Facebook Zalo youtube Tiktok

Tết Mậu Thân 1968: 500 chiến sĩ đánh vào Tân Sơn Nhất, 380 người nằm lại!

Xã hội
Những ngày tháng 7, các cựu chiến binh của tiểu đoàn 16 lại nhớ về hàng trăm đồng đội đã ngã xuống trong trận đánh sân bay Tân Sơn Nhất tết Mậu Thân 1968. Trận đánh ấy đã làm nên tên tuổi của Tiểu đoàn 16 Anh hùng, cũng là trận đánh mà chiến sĩ tiểu đoàn hy sinh gần hết.
aa

Chuẩn bị gói bánh chưng thì nhận lệnh tấn công Tân Sơn Nhất

Tiểu đoàn 16 được thành lập và tồn tại chỉ vỏn vẹn chưa đầy 4 năm (7/1967 – 3/1971) nhưng đã tham gia chiến đấu hàng trăm trận và lập nên không ít chiến công… Trong đó, trận đánh ác liệt nhất làm nên tên tuổi Tiểu đoàn 16 anh hùng là trận đánh vào sân bay Tân Sơn Nhất trong đợt tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968.

Theo cựu chiến binh Vũ Chí Thành – nguyên Trung đội phó Trung đội đại liên, Tiểu đoàn 16 (phân khu 2) – lực lượng Tiểu đoàn 16 vốn là quân chính quy, hành quân vượt Trường Sơn vào Nam chiến đấu vào năm 1967.

Ban đầu tiểu đoàn được giao về cho Bộ chỉ huy quân sự Tây Ninh quản lý. Sau đó, đến cuối năm 1968 thì di chuyển về chiến trường Long An, thuộc sự quản lý của phân khu 2.

Cựu chiến binh Tiểu đoàn 16 kể lại diễn biến trận đánh vào sân bay Tân Sơn Nhất trong đợt tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968

Theo Trung tá Bùi Hồng Hà, cựu chiến binh Tiểu đoàn 16, khi di chuyển về Long An, đơn vị của ông được lệnh ăn Tết tại căn cứ Ba Thu và kế hoạch là chiều 30 sẽ mổ lợn, gói bánh chưng. Nhưng đến trưa 30 thì được thông báo ngưng ăn Tết và nhận lệnh tấn công vào sân bay Tân Sơn Nhất.

“Lúc này sư đoàn 9 (đơn vị chủ lực của quân giải phóng ở miền Nam) được lệnh về Tây Ninh ăn Tết nên khi được lệnh tổng tiến công thì đơn vị này xuống không kịp. Đơn vị tôi được lệnh vượt sông Vàm Cỏ tấn công vào Sài Gòn”, ông Hà kể lại.

tet mau than 1968 500 chien si danh vao tan son nhat 380 nguoi nam lai

Trung tá Bùi Hồng Hà, cựu chiến binh tiểu đoàn 16, kể lại trận đánh ác liệt vang danh tiểu đoàn anh hùng

Cựu chiến binh Vũ Chí Thành nhớ lại: “Khoảng 24h tối 30 tết, xung kích 1 của đơn vị tôi đã lọt vào trong 21 hàng rào dây thép gai vây quanh sân bay do các đồng chí đặc công tiểu đoàn 12 đưa vào. Đội xung kích 2 đã nằm ở vị trí sẵn sàng chiến đấu phía bên kia quốc lộ 1 (nay là đường Trường Chinh). Đúng 2h sáng mùng 1 Tết, lệnh nổ súng bắt đầu, chúng tôi ùa vào tấn công sân bay Tân Sơn Nhất”.

Lúc này, Tiểu đoàn 16 được lệnh đánh vào mặt Tây – Tây Bắc của sân bay Tân Sơn Nhất. Đại đội 1 và 2 được phân công làm chủ lực đánh sâu vào sân bay. Đại đội 3 và lực lượng trợ chiến ở bên ngoài làm quân dự bị.

Khi vượt qua hàng rào sân bay, các chiến sĩ Tiểu đoàn 16 vấp phải sự chống cự quyết liệt của quân địch trấn giữ trong lô cốt đầu cầu. Do địch hỏa lực quá mạnh, nhiều chiến sĩ đã hy sinh ngay trước lô cốt. Sau đó, chiến sĩ Phan Văn Đồ ôm bộc phá quyết tử mới đánh sập được lô cốt này.

Vượt qua lô cốt đầu câu, lực lượng được chia thành 2 cánh theo đường tuần tra trong sân bay để đánh sâu vào trong. Đại đội 1 rẽ phải tiến về phía Đông, đánh chiếm được 2 nhà để máy bay, đẩy bọn địch vào phía trong. Đại đội 2 rẽ trái tiến về phía Tây tiến sát khu gia binh, vừa đánh, vừa truy đuổi địch.

Lúc này, chi đoàn thiết giáp của địch từ Gò Vấp được tin đã chạy về yểm hộ, chạy dọc quốc lộ nã đạn 12 ly 7 liên tục vào 2 bên quốc lộ 1, chia cắt đại đội dự bị với quân chủ chiến của Tiểu đoàn 16. Lực lượng dự bị phải rút về khu vực hãng dệt Vinatexco (công ty dệt Thắng Lợi hiện nay) để cố thủ.

Ông Vũ Chí Thành kể: “Trận đó 2 cánh quân của Tiểu đoàn 16 đánh sâu vào trong sân bay nhưng vì không có pháo hỗ trợ nên tiến rất chậm, chỉ mới chiếm được vài nhà chứa máy bay thì hầu như ai cũng hết đạn nhưng vẫn cố gắng tiến công”.

tet mau than 1968 500 chien si danh vao tan son nhat 380 nguoi nam lai

Kể về những ngày máu lửa, giọng cựu chiến binh Vũ Chí Thành vẫn mạnh mẽ, dõng dạc dù đã bước sang tuổi 70

Mãi đến gần sáng, thấy thời cơ đã hết mà quân ta đã hy sinh gần hết, đồng chí Trần Văn Trắc, Đại đội trưởng Đại đội 2, ra lệnh rút quân thì chỉ còn 6, 7 chiến sĩ ra khỏi được cổng sân bay, phối hợp cùng Đại đội 3 phá vòng vây để trở về căn cứ địa.

“Tiểu đoàn mình hơn 500 anh em nhưng rút ra không còn bao nhiêu. Lúc này còn đang bí mật nên không biết lực lượng hy sinh cụ thể thế nào. Sau đó mấy ngày, khi đơn vị tập kết thì phát hiện thiếu mấy đại đội và được biết đã hy sinh, còn 380 người còn nằm lại sân bay”, ông Hà nghẹn ngào.

Tiểu đoàn hơn 500 người, 380 người hy sinh

tet mau than 1968 500 chien si danh vao tan son nhat 380 nguoi nam lai

Nhà máy dệt Vinatexco, nơi đại đội 3 và lực lượng trợ chiến tiểu đoàn 16 cố thủ bị địch oanh tạc khủng khiếp. (Ảnh tư liệu)

Lấy áo mưa phủ xác đồng đội

Những ngày tháng 7 này, nghĩ về đồng đội, các cựu chiến binh Tiểu đoàn 16 còn may mắn sống sót lại rơi nước mắt. Điều họ đau đớn nhất là đã không thể đưa thi thể đồng đội theo cùng khi rút lui.

tet mau than 1968 500 chien si danh vao tan son nhat 380 nguoi nam lai

Những ngày tháng 7, các cựu chiến binh Tiểu đoàn 16 lại về thắp nén nhang cho đồng đội đã ngã xuống

Cựu chiến binh Vũ Chí Thành nghẹn ngào kể: “Khi ấy địch đang vậy chặt, xe tăng và trực thăng nã đạn rất rát nên Đại đội 3 bị chia cắt hoàn toàn với 2 cánh quân đánh sâu vào sân bay. Mà anh em đánh vào sân bay hầu hết đều hy sinh, chỉ còn 6, 7 người phá vây ra ngoài thì làm sao đưa xác đồng đội về!”.

“Mình có ông bạn cầm khẩu pháo bị thương. Bạn nằm đó và dặn: “Ông Hà ơi nhớ nha, khi nào ra thì mang tôi ra với!”. Tôi nói: “Yên tâm nằm đó đi, khi nào ra thì mang ra!”. Bạn nằm đó đau đớn vì đùi chảy máu nhưng không băng bó được vì địch đánh rát quá. Đến 2 giờ chiều thì thấy bạn kêu to: “Cha mẹ ơi! Cho con đi thôi, hết máu đau quá!”. Sau này nghe im thì biết hy sinh mất rồi…” - giọng ông Hà nghèn nghẹn, nước mắt chảy dài.

Người lính già khóc khi nhớ lại cảnh phải lấy áo mưa phủ xác đồng đội

Trước khi rút lui, ông Hà đành thất hứa với bạn vì không thể nào đưa xác bạn về theo. Ông đứng lặng nhìn đồng đội nằm đó, lấy chiếc áo mưa quấn quanh người che cho bạn bớt lạnh rồi gạt nước mắt rút đi theo đội ngũ.

Lúc này, địch quần máy bay trên đầu nã súng trải thảm với tuyên bố hủy diệt quân giải phóng. Phía quốc lộ 1 cũng bị chi đoàn thiết giáp án ngữ.

May mắn Đại đội trưởng Đại đội 2 Trần Văn Trắc dùng quả đạn B40 cuối cùng bắn cháy 1 xe tăng mới có khe hẹp cho đồng đội phá vây thành công.

tet mau than 1968 500 chien si danh vao tan son nhat 380 nguoi nam lai
tet mau than 1968 500 chien si danh vao tan son nhat 380 nguoi nam lai

Lô cốt đầu cầu án ngữ cổng vào sân bay bị tiểu đoàn 16 phá hủy. (Ảnh tư liệu)

Cựu chiến binh Vũ Chí Thành kể: “Lúc đó anh em đánh sâu vào sân bay chiến đấu thảm liệt lắm! Cả 2 đại đội vào mà chỉ còn 6, 7 người ra. Anh Nguyễn Văn Sáu, Chính trị viên của tiểu đoàn bị thương ở chân cũng kiên quyết không ra, giao sắc cốt chứa tài liệu cho chiến sĩ liên lạc giao về bộ chỉ huy rồi tiếp tục chiến đấu cho đến lúc hy sinh để làm gương cho anh em. Có chiến sĩ như anh Phan Văn Đồ ôm bộc phá đánh sập lô cốt thì chắc thi thể cũng không còn để mang ra. Mà muốn mang thi thể đồng đội ra cũng không được. 380 người nằm lại, vài người rút ra làm sao đưa đồng đội về…”.

tet mau than 1968 500 chien si danh vao tan son nhat 380 nguoi nam lai

Người lính già đau đớn nhắc lại nỗi đau chưa tìm thấy thi hài của đồng đội mình dù chiến tranh đã rời xa hơn 40 năm

“Đợt tìm thấy mộ tập thể thứ nhất trong sân bay vào năm 1995 chỉ có 181 người, còn rất nhiều anh em trong tiểu đoàn đã mất không tìm thấy thi thể. Đến giờ này có tìm thấy di hài chắc cũng không còn nhận ra ai nên tôi mong là lần này tìm thấy mộ tập thể thứ 2 thì đưa hết tên anh em chưa tìm thấy thi hài vào mộ bia kỷ niệm. Vì nhiều gia đình đồng đội tôi đến nghĩa trang thăm mà không thấy tên người thân liệt sĩ của mình đã ngã xuống trong trận đánh này cũng tủi thân lắm!”, ông Thành mong mỏi.

Lai lịch Tiểu đoàn 16 Anh hùng

Tiểu đoàn 16 - Phân khu 2 nguyên là Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 24, Sư đoàn 304B thuộc Quân khu 3 được thành lập ngày 15/9/1965. Từ tháng 7/1967 đến cuối năm 1971, trên chiến trường Tây Ninh, Sài Gòn, Long An, Tiểu đoàn 16 đã đánh hơn 250 trận lớn nhỏ.

Với thành tích đó, ngày 2/8/2013, Tiểu đoàn 16 đã được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Đồng thời, liệt sĩ Nguyễn Văn Sáu, Chính trị viên Tiểu đoàn 16 cũng được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Theo Dân trí

Tin mới hơn

Bộ Quốc phòng tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ

Hội nghị trực tuyến triển khai công tác tư pháp năm 2025

Ngày 17/12, đồng chí Đặng Xuân Trường, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh dự và chủ trì điểm cầu Thái Nguyên tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc công tác tư pháp năm 2025 do Bộ tư pháp tổ chức.
Bộ Quốc phòng tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ

Hội nghị báo chí toàn quốc 2024

Chiều 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị Báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa. Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên có đồng chí Vũ Duy Hoàng, Ủy viên BTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cùng đại diện lãnh đạo Hội Nhà báo, các cơ quan báo chí và quản lý báo chí của tỉnh.
Bộ Quốc phòng tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ

Chuyển đổi số - động lực quan trọng để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã đề ra các chỉ tiêu cụ thể ưu tiên để thực hiện chủ đề chuyển đổi số năm 2024 “Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số - Động lực quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững”.
Bộ Quốc phòng tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ

Hôm nay, Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng, xếp thứ hai toàn cầu

Theo ghi nhận của nhiều hệ thống quan trắc, sáng nay, Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng với nhiều điểm đo ghi nhận ngưỡng đỏ (có hại cho sức khỏe mọi người).
Bộ Quốc phòng tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ

Hơn 8.000 người diễn thực cảnh Ngày Giải phóng Thủ đô bên hồ Gươm

Lễ khai mạc “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được vinh danh Thành phố vì hòa bình diễn ra tại Công viên Lý Thái Tổ, sáng 6/10.

Tin bài khác

Thủ tướng: Xóa hết nhà tạm, nhà dột nát để không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Xóa hết nhà tạm, nhà dột nát để không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tối 5/10, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước với chủ đề "Mái ấm cho đồng bào tôi".
Tìm thấy thi thể nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở tại Hà Giang

Tìm thấy thi thể nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở tại Hà Giang

Trưa 30/9, lực lượng Công an tỉnh Hà Giang đã tìm thấy thi thể anh Tô Đình Điệp, 1 trong 4 nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở đất thuộc địa phận thôn Nậm Buông, (xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang).
Kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân: Không tổ chức diễu binh, diễu hành

Kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân: Không tổ chức diễu binh, diễu hành

Bộ Quốc phòng quyết định không tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng Toàn dân.
Tán thành phương án nghỉ 9 ngày dịp Tết Âm lịch 2025

Tán thành phương án nghỉ 9 ngày dịp Tết Âm lịch 2025

Bộ Nội vụ thống nhất với phương án công chức, viên chức, người lao động nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ kéo dài 9 ngày theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH).
Hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên và trục vớt nhịp cầu Phong Châu bị sập

Hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên và trục vớt nhịp cầu Phong Châu bị sập

Lữ đoàn Công binh 249, Binh chủng Công binh vừa hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên xuống sông Hồng và đang tiếp tục hoàn tất những công việc cuối cùng trước khi chính thức lắp đặt cầu phao phục vụ đi lại của người dân sau sự cố sập cầu Phong Châu qua sông Hồng, xảy ra sáng 9/9 tại huyện Tam Nông (Phú Thọ).
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Infographics] Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy - đưa đất nước vào kỷ nguyên mới

[Infographics] Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy - đưa đất nước vào kỷ nguyên mới

Thực hiện Nghị quyết Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Kế hoạch số 07-KH/TW, ngày 27/11/2017 của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần ...
[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh ủy Thái Nguyên vừa ban hành Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên theo Kết luận số 09-KL/BCĐ, ngày 24/11/2024 và các văn ...
[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung  nguyên liệu chè xanh

[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh

Với mong muốn phát triển một sản phẩm chăn nuôi mang thương hiệu của ngành nông nghiệp địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lợn ...
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...