Facebook Zalo youtube Tiktok

Dinh Thượng Thơ cần được bảo tồn

Xã hội
Câu chuyện “số phận” Dinh Thượng Thơ, một kiến trúc xưa từ thời Pháp thuộc ở TP.Hồ Chí Minh lại thêm một lần “nóng”.
aa

Câu chuyện “số phận” Dinh Thượng Thơ, một kiến trúc xưa từ thời Pháp thuộc ở TP.HCM lại thêm một lần “nóng”, cũng như ngoài Dinh Thượng Thơ còn các công trình kiến trúc xưa tương tự ở TP.HCM. Hủy bỏ, bảo tồn, và bảo tồn như thế nào?

Tại Hội thảo “Đánh giá về giá trị và giải pháp bảo tồn kiến trúc” công trình Dinh Thượng Thơ tại địa chỉ 59-61 Lý Tự Trọng, Q1, TP.HCM do Sở Quy hoạch- Kiến trúc TP.HCM vừa tổ chức, hầu hết ý kiến của các chuyên gia, nhà nghiên cứu về văn hóa, lịch sử và kiến trúc khẳng định giữ lại Dinh Thượng Thơ là không thể khác. Vấn đề cần bàn là giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của công trình kiến trúc cổ này như thế nào?

dinh thuong tho can duoc bao ton
Hội thảo “Đánh giá về giá trị và giải pháp bảo tồn kiến trúc” công trình Dinh Thượng Thơ.

Cần có cơ sở pháp lý về công trình

Chuyên gia sử học Trần Hữu Phúc Tiến đưa ra nhiều căn cứ sử liệu, đề nghị thành phố giữ nguyên hiện trạng, không phá bỏ tòa nhà đồng thời khảo sát toàn bộ kiến trúc, tầng hầm và lập phương án trùng tu. Theo ông Tiến, ô đất giáp ranh đường Đồng Khởi- Lý Tự Trọng- Lê Thánh Tôn chính là khu vực pháo đài ở cổng thành phía Nam, mang tên Càn Nguyên của Thành Gia Định xưa.

Ngay từ những năm 1860, người Pháp đã quy hoạch xây dựng Dinh Thượng Thơ và sau đó là Dinh Xã Tây (trụ sở UBND thành phố hiện tại). Từ 1861- 1879, Pháp thiết lập chính quyền quân quản ở Sài Gòn và sau đó ra toàn Nam kỳ. Người Việt gọi là “soái phủ”, đứng đầu là Đô đốc Thống đốc nhưng 4 năm đầu chưa có bộ máy riêng về hành chính dân sự.

dinh thuong tho can duoc bao ton
Dinh Thượng Thơ.

Năm 1864, Thống đốc Nam kỳ mới ra quyết định thành lập Direction de I' Interieur (Bộ Nội vụ), viết tắt là DI- hiện hai chữ này còn nguyên trên cửa sắt ở cổng tòa nhà 59-61 Lý Tự Trọng và trở thành dấu tích mở đầu lịch sử hành chính đô thị và hành chính quốc gia hiện đại.... "Nền của hai công trình kiến trúc quan trọng này ẩn chứa di tích không chỉ của Thành Gia Định mà còn của làng Tân Khai, chiếc nôi của người Việt trên đất Sài Gòn".

Theo GS-TS-KTS Nguyễn Trọng Hòa, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, một trong những bức xúc nhất liên quan đến công tác bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị trên địa bàn thành phố hiện nay là hàng loạt chủ đầu tư xin phép tháo dỡ một số các biệt thự cũ, chủ yếu xây từ thời Pháp thuộc, để xây dựng mới.

Trong số này, có những công trình tuy chưa được xếp hạng di tích, nhưng không phải là không có giá trị về lịch sử, văn hóa và nghệ thuật, rồi cho là không cần bảo tồn. Riêng đối với tòa nhà Dinh Thượng Thơ, thời gian gần đây có khá nhiều ý kiến tranh luận vềviệc bảo tồn hay tháo dỡ để phục vụ cho việc cải tạo, mở rộng trụ sở làm việc của UBND TP.HCM.

Phân tích giá trị di sản của công trình, ông Hòa khẳng định: “Đây là một dinh thự cũ còn khá nguyên vẹn, có khối tích khá đồ sộ, đặc trưng cho thể loại công trình kiến trúc mà người Pháp đã xây dựng trước đây tại khu vực khí hậu nhiệt đới Đông Nam Á, nên có giá trị về mặt kiến trúc rất rõ, còn giá trị về lịch sử và văn hóa thì khỏi phải nói nữa”.

Vì thế, không thể nói Dinh Thượng Thơ không nằm trong danh sách kiểm kê bảo tồn mà muốn làm gì cũng được. Ông cho rằng: “Việc cần làm đầu tiên là phải đưa ngay công trình này vào danh mục kiểm kê bảo tồn để bắt buộc phải bảo tồn theo các quy định của Luật Di sản văn hóa”.

dinh thuong tho can duoc bao ton
Dinh Thượng Thơ xưa.

Đồng quan điểm, PGS.TS.KTS Trần Văn Khải, Trường Đại học Kiến trúc TP.HCM nhấn mạnh: “Thật sai lầm khi cho rằng được phép phá bỏ Dinh Thượng Thơ do công trình chưa được xếp hạng. Việc phá bỏ các di sản kiến trúc đô thị kiểu như thế bị coi là hành vi “tự sát về văn hóa”. Bởi bảo tồn di sản kiến trúc đô thị là tạo động lực cho sự phát triển kinh tế và xã hội, quảng bá di sản dân tộc. Thực tế cũng cho thấy, các thành phố có bản sắc nổi bật là nơi hấp dẫn về đầu tư, du lịch.

Chính vì vậy, nếu lỗi do chưa được xếp hạng hay đưa vào danh mục kiểm kê di tích thì ngay từ bây giờ, phải tiến hành hoàn thiện cơ sở pháp lý để xếp hạng di tích đối với Dinh Thượng Thơ, nếu không sẽ lần lượt đến Bưu điện Thành phố và nhiều công trình có giá trị kiến trúc cổ khác cũng bị đập bỏ thay bằng nhà hộp kính.

TS.KTS Ngô Viết Nam Sơn: “Việc cho rằng công trình phải được đưa vào danh sách xếp hạng di tích thì mới bảo tồn là cách làm mang tính cứng nhắc lâu nay, cần thay đổi. Không riêng gì Dinh Thượng Thơ, việc bảo vệ các di sản chưa được xếp hạng cần một hành lang pháp lý cụ thể hơn, để về sau không còn tiếp tục xảy ra tình trạng nhiều công trình di sản bị đe dọa. Theo đó, cần tiếp tục điều chỉnh những thiếu sót của Luật Di sản văn hóa hiện hành, đặc biệt là lĩnh vực bảo tồn di sản quy hoạch kiến trúc”.

Cần bảo tồn nguyên trạng, tại chỗ di sản kiến trúc

KTS Lê Quang Ninh, Hội Kiến trúc sư TP.HCM, một trong những người kịch liệt phản đối phương án phá dỡ Dinh Thượng Thơ để mở rộng trụ sở làm việc của UBND TP.HCM nói kiên quyết: “Giữ lại Dinh Thượng Thơ là chuyện đương nhiên không phải bàn. Ai là người tham mưu đưa ra phương án phá dỡ công trình kiến trúc cổ này thì nên xem lại”.

Ông Ninh phân tích, nhu cầu điều hành một đô thị văn minh không nằm trong việc xây dựng trụ sở đồ sộ mà nằm trong việc áp dụng “Cách mạng Công nghệ 4.0”, vì thế không cần phải dịch chuyển công trình này đi đâu, mà phải bảo tồn nguyên trạng, tại chỗ.

TS Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam nhấn mạnh, giá trị văn hóa, lịch sử và kiến trúc của Dinh Thượng Thơ là rất rõ ràng. Sự hình thành và tồn tại của công trình gắn liền với quá trình phát triển của thành phố, đặc biệt là nằm trong khuôn viên lưu giữ khá nhiều ký ức về hồn đô thị.

Do đó, nên xem xét lại việc vì sao không được đưa vào danh mục kiểm kê di tích để xếp hạng? Không riêng gì Dinh Thượng Thơ mà còn nhiều công trình khác trên địa bàn như Bưu điện Thành phố, Nhà thờ Đức Bà…

Ông Chính còn lưu ý, đối với một thành phố đặc biệt như TP. Hồ Chí Minh thì quá trình phát triển đô thị không nên làm biến dạng công trình Dinh Thượng Thơ, và càng không nên chuyển dịch đi đâu, mà nên bảo tồn nguyên trạng tại chỗ để gìn giữ và phát huy giá trị của công trình.

dinh thuong tho can duoc bao ton

Phân tích dưới góc nhìn khảo cổ học đô thị, TS Nguyễn Thị Hậu, Phó Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử Việt Nam phát biểu: “Kiến trúc của tòa nhà được đánh giá là cá biệt trong vùng Đông Nam Á. Dinh Thượng Thơ, do KTS Marie-Alfred Foulhoux thiết kế, có lịch sử lâu dài hơn Nhà thờ Đức Bà, Nhà hát thành phố, Bưu điện, Tòa án nhân dân..., sự tồn tại của Dinh Thượng Thơ đóng góp vào sự phát triển bền vững của đô thị, đáp ứng thỏa mãn các nhu cầu về tinh thần của cộng đồng, lưu giữ ký ức hồn đô thị trong xã hội hiện đại.

Qua đó bà kiến nghị bảo tồn công trình một cách nguyên trạng và ngay tại vị trí hiện hữu. Trùng tu toàn bộ và có thể thay đổi chức năng để phù hợp với quy mô và sức bền của công trình… Nên hướng công trình trở thành di sản cho đời sau chứ không nên phá bỏ từ bây giờ để đời sau hụt hẫng, trở nên “nghèo” nàn vốn văn hóa…”

Riêng có ý kiến khác từ ông Nguyễn Tấn Vạn, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng, một công trình nằm ngay quận 1, sau lưng UBND thành phố mà "bị bỏ quên không xếp hạng và không được tôn trọng" là điều đáng suy nghĩ. Công trình này có thể chưa đủ sức hấp dẫn, chưa gây ấn tượng cho cộng đồng, nghĩa là giá trị nơi chốn đô thị chưa đạt. Thực tế, người dân thành phố, các nhà khoa học, kiến trúc sư rất ít người biết đến Dinh Thượng Thơ và trong ký ức của họ không tồn tại hình ảnh của một công trình di sản…

Các chuyên gia Steven Hsun Lee (ĐH Harvard, Mỹ) và đại diện của TS-KTS Tô Kiên (Nhật Bản) cũng mang tới hội thảo nhiều kinh nghiệm quý báu về bảo tồn các công trình cổ của châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore…

Qua nhiều ý kiến của các chuyên gia, nhà nghiên cứu kiến trúc và văn hóa, lịch sử thể hiện sự tâm huyết với công trình Dinh Thượng Thơ, ông Nguyễn Thanh Toàn, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch- Kiến trúc TP.HCM cho biết sẽ tập hợp và báo cáo cho lãnh đạo chính quyền thành phố. Đồng thời phối hợp với Sở Văn hóa- Thể thao xem xét, đánh giá lại toàn bộ giá trị của công trình để có đầy đủ cơ sở cho việc bảo tồn công trình kiến trúc cổ này.

Việc bảo tồn Dinh Thượng Thơ và các công trình kiến trúc xưa nói chung của TP.HCM thể hiện chính quyền thành phố văn minh trong ứng xử với di sản lịch sử, hiện đại theo xu hướng bảo vệ di sản văn hóa của thế giới và nghĩa tình với quá khứ của mảnh đất mình đang sinh sống./.

Theo CTV Hoài Hương/VOV.VN

Tin mới hơn

Lễ hội đền Cửa Ông: Phát huy di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Hội nghị trực tuyến triển khai công tác tư pháp năm 2025

Ngày 17/12, đồng chí Đặng Xuân Trường, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh dự và chủ trì điểm cầu Thái Nguyên tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc công tác tư pháp năm 2025 do Bộ tư pháp tổ chức.
Lễ hội đền Cửa Ông: Phát huy di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Hội nghị báo chí toàn quốc 2024

Chiều 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị Báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa. Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên có đồng chí Vũ Duy Hoàng, Ủy viên BTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cùng đại diện lãnh đạo Hội Nhà báo, các cơ quan báo chí và quản lý báo chí của tỉnh.
Lễ hội đền Cửa Ông: Phát huy di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Chuyển đổi số - động lực quan trọng để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã đề ra các chỉ tiêu cụ thể ưu tiên để thực hiện chủ đề chuyển đổi số năm 2024 “Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số - Động lực quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững”.
Lễ hội đền Cửa Ông: Phát huy di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Hôm nay, Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng, xếp thứ hai toàn cầu

Theo ghi nhận của nhiều hệ thống quan trắc, sáng nay, Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng với nhiều điểm đo ghi nhận ngưỡng đỏ (có hại cho sức khỏe mọi người).
Lễ hội đền Cửa Ông: Phát huy di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Hơn 8.000 người diễn thực cảnh Ngày Giải phóng Thủ đô bên hồ Gươm

Lễ khai mạc “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được vinh danh Thành phố vì hòa bình diễn ra tại Công viên Lý Thái Tổ, sáng 6/10.

Tin bài khác

Thủ tướng: Xóa hết nhà tạm, nhà dột nát để không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Xóa hết nhà tạm, nhà dột nát để không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tối 5/10, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước với chủ đề "Mái ấm cho đồng bào tôi".
Tìm thấy thi thể nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở tại Hà Giang

Tìm thấy thi thể nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở tại Hà Giang

Trưa 30/9, lực lượng Công an tỉnh Hà Giang đã tìm thấy thi thể anh Tô Đình Điệp, 1 trong 4 nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở đất thuộc địa phận thôn Nậm Buông, (xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang).
Kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân: Không tổ chức diễu binh, diễu hành

Kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân: Không tổ chức diễu binh, diễu hành

Bộ Quốc phòng quyết định không tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng Toàn dân.
Tán thành phương án nghỉ 9 ngày dịp Tết Âm lịch 2025

Tán thành phương án nghỉ 9 ngày dịp Tết Âm lịch 2025

Bộ Nội vụ thống nhất với phương án công chức, viên chức, người lao động nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ kéo dài 9 ngày theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH).
Hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên và trục vớt nhịp cầu Phong Châu bị sập

Hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên và trục vớt nhịp cầu Phong Châu bị sập

Lữ đoàn Công binh 249, Binh chủng Công binh vừa hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên xuống sông Hồng và đang tiếp tục hoàn tất những công việc cuối cùng trước khi chính thức lắp đặt cầu phao phục vụ đi lại của người dân sau sự cố sập cầu Phong Châu qua sông Hồng, xảy ra sáng 9/9 tại huyện Tam Nông (Phú Thọ).
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh ủy Thái Nguyên vừa ban hành Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên theo Kết luận số 09-KL/BCĐ, ngày 24/11/2024 và các văn ...
[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung  nguyên liệu chè xanh

[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh

Với mong muốn phát triển một sản phẩm chăn nuôi mang thương hiệu của ngành nông nghiệp địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lợn ...
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...