/374.500 ha chưa thu hoạch.
- Khu vực Đòng bằng Bắc bộ: 542.300 ha/ 545.300 ha chưa thu hoạch.
- Khu vực Bắc Trung Bộ: 200.500 ha/326.200 ha đã thu hoạch.
Đêr sẵn sàng ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do bão số 10 gây ra, Ban chỉ đạo TW về PCTT đề nghị các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm Công diện số 1369/CĐ-TTg ngày 13/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó tập trung thực hiện khẩn trương một số nhiệm vụ sau:
1. Kiên quyết kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú, hướng dẫn, tổ chức, sắp xếp tàu thuyền tại khu neo đậu để đảm bảo an toàn. Tùy theo tình hình cụ thể của địa phương, thực hiện cấm biển, kể cả các tàu vận tải, và du lịch xong tước 7h00 ngày 15/9/2017.
2. Huy động các lực lượng hỗ trợ nhân dân tập trung thu hoạch các diện tích lúa đã chính với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”.
3. Chỉ đạo, hướng dẫn chằng chống nhà cửa, kho tàng, bảo vệ trụ sở công trình, đặc biệt công trình tháo co, tổ chức tỉa cành cây, hạn chế thiệt hại.
4. Sơ tán người dân trên ở các nơi nguy hiểm, hoàn thành trước 9h ngày 15/9/2017.
5. Bảo vệ đê điều, hồ đập, công trình phòng chống thiên tai, bố trí sẵn lực lượng, trang thiết bị cứu hộ trọng điểm xung yếu.
6. VTV, VOV các cơ quan truyền thông tăng thời lượng phát sóng, đưa tin về diễn biến bão số 10,đồng thời phổ biến các kỹ năng ứng phó cho người dân chủ động phòng chống, giảm thiểu thiệt hại.
7. Thành lập các đoàn công tác tiền phương để phối hợp với các địa phương chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc triển khai các phương án ứng phó bão, mưa lũ, trong đó tập trung vào các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Trị, một số trọng điểm mưa lũ lớn tại khu vực miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
Trưởng ban chỉ đạo – Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đưa ra 1 số yêu cầu trong công tác ứng phó bão số 10. |
Trưởng ban chỉ đạo – Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường yêu cầu: “Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn bám sát hơn nữa tình hình cơn bão, đưa kịp thời thông tin, cảnh báo áp sát thực tiễn. Các lực lượng liên quan cần rút kinh nghiệm việc sắp xếp tổ chức các phượng tiện khi đã di dời vào bờ. Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người khi đã vào bờ, không để xảy ra các sự cố đáng tiếc. Không tái diễn tình trạng chủ quan trong công tác ứng phó, phòng chống bão, và mưa lũ sau bão.
Đặc biệt quan tâm, kiểm tra các hồ chứa, hồ thủy điện duy trì xả thải. Đặc biệt lưu ý các công trình trọng yếu, các tuyến đê xung yếu. Bảo đảm lưu thông toàn tuyến giao thông, đặc biệt tuyến đường 1. Thực hiện nghiêm phương châm 4 tại chỗ”.
Trước khi kết thúc cuộc họp trực tuyến, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trịnh Đình Dũng kết luận và nhấn mạnh: “Mọi lực lượng, Bộ, ngành liên quan cần nghiêm túc thực hiện chỉ đạo trong Công điện 1369 của Thủ Tướng Chính phủ, giảm thiểu tối đa hậu quả của bão số 10. Đặc biệt chú ý bảo đảm an toàn các hoạt động trên biển. Tiến hành cấm biển từ đêm nay và hoàn thành trong sáng 15/9”./.
Bình Minh/VOV.VN