Facebook Zalo youtube Tiktok

Mai Phương - tác phẩm

Xã hội
Vào những năm 70-80 của thế kỷ trước, có một phóng viên đài truyền thanh đất mỏ, thường lặn lội đạp xe lên gửi tin - bài cho Đài Tiếng nói Việt Nam.
aa

Năm 2017, Mai Phương tặng bạn bè một món quà quý: “Mai Phương - tác phẩm” (NXB Hội nhà văn). Cuốn sách dày hơn 600 trang, bìa cứng, trình bày trang nhã với lời tự bạch: "Tôi xin dành toàn bộ tác phẩm này tặng cho người con trai Lê Trần Quỳnh bởi chính anh là nguồn cảm hứng vô tận cho những sáng tác văn học của tôi gần như cả cuộc đời và chính anh đã góp phần quan trọng cho sự ra đời tập tuyển này".

Mai Phương tên thật là Lê Viết Thuận, quê quán tại xã Ngân Sơn, huyện Tuy An tỉnh Phú Yên. Ông là bộ đội chống Pháp, năm 1954 tập kết ra Bắc là về ngay vùng mỏ và sống từ đó đến nay, coi vùng than Đông Bắc là quê hương thứ hai của mình. Bạn bè của ông ở Đài Tiếng nói Việt Nam, trong đó có Tổng biên tập Trần Lâm coi ông là người của Đài.

Nhưng ít người biết rằng ngay từ những năm 1958-1959, Mai Phương đã có nhiều thơ, bút ký, phóng sự… đăng ở tạp chí "Người vùng mỏ" và các báo ở Trung ương như Văn Nghệ, Cứu Quốc, Thống Nhất. Mai Phương cũng là người tới xin học khoá 1 Trường viết văn của Hội nhà văn Việt Nam, cùng với những tên tuổi như Võ Huy Tâm, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Thái Giang…Việc đi học không thành. Ông vẫn sống ở vùng mỏ và bắt đầu học làm văn làm thơ làm báo… ở chính những người thợ mỏ thân yêu của mình.

mai phuong tac pham

Tuyển tập: "Mai Phương - tác phẩm"

“Mai Phương - tác phẩm”, như tác giả nói, là một tập tuyển đánh dấu sự nghiệp sáng tác hơn nửa thế kỷ qua của ông. Ông đã có 5 tập thơ, một tập tuyển "ký và truyện". Một số bài thơ của ông đã được đưa vào các hợp tuyển thơ in chung với nhiều người. Số giải thưởng văn chương của ông thật đáng nể. Nhưng dường như với ông, được "giai cấp" công nhân mỏ coi là "đồng chí", là "người thợ lò" mới là niềm vui, là điều đáng để sống hơn cả. Bởi thế, trong "Mai Phương - tác phẩm" chiếm dòng chủ đạo vẫn là "bài ca về những người thợ mỏ".

Cuốn tập tuyển chia làm 6 phần: Thơ - Trường ca - Truyện thơ - Truyện - Bút ký và "Lời bè bạn". Trừ “Lời bè bạn”, còn dù là thơ hay truyện, bút ký hay trường ca, đều thấy một Mai Phương khoẻ khoắn, lạc quan, xông xáo, và sống rất tình người.

Mở đầu phần thơ là hai bài thơ về Bác Hồ. Câu thơ mộc mạc, chân tình, đọc lên lại nhớ cái giọng Phú Yên đã "chuẩn hoá" theo phương ngôn Bắc Bộ của nhà thơ:

"Con không nói được gì về Bác nữa đâu

Có bao điều về Người

Nhân loại trên hành tinh đều nói hết

Con chỉ còn biết khóc

Khi thấy Bác mặc quần đùi hành quân và vừa đi vừa phơi áo

Đạp nước guồng trắng xoá giữa đôi chân

Trùm khăn rét mùa đông bên ruộng mạ

Cái mũ Bác đội đầu là cái mũ giống người dân"

("Thế gian này chỉ riêng Bác mà thôi" - 2001)

Với những bài thơ mỗi câu 3 từ - 4 từ - 5 từ, lục bát…Mai Phương làm thơ ca ngợi những người mẹ, người em, ca ngợi thiên nhiên đất nước. Nhưng nhiều hơn cả, da diết hơn cả vẫn là những bài thơ về vùng mỏ và người thợ mỏ. Một nhận xét rất tinh tế: "Các cô thiếu nữ/ Làm dáng trước gương/ Những người thợ mỏ/ Soi bóng trong than…" ("Tình yêu đất mỏ"). Trong tạp chí Nhà văn và tác phẩm của Hội nhà văn Việt Nam, số 10/2015, khi in một chùm 5 bài thơ của Mai Phương, Ban biên tập đã có một nhận xét rất xác đáng rằng: "Mai Phương càng có tuổi thơ càng trẻ lại, một bước chuyển cũng rất quan trọng từ hiện thực đời sống về chiêm nghiệm thế nhân. Và tỉnh lại. Từ cái nhìn của cô gái dành cho du khách ngược sông Lô hôm nay gợi cái nhìn cô sơn nữ năm xưa đắm đuối mà không hề dùng một chữ liên tưởng, thật thần tình."

“Ta can em đừng nhìn ta như vậy/ Ôi! Cái nhìn của thủa bắt đầu yêu/ Ngọn nguồn Lô Giang ngàn lau vẫn chảy/ Sông oai linh lượn uốn xóm thôn nghèo.

Đành lòng thôi ngậm ngùi không biết mấy/ Ta đi rồi xin em chớ nhìn theo/ Để mãi trong ta bóng nàng sơn nữ ấy/ Tự năm xưa đứng đợi giữa chân đèo.”( Lũng Cú).

Cũng tạp chí Nhà văn và tác phẩm số Xuân Đinh Dậu (2017) trong mục "Văn hay nhìn lại" đăng hai truyện ngắn của Mai Phương: “Thằng Câm” và "Tự thú" có lời bình: "Lại một nhà thơ nữa, ông Mai Phương sang tuổi 85 thì chợt muốn làm một nhà văn trẻ: viết truyện ngắn. Có vẻ như với cái tâm hồn hậu, cái nhuần nhị mọi lẽ đời được mất khiến kết cấu chuyện còn mắc tật giản đơn, nhưng mọi cảm giác về tình yêu, về bi kịch ngay dưới chân của cái mà ta cứ tưởng là tháp ngà hạnh phúc khiến thiên truyện man mác buồn, một nỗi buồn thấm thía tính triết luận". Tôi đã đọc hết 6 truyện ngắn trong tập tuyển này của Mại Phương. Cũng phải ngậm ngùi trước cái chết tức tưởi của nhân vật "thằng câm". Một chàng trai bị câm bẩm sinh, khoẻ mạnh, chịu thương chịu khó và được mọi người thương. Giữa lúc mọi người tưởng rằng tác giả cho anh ta một cuộc sống hạnh phúc với một cô mậu dịch viên, thì phát đạn nhằm bắn tên ăn trộm lại trúng ngay vào người đuổi trộm. Một cái chết oan khiên. Biết nói thế nào nhỉ?

Nhưng phải nói "ký" mới là địa hạt mà ngòi bút Mai Phương tung hoành, làm rõ bản lĩnh của người lính Cụ Hồ. Ông đã từng viết - như một lời tuyên ngôn: "Đồng chí Bí thư bảo tôi/ Cứ phải cười/ Với cả những tên hèn nhát/…Hoà vào hắn? Như nắng hoà vào cát/ Chi bộ sẽ kết nạp anh…Bốn mươi năm không làm được lời khuyên/ Không giả nụ cười/ Để đến với vinh quang…Dẫu cay đắng/ Miễn là sự thật…". Bởi vậy, trong các bài ký của mình, Mai Phương kịch liệt phê phán những thói hư tật xấu, bọn tham nhũng sâu mọt hại dân. Và đồng thời ca ngợi, biểu dương cái tốt, những kinh nghiệm quý vượt khó đi lên.

Trong ký của Mai Phương, hầu như không có lĩnh vực nào của sản xuất và đời sống ngành than, bị bỏ qua. Đặc biệt trong những lúc ngành than, các mỏ than gặp khó khăn nhất với câu hỏi lớn: làm gì để tồn tại. Mai Phương viết về mỏ Cọc Sáu, mỏ Đèo Nai, Mông Dương… những cái tên làm nên thương hiệu vùng than. Về những người thợ mỏ: thợ lò, lái máy xúc, lái xe, về những người địa chất mỏ, về những kỹ sư, cán bộ quản lý tận tụy với nghề, tận tâm với người. Sau này, khi làm phóng viên cho báo Công thương, có dịp đi rộng hơn vùng mỏ, Mai Phương vẫn thuỷ chung chọn nhân vật chính cho tác phẩm của mình là người lao động.

mai phuong tac pham

Cuốn tiểu thuyết "Ánh đèn lò"

“Văn tức là người”. Mai Phương tính hào sảng, lúc nào cũng chỉnh chu khi xuống với người lao động. Văn xuôi của ông cũng vậy. Viết như nói. Toàn câu đơn, ngắn gọn, rút tít, vào đề, kết thúc… chắc nịch như lưỡi búa thợ lò chém vào súc gỗ, như lưỡi cuốc thợ lò bổ vào vỉa than. Hãy nghe tác giả tả chân dung một người vùng than, ông Bùi Trung Thành: "Ông Thành nhả một ngụm khói thuốc lào dày đặc đen kịt cứ như áng mây mù trước một cơn giông lớn rồi thủng thẳng: Làm mỏ mà là mỏ hầm lò anh còn lạ gì. Khó vô cùng mà khổ thì cũng thật vĩ đại. Trong lò không có trăng rằm, không mặt trời lặn mọc. Không mây trời mà cũng chẳng cánh hải âu bay, không nửa đêm mà cũng không gà gáy. Bốn bề và khi nào cũng chỉ mỗi sắc đen than…Cứ y như một nhà thơ.” ("Mông Dương chiều sâu lòng người").

Trong báo có văn. Chàng trai trẻ năm xưa bị từ chối khi muốn học viết văn, đã trở thành nhà thơ - nhà văn Mai Phương, hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Trong các bài ký của ông, ngoài chất "báo chí" ra, thấm đậm cái duyên dáng, đằm thắm nhưng chắc khoẻ của một nhà văn vùng mỏ. Trong bài ký "Độc đáo ông Bình", kết thúc cả một thiên phóng sự về Đèo Nai vượt khó đi lên, phần kết Mai Phương viết: "Mấy bác nhà văn lão làng vùng mỏ khuyến khích tôi viết ký về Đèo Nai, nhưng bảo phải có cái gì đó có hơi hướng mùa xuân. Vậy mùa xuân của thiên nhiên thì khí trời ấm áp, chim én bay liệng và hoa đào, hoa mai nở, trẻ con áo mới, quần mới xúng xính. Còn mùa xuân của con người là cái đẹp tự trong lòng… Nó vang lên suốt cả bốn mùa. Con người biết thương yêu, quý trọng con người, lo cho nhau ai cũng có việc làm, ai cũng có cuộc sống tốt. Mọi người bay bổng vươn xa trong khi còn nhiều gian khổ khó khăn. Có lẽ đó là mùa xuân của thợ mỏ Đèo Nai. Thầm kín nhưng rực rỡ.”

Muốn biết về một tác giả, không gì tốt hơn đọc chính tác giả ấy. "Mai Phương - tác phẩm" đã ra mắt bạn đọc. Xin giới thiệu với bạn đọc những trang văn "ngùn ngụt lửa than - nống ấm tình người" của một người bạn thân thiết với Đài Tiếng nói Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua./.

Theo Trương Cộng Hòa/VOV.VN

Tin mới hơn

“Kỳ vọng mỹ thuật Việt Nam vượt qua giai đoạn khủng hoảng”

Hội nghị trực tuyến triển khai công tác tư pháp năm 2025

Ngày 17/12, đồng chí Đặng Xuân Trường, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh dự và chủ trì điểm cầu Thái Nguyên tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc công tác tư pháp năm 2025 do Bộ tư pháp tổ chức.
“Kỳ vọng mỹ thuật Việt Nam vượt qua giai đoạn khủng hoảng”

Hội nghị báo chí toàn quốc 2024

Chiều 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị Báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa. Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên có đồng chí Vũ Duy Hoàng, Ủy viên BTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cùng đại diện lãnh đạo Hội Nhà báo, các cơ quan báo chí và quản lý báo chí của tỉnh.
“Kỳ vọng mỹ thuật Việt Nam vượt qua giai đoạn khủng hoảng”

Chuyển đổi số - động lực quan trọng để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã đề ra các chỉ tiêu cụ thể ưu tiên để thực hiện chủ đề chuyển đổi số năm 2024 “Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số - Động lực quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững”.
“Kỳ vọng mỹ thuật Việt Nam vượt qua giai đoạn khủng hoảng”

Hôm nay, Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng, xếp thứ hai toàn cầu

Theo ghi nhận của nhiều hệ thống quan trắc, sáng nay, Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng với nhiều điểm đo ghi nhận ngưỡng đỏ (có hại cho sức khỏe mọi người).
“Kỳ vọng mỹ thuật Việt Nam vượt qua giai đoạn khủng hoảng”

Hơn 8.000 người diễn thực cảnh Ngày Giải phóng Thủ đô bên hồ Gươm

Lễ khai mạc “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được vinh danh Thành phố vì hòa bình diễn ra tại Công viên Lý Thái Tổ, sáng 6/10.

Tin bài khác

Thủ tướng: Xóa hết nhà tạm, nhà dột nát để không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Xóa hết nhà tạm, nhà dột nát để không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tối 5/10, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước với chủ đề "Mái ấm cho đồng bào tôi".
Tìm thấy thi thể nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở tại Hà Giang

Tìm thấy thi thể nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở tại Hà Giang

Trưa 30/9, lực lượng Công an tỉnh Hà Giang đã tìm thấy thi thể anh Tô Đình Điệp, 1 trong 4 nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở đất thuộc địa phận thôn Nậm Buông, (xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang).
Kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân: Không tổ chức diễu binh, diễu hành

Kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân: Không tổ chức diễu binh, diễu hành

Bộ Quốc phòng quyết định không tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng Toàn dân.
Tán thành phương án nghỉ 9 ngày dịp Tết Âm lịch 2025

Tán thành phương án nghỉ 9 ngày dịp Tết Âm lịch 2025

Bộ Nội vụ thống nhất với phương án công chức, viên chức, người lao động nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ kéo dài 9 ngày theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH).
Hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên và trục vớt nhịp cầu Phong Châu bị sập

Hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên và trục vớt nhịp cầu Phong Châu bị sập

Lữ đoàn Công binh 249, Binh chủng Công binh vừa hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên xuống sông Hồng và đang tiếp tục hoàn tất những công việc cuối cùng trước khi chính thức lắp đặt cầu phao phục vụ đi lại của người dân sau sự cố sập cầu Phong Châu qua sông Hồng, xảy ra sáng 9/9 tại huyện Tam Nông (Phú Thọ).
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh ủy Thái Nguyên vừa ban hành Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên theo Kết luận số 09-KL/BCĐ, ngày 24/11/2024 và các văn ...
[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung  nguyên liệu chè xanh

[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh

Với mong muốn phát triển một sản phẩm chăn nuôi mang thương hiệu của ngành nông nghiệp địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lợn ...
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...