Facebook Zalo youtube Tiktok

Phát triển ngành chăn nuôi theo hướng bền vững

Kinh tế
Chăn nuôi là lĩnh vực quan trọng của nông nghiệp Việt Nam, đóng góp lớn vào việc làm và an ninh lương thực song cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như dịch bệnh, giá thức ăn tăng cao, đầu ra không ổn định. Nhiều hộ chăn nuôi truyền thống gặp khó khăn trong quản lý đàn vật nuôi và tối ưu hóa sản xuất. Trước thực tế đó, việc áp dụng công nghệ số vào chăn nuôi được coi là chìa khóa giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu rủi ro, tiết kiệm chi phí và tăng thu nhập cho người dân.
aa
Phát triển ngành chăn nuôi theo hướng bền vững
Tất cả các khâu trong quy trình chăn nuôi tại trang trại của gia đình anh Nguyễn Hồng Phong đều tự động hóa.

Trang trại của gia đình anh Nguyễn Hồng Phong tại xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ có 4 chuồng nuôi gà trắng với quy mô 9-10 nghìn con mỗi lứa. Tất cả các khâu trong quy trình chăn nuôi tại đây đều là tự động hóa. Qua đó đã đem lại nhiều lợi ích và hiệu quả chăn nuôi cũng tăng lên rõ rệt. Anh Nguyễn Hồng Phong chia sẻ: "Khi chúng tôi áp dụng khoa học công nghệ vào thì giảm được nhiều nhân công, giảm được chi phí và kết quả chăn nuôi tốt hơn nhiều so với làm theo thủ công. Chúng tôi sử dụng hệ thống tự động hóa giúp cho con gà có những tối ưu nhất về nhiệt độ, độ ẩm, con gà sẽ phát triển tốt hơn".

Phát triển ngành chăn nuôi theo hướng bền vững
Các công nghệ như hệ thống giám sát tự động, cảm biến nhiệt độ, độ ẩm trong chuồng trại hay ứng dụng truy xuất nguồn gốc đang dần phổ biến tại nhiều trang trại lớn trên địa bàn tỉnh.

Trước đây, chăn nuôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, việc quản lý đàn vật nuôi gặp nhiều khó khăn. Giờ đây, nhờ các ứng dụng công nghệ, người chăn nuôi có thể giám sát sức khỏe vật nuôi từ xa, kiểm soát thức ăn và điều kiện môi trường một cách chính xác hơn. Các công nghệ như hệ thống giám sát tự động, cảm biến nhiệt độ, độ ẩm trong chuồng trại hay ứng dụng truy xuất nguồn gốc đang dần phổ biến tại nhiều trang trại lớn trên địa bàn tỉnh. Theo số liệu thống kê, năng suất chăn nuôi tại các trang trại áp dụng công nghệ đã tăng 10-20% so với trước, giúp tiết kiệm 15-20% chi phí và tăng doanh thu 18-20%.

Anh Nguyễn Đức Hiếu, Giám đốc điều hành trang trại chăn nuôi, Công ty Cổ phần Chăn nuôi công nghệ cao Thái Nguyên cho hay: "Chuyển đổi số trong chăn nuôi đã, đang và sẽ là yếu tố then chốt quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngành chăn nuôi, đặc biệt là trong chăn nuôi lợn, giúp đảm bảo về phòng chống dịch bệnh và tối ưu hóa sản xuất giúp nâng cao năng suất".

Trên địa bàn tỉnh hiện có gần 1.260 trang trại chăn nuôi. Giá trị sản xuất chăn nuôi năm 2024 đạt trên 7.700 tỷ đồng, chiếm 47% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh. Nhiều trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm đã ứng dụng một phần hoặc toàn phần công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động chăn nuôi; ứng dụng công nghệ cao trong xây dựng chuồng trại. Tuy nhiên, chi phí đầu tư ban đầu cao, trình độ tiếp cận công nghệ của một số hộ dân còn hạn chế… Để tháo gỡ những rào cản này, tỉnh đã và đang triển khai nhiều chương trình hỗ trợ, tập huấn, đồng thời khuyến khích hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ để cung cấp giải pháp phù hợp.

Ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết: "Thái Nguyên là nơi có truyền thống về áp dụng khoa học công nghệ và cũng là nơi phát triển sản phẩm nông nghiệp, trong đó có chăn nuôi. Đặc biệt, ở đây cũng có sự quan tâm rất lớn từ lãnh đạo tỉnh. Tỉnh cần tìm những giải pháp công nghệ phù hợp, xây dựng hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân của địa phương về chuyển để số và phải xây dựng chính sách vừa phù hợp với hệ thống chuyển đổi số của quốc gia nhưng lại mang tính đặc thù để hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân trong quá trình chuyển đổi số".

Thực tế cho thấy, những hộ chăn nuôi ứng dụng công nghệ số đã cải thiện rõ rệt hiệu quả sản xuất, từ giảm chi phí, hạn chế rủi ro dịch bệnh đến nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, để chuyển đổi số thực sự phát huy hiệu quả, cần có sự đồng hành của các cấp chính quyền, doanh nghiệp và chính người chăn nuôi. Để từ đó thúc đẩy ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển theo hướng an toàn, bền vững và hiệu quả hơn./.

Khánh Linh

Tin mới hơn

Tiếp tục nâng tầm giá trị sản phẩm Trà Thái Nguyên

Với diện tích và sản lượng chè lớn nhất cả nước, cây chè được xác định là cây trồng chủ lực của Thái Nguyên, mang lại thu nhập vượt trội, khẳng định giá trị, thương hiệu trà Thái Nguyên trên thị trường trong nước và quốc tế. Nhằm phát huy giá trị cây chè và sản phẩm trà, tiếp tục nâng tầm thương hiệu “Trà Thái Nguyên” trở thành nét văn hoá trà đặc sắc, riêng có, thời gian qua, tỉnh đã và đang triển khai nhiều giải pháp tích cực để nâng cao giá trị, thương hiệu và văn hóa trà Thái Nguyên.

Thái Nguyên - Địa phương đầu tiên có gian hàng nông sản chung trên Shoppe

Những năm gần đây, nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ số vào quy trình sản xuất, cung cấp dịch vụ nông nghiệp và phát triển thương mại điện tử trong tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh đã góp phần thúc đẩy chuyển đổi từ “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh tế nông nghiệp”. Sau hơn 3 năm triển khai chương trình mỗi xã phường một sản phẩm, gần 300 sản phẩm OCOP của tỉnh đang từng bước khẳng định vị thế trên thị trường, được người tiêu dùng đánh giá cao. Thái Nguyên hiện là địa phương đầu tiên có trang quảng bá trên sàn Shopee. Đây là lần đầu tiên trên cả nước một địa phương có gian hàng nông sản chung trên Shopee - sàn thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á.

Thái Nguyên là địa phương đầu tiên có gian hàng nông sản chung trên Sàn thương mại điện tử Shopee

Sau nhiều ngày nỗ lực, được sự đồng hành, hỗ trợ của UBND tỉnh, Sở Công Thương Thái Nguyên và Shopee Việt Nam, Hợp tác xã Bản Việt vừa cho ra mắt Gian hàng Bản Việt - Thái Nguyên trên Sàn thương mại điện tử Shopee. Thái Nguyên là địa phương đầu tiên và đi tiên phong với việc có trang quảng bá trên sàn Shopee - sàn thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á.

Tin bài khác

Tăng tốc thi công Dự án đường Vành đai I đoạn Bờ Đậu - Hóa Thượng

Tăng tốc thi công Dự án đường Vành đai I đoạn Bờ Đậu - Hóa Thượng

Dự án đường Vành đai I (đoạn Bờ Đậu, huyện Phú Lương đi Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ) và tuyến tránh đô thị Hóa Thượng (Đồng Hỷ) được HĐND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt tại Nghị quyết số 151 ngày 12/8/2021, với tổng mức đầu tư trên 1.152 tỷ đồng. Hiện nay, chủ đầu tư, nhà thầu và các địa phương liên quan đang tập trung cao độ, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tiến hành thi công với tinh thần khẩn trương, quyết liệt.
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

Sáng 29/3, đồng chí Nguyễn Linh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì buổi làm việc với các cơ quan, đơn vị liên quan về đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.
Bảo vệ môi trường tiến tới phát triển xanh

Bảo vệ môi trường tiến tới phát triển xanh

Thái Nguyên có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, thuận lợi cho phát triển công nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích kinh tế, vấn đề bảo vệ môi trường trong khai thác và chế biến khoáng sản cũng là một thách thức lớn. Những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đảm bảo môi trường. Bên cạnh việc thực hiện các quy định quản lý, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tích cực áp dụng những giải pháp công nghệ tiên tiến trong các hoạt động, hướng tới sản xuất xanh, sạch, đảm bảo môi trường.
Thái Nguyên thúc đẩy chuyển đổi xanh để thích ứng tiêu chuẩn xanh của EU

Thái Nguyên thúc đẩy chuyển đổi xanh để thích ứng tiêu chuẩn xanh của EU

Sáng 26/3, đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp và làm việc với Giáo sư Claudio Dordi, Đại học Bocconi, Milan, Italia nhằm trao đổi thông tin về lĩnh vực chuyển đổi xanh, thúc đẩy mở rộng hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại châu Âu. Đây là nội dung nhằm tiếp tục cụ thể hóa Công điện số 17 ngày 20/02/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc tích cực, chủ động triển khai các giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, sản xuất và tiêu dùng bền vững, thương mại bền vững đáp ứng các chính sách xanh của Liên minh Châu Âu (EU).
Tìm giải pháp trong tiêu thụ sản phẩm OCOP

Tìm giải pháp trong tiêu thụ sản phẩm OCOP

"Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị sản phẩm. Sau hơn 3 năm triển khai, gần 300 sản phẩm OCOP của tỉnh đang từng bước khẳng định vị thế trên thị trường, được người tiêu dùng đánh giá cao. Tuy nhiên để sản phẩm OCOP có chỗ đứng vững chắc hơn thì việc tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm cần được quan tâm hơn nữa.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Infographic] Sắp xếp, tinh gọn  tổ chức bộ máy hệ thống cơ quan thanh tra theo 2 cấp ở trung ương và địa phương

[Infographic] Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống cơ quan thanh tra theo 2 cấp ở trung ương và địa phương

(Theo Kết luận số 134-KL/TW ngày 28/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp, hệ thống cơ quan Thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả)
[Infographic] Phát triển chè Thái Nguyên 2025 - 2030: Nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và xây dựng thương hiệu chè

[Infographic] Phát triển chè Thái Nguyên 2025 - 2030: Nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và xây dựng thương hiệu chè

Chè là cây trồng mũi nhọn và cũng là thế mạnh sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Thái Nguyên đang có nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ. Nghị quyết chuyên đề của ...
[Infographic] Các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025

[Infographic] Các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025

Chỉ thị số 06/CT-UBND thể hiện quyết tâm cao của UBND tỉnh Thái Nguyên trong việc đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đột phá vào năm 2025. Chỉ thị 06 đưa ra một khung ...
[Infographics] Phát triển năng lực số tỉnh Thái Nguyên năm 2025

[Infographics] Phát triển năng lực số tỉnh Thái Nguyên năm 2025

Nhằm đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm chuyển đổi số của khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, thực hiện các mục tiêu tại Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 31/12/2020 của Ban ...
[Photo] Khai mạc Lễ hội Lồng Tồng ATK Định Hóa năm 2025

[Photo] Khai mạc Lễ hội Lồng Tồng ATK Định Hóa năm 2025

Lễ hội Lồng Tồng
[Infographics] Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy - đưa đất nước vào kỷ nguyên mới

[Infographics] Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy - đưa đất nước vào kỷ nguyên mới

Thực hiện Nghị quyết Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Kế hoạch số 07-KH/TW, ngày 27/11/2017 của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần ...
[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh ủy Thái Nguyên vừa ban hành Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên theo Kết luận số 09-KL/BCĐ, ngày 24/11/2024 và các văn ...