Xây dựng bộ ngữ liệu số dùng chung giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dường các môn Chính trị
Từ đầu tháng 3/2024, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy - Cơ quan chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu, xây dựng bộ ngữ liệu số góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh” đã tiến hành kiểm thử tại các cấp học để đánh giá kết quả trước khi đưa vào ứng dụng rộng rãi.

Lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho đối tượng đảng viên mới của Trung tâm Chính trị huyện Đồng Hỷ… Không còn cảnh dạy chay, học chay hay chỉ nặng về lý thuyết, ít tính thực tiễn, thày nói trò nghe mà thông qua việc kết hợp các video clip, phóng sự, hình ảnh, số liệu minh họa đã làm cho bài giảng chuyên đề về lịch sử, văn hóa, kinh tế - xã hội của huyện Đồng Hỷ trở lên sinh động, hấp dẫn hơn với các học viên.

Đồng chí Triệu Văn Lũy, Giảng viên kiêm chức, Trung tâm Chính trị huyện Đồng Hỷ chia sẻ: "Tôi nhận thấy là người giảng viên khi giảng cũng cảm thấy hào hứng hơn, cảm thấy các số liệu, các minh chứng, các ngữ liệu phong phú hơn và người học thì thấy hào hứng hơn, chăm chú hơn và không còn có cảm giác là học về lý luận khô khan, cứng nhắc...".

Hiện nay, tỉnh Thái Nguyên có gần 300 công trình lịch sử đảng bộ địa phương, hàng nghìn tài liệu về văn hóa đã được biên soạn và được lưu trữ. Tuy nhiên, những công trình này đến nay vẫn chưa được xây dựng thành bộ ngữ liệu số có tính khoa học, thống nhất, dẫn đến việc khai thác, sử dụng gặp rất nhiều khó khăn. Hiểu một cách đơn giản, kho ngữ liệu số là nơi lưu trữ các tài liệu học tập, bao gồm giáo án điện tử, video clip, phóng sự bằng hình ảnh mà học sinh, sinh viên và giáo viên có thể truy cập và sử dụng bất cứ lúc nào. Từ đầu tháng 3 năm 2024, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy - Cơ quan chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu, xây dựng bộ ngữ liệu số góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh” đã tiến hành kiểm thử tại các cấp học để đánh giá kết quả trước khi đưa vào ứng dụng rộng rãi. Thông thực nghiệm sư phạm đã cho thấy tính ưu việt và chuyển biến tích cực trong công tác giáo dục lý luận chính trị vốn được cho là trừu tượng, khô khan.

Chị Nguyễn Thị Mỹ Linh, Học viên Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên cho biết: "Nhận xét của mọi người về việc học lý luận là khô khan, nhưng khi đưa bộ dữ liệu số vào học chúng em được học qua những hình ảnh những video rất là sống động".

Bà Hà Thị Hường, Trưởng ban Tuyên giáo, Giám đốc Trung tâm Chính trị huyện Phú Lương đề nghị: "Các địa phương bây giờ rất cần bộ ngữ liệu chính thống, đầy đủ mà được triển khai từ cấp tỉnh về sẽ là cơ sở cho các trung tâm chính trị phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng và giảng dậy trên địa bàn một cách chính thống, hiệu quả".

Xây dựng bộ ngữ liệu số dùng chung giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dường các môn Chính trị
Thông qua phương pháp học này chúng em dễ tiếp thu kiến thức hơn cũng như là kích thích cái tinh thần học tập
Xây dựng bộ ngữ liệu số dùng chung giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dường các môn Chính trị

Cùng với công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, giáo dục địa phương hiện nay là môn học bắt buộc ở cả 3 cấp học phổ thông. Với nội dung của môn học này thì sự cần thiết phải tích hợp bộ ngữ liệu số để thay đổi phương pháp dạy và học của giáo viên và học sinh là yêu cầ tất yếu. Thực tế cho thấy, qua quá trình kiểm thử ở các cấp học, nội dung giảng dạy về các vấn đề lịch sử đã thực sự tạo ra môi trường học tập tích cực, sôi động và đầy hứng thú.

Em Nguyễn Thu Hiền, lớp 11A5, Trường THPT Khánh Hòa TP Thái Nguyên chia sẻ: "Thông qua phương pháp học này chúng em dễ tiếp thu kiến thức hơn cũng như là kích thích cái tinh thần học tập của chúng em hơn".

Ông Nguyễn Văn Hưng, Phó Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Thái Nguyên cho biết: "Việc sử dụng bộ công cụ ngữ liệu số là phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông ở các cấp học, thứ hai là cung cấp cho giáo viên, cho các nhà trường về các tư liệu, qua đó cũng đã góp phần cho nhóm biên soạn về giáo dục địa phương của ngành giáo dục tỉnh Thái Nguyên".

Theo Quyết định của UBND tỉnh "Về việc ban hành Khung chương trình giáo dục địa phương cấp THCS và cấp THPT tỉnh Thái Nguyên" sẽ có 36 chủ đề về lịch sử, văn hóa gắn với từng bài học. Do vậy, bộ ngữ liệu số về lịch sử, văn hóa khi được đưa vào ứng dụng rộng rãi sẽ trở thành kho tài liệu hữu ích cho giáo viên và học sinh trong việc thiết kế bài giảng, góp phần đổi mới nội dung, phương pháp tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo trên địa bàn tỉnh giai đoạn hiện nay./.