Lúc 17 giờ cùng ngày, Trung tá Trần Văn Nhất, Phó chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Ban CHQS TP Vũng Tàu cho biết, sáng cùng ngày hàng trăm cán bộ, chiến sĩ của đơn vị phối hợp với các lực lượng tích cực hỗ trợ nhân dân di chuyển vật chất, tài sản; hướng dẫn bà con sơ tán và giúp đỡ đưa các cháu nhỏ tới nơi tránh trú an toàn.

llvt giup nhan dan ung pho bao so 16
Sáng 25-12, các đợt sóng cao trên 10 mét vẫn liên tục đập vào nhà giàn DK1/14.
llvt giup nhan dan ung pho bao so 16
LLVT huyện Châu Thành, tỉnh Long An, giúp dân di dời tránh bão.

Tối 25-12, Trung tá Nguyễn Minh Khánh, Phó tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 cho biết: Đảng ủy, Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 đã triển khai nhiều giải pháp phòng, chống bão số 16. Các tàu, thuyền di dời vào khu tránh trú an toàn. Bộ tư lệnh giao nhiệm vụ cho các tàu sẵn sàng ứng cứu ngư dân trên biển khi gặp sự cố; thành lập một tổ hơn 30 đồng chí sẵn sàng ứng cứu trên đất liền. Trên biển có hệ thống xuồng cứu hộ, cứu nạn trực 24/24 để kịp thời xử lý sự cố.

Thực hiện chỉ đạo của Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh yêu cầu tất cả các khu vực bến ra sông chỉ cho người lên, không cho bất cứ người nào xuống bè từ sáng 25-12; phối hợp với Trung tâm tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực III triển khai hai tàu cứu nạn Sar 413 và Sar 272 chốt trực tại khu vực cửa sông Dinh sẵn sàng chờ điều động và hỗ trợ tàu, thuyền trên biển.

Từ ngày 21-12, Bộ tư lệnh Vùng 2 Hải quân đã quán triệt thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bão số 16. Theo đó, toàn vùng duy trì 100% quân số trực phòng, chống bão, rà soát, hiệu chỉnh các phương án phòng, chống bão lụt, tìm kiếm cứu nạn, hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương, triển khai sở chỉ huy phòng, chống bão lụt, tìm kiếm cứu nạn. Các tàu hoạt động trên biển đã cơ động ra xa khu vực tâm bão và lực lượng tàu tại bến cơ động vào khu vực tránh bão an toàn, đồng thời các tàu sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn khi có lệnh.

llvt giup nhan dan ung pho bao so 16
Cán bộ, chiến sĩ Ban CHQS TP Vũng Tàu sơ tán nhân dân đến nơi an toàn.
llvt giup nhan dan ung pho bao so 16

Tàu 9001 (Vùng Cảnh sát biển 3) trực sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn.

Tại huyện đảo Côn Đảo, đến ngày 25-12, Trạm ra đa 590, Trung đoàn Ra đa 251 (Vùng 2 Hải quân) đã tiếp đón và tổ chức nơi ăn nghỉ cho 144 người dân trú tránh bão.Tàu 9001 (Vùng Cảnh sát biển 3) trực sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn.

Tại khu vực nhà giàn DK1, Thượng tá Nguyễn Thế Dĩnh, Chính trị viên Tiểu đoàn DK1 (Vùng 2 Hải quân) cho biết: Bão số 16 có sức tàn phá khủng khiếp, mạnh nhất trong lịch sử Nhà giàn DK1. Có con sóng cao 12 đến 15m, va đập vào nhà giàn vọt cao gần 30m, gió giật đến cấp 14, 15. Tâm bão đã đi qua các Nhà giàn DK1 trên bãi cạn Tư Chính, Phúc Nguyên nhưng các nhà giàn vẫn đứng vững, cán bộ, chiến sĩ nhà giàn bảo đảm an toàn tuyệt đối về người. Tuy nhiên, chuồng chăn nuôi và nhiều vườn tăng gia bị hư hại nặng. Từ chiều 25-12, các nhà giàn đã triển khai khắc phục hậu quả, sửa chữa cơ sở vật chất và các vườn rau. 100% cán bộ, chiến sĩ yên tâm tư tưởng, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ được giao.

Sáng 25-12, Tàu 924 thuộc Lữ đoàn 125 Hải quân, Vùng 2 Hải quân đang thực hiện nhiệm vụ trực cứu hộ, cứu nạn đã nhận được thông tin hai thuyền viên tàu BV 98789 TS, đang hoạt động ở khu vực biển Vũng Tàu, bị nạn trong tình trạng nguy kịch, cần được hỗ trợ cấp cứu. Tàu 924 đã nhanh chóng tiếp cận tàu gặp nạn và chuyển bệnh nhân sang tàu 924 để tổ chức cấp cứu. Hai bệnh nhân là anh Trương Thành Vũ, sinh năm 1981, quê ở xã Bình Ân, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang bị các triệu chứng: Khó thở, tức ngực, nôn ói, có biểu hiện co giật... và anh Võ Văn Kháng, 46 tuổi, vết thương nhiễm trùng 1/3 trên xương cẳng chân phải, có nguy cơ bị hoại tử do không được chăm sóc y tế trong quá trình tránh trú bão. Sau khi tiếp nhận, kíp quân y trên tàu 924 đã dùng các biện pháp hồi sức cấp cứu, truyền nước và cấp thuốc điều trị, giúp bệnh nhân Trương Thành Vũ qua cơn nguy kịch, đồng thời chăm sóc vết thương cho bệnh nhân Võ Văn Kháng, yêu cầu chuyển vào đất liền để tiếp tục điều trị.

Ngày 25-12, LLVT tỉnh Long An phối hợp với các ngành địa phương tổ chức di dời nhân dân cù lao Vĩnh Viễn và cù lao Xuân hòa 2, xã Thanh Vĩnh Đông, huyện Châu Thành vào đất liền tránh bão. Địa bàn hai cù lao này có 50 hộ dân với khoảng 260 nhân khẩu. Để hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại về người do bão Tembin gây ra, LLVT huyện Châu Thành đã điều động 300 cán bộ, chiến sĩ dân quân thuộc Đại đội dân quân cơ động huyện và lực lượng dân quân thường trực các xã vùng ven sông vận động người dân vào sâu trong đất liền trú bão. Cùng với tổ chức di dời nhân dân tránh bão, LLVT huyện Châu Thành, tỉnh Long An còn tổ chức gia cố lại các tuyến đê bao ngăn lũ, bố trí 7 chiếc xe, hai chiếc phà, cùng một số lượng lớn vật chất như áo phao, lương thực, thực phẩm chất đốt để di dời dân tránh bão và bảo đảm đời sống cho nhân dân trong thời gian trú bão.

Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bình Thuận đã triển khai 100% quân số trực phòng, chống bão số 16, trong đó ngày 25-12 đã điều động 150 cán bộ, chiến sĩ giúp nhân dân các khu vực nguy hiểm gia cố kè và chằng chống nhà cửa.