Facebook Zalo youtube Tiktok

Tạo điều kiện để giới trẻ đóng góp cho hòa bình, thịnh vượng

Chính trị
Sáng 15/9, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Mỹ Đình, Hà Nội), Quốc hội Việt Nam phối hợp với Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) đã tổ chức trọng thể Lễ khai mạc Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 với chủ đề: “Vai trò của giới trẻ trong việc thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, thông qua chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo".
aa
Chú thích ảnh
Đại biểu dự phiên khai mạc Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9. Ảnh: TTXVN

Thúc đẩy vai trò của các nghị sỹ trẻ

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gửi Thông điệp tới Hội nghị. Tiếp theo Phiên khai mạc, các Lãnh đạo IPU và đại diện tổ chức quốc tế, cơ quan hữu quan của Việt Nam đã phát biểu.

Chủ tịch Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) Duarte Pacheco bày tỏ vinh dự khi được có mặt tại Hội nghị Nghị sỹ trẻ toàn cầu lần thứ 9; tin tưởng Hội nghị sẽ được tổ chức thành công tốt đẹp như thành công của Đại hội đồng IPU-132 trước đó.

Nhấn mạnh vai trò của thanh niên, giới trẻ cho sự phát triển của mỗi quốc gia, Chủ tịch IPU Duarte Pacheco cho rằng, Hội nghị góp phần đoàn kết các nghị sĩ trẻ và củng cố ảnh hưởng bằng cách học hỏi lẫn nhau, trao đổi về những chiến lược phát triển trong thời gian tới…

Chia sẻ về các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên hợp quốc và chương trình nghị sự chung nhằm giải quyết thách thức đang phải đối mặt, Chủ tịch IPU cho rằng, Hội nghị Nghị sỹ trẻ toàn cầu lần thứ 9 sẽ góp phần thúc đẩy vai trò của các nghị sỹ trẻ trong hoạt động của nghị viện; mong muốn các nghị sỹ trẻ sẽ có những trao đổi thực chất và hiệu quả để cải thiện và thay đổi những vấn đề chung mà thế giới đang gặp phải, hướng đến tương lai tốt đẹp hơn.

Tại lễ khai mạc, Chủ tịch Diễn đàn Nghị sĩ trẻ IPU Dan Carden, Hạ nghị sĩ, Vương quốc Anh đã chia sẻ với những mất mát trong trận động đất ở Morocco và lũ lụt ở Libya; 56 người thiệt mạng trong vụ cháy chung cư mini tại Thanh Xuân, Hà Nội vừa qua.

Chủ tịch Diễn đàn Nghị sĩ trẻ IPU Dan Carden nhấn mạnh, thế hệ trẻ ngày càng phát triển mạnh mẽ và đều cảm thấy sự cấp thiết trong giải quyết những vấn đề chung. Đã đến lúc giới trẻ phải vượt qua bất đồng và suy nghĩ về giải pháp kinh tế-xã hội mang tính trung hạn lẫn dài hạn; có lộ trình giải quyết các vấn đề đang phải đối mặt.

Nhấn mạnh vai trò mạnh mẽ của giới trẻ trong cấu trúc lại tài chính toàn cầu, Hạ Nghị sĩ Dan Carden cho biết, hiện nay, IPU phá vỡ những rào cản để giúp cho giới trẻ tham gia tích cực hơn vào chính trị. Sự xuất hiện của những thanh niên năng động, nhiệt huyết trong nghị viện của các quốc gia cực kỳ quan trọng để giải quyết những thách thức đang phải đối mặt.

Theo đó, chuyển đổi số đã mở ra một thế giới mới với những thách thức mới nhưng cũng cho chúng ta “oxy”, cơ hội mới để vượt qua thách thức. Công nghệ có thể trở thành công cụ hữu ích để tìm ra giải pháp phù hợp với nhưng nỗ lực chung, nỗ lực tập thể ứng phó với các thách thức đang phải đối mặt.

Thúc đẩy SDGs thông qua chuyển đổi và đổi mới kỹ thuật số

Chú thích ảnh
Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) Martin Chungong phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9. Ảnh: TTXVN

Phát biểu tại Phiên khai mạc, Tổng Thư ký IPU Martin Chungong đánh giá cao Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong nhiều lĩnh vực, trong đó có công nghệ số với cam kết mạnh mẽ khi kết hợp hai khía cạnh là công nghệ và trao quyền cho thanh niên.

Tại Đại hội đồng IPU-132 (tổ chức năm 2015 tại Việt Nam), IPU triển khai SDGs, là một cột mốc đặc biệt và thể hiện cam kết chung trong việc giải quyết các vấn đề cấp bách nhất của thế giới với việc thông qua Tuyên bố Hà Nội: “Các Mục tiêu Phát triển Bền vững: Biến Lời nói thành Hành động”. Nhấn mạnh trách nhiệm biến lời nói thành hành động, Tổng Thư ký IPU hoan nghênh Việt Nam đã lồng ghép các cam kết thành hành động cụ thể, các cơ quan lập pháp đã ban hành luật và cải cách phù hợp liên quan trực tiếp với SDGs.

Trên bình diện quốc tế, IPU đã tạo điều kiện cho sự hợp tác xuyên biên giới giúp các bên liên quan chia sẻ những kinh nghiệm tốt và tạo dựng các mối quan hệ đối tác mới; cung cấp nền tảng và công cụ kỹ thuật để hỗ trợ các nghị viện. Trong những năm gần đây, IPU đã chính thức phát huy sức mạnh của công nghệ trong việc thúc đẩy SDGs; tập trung đổi mới sáng tạo và chuyển đổi kỹ thuật số. Thông qua các sáng kiến, IPU đang củng cố những phương pháp để các nghị viện có thể tận dụng tối đa lợi thế của kỷ nguyên số.

Cho rằng cần sửa đổi thủ tục để tăng cường sự tham gia của các nghị sĩ, Tổng Thư ký IPU Martin Chungong nhấn mạnh, những nghị sĩ trẻ đóng vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy sự tiến bộ, phát triển, đóng góp quan điểm, giải pháp đổi mới vào các quy trình của nghị viện; đồng thời chia sẻ thực tiễn, nâng cao tiếng nói của nghị sĩ trẻ về những vấn đề quan tâm.

Theo ông Martin Chungong, Hội nghị này còn góp phần khẳng định sự đóng góp của phụ nữ trẻ, không chỉ cần thiết trong nghị viện mà còn trong sứ mệnh toàn cầu rộng lớn hơn nhằm thúc đẩy SDGs thông qua chuyển đổi và đổi mới kỹ thuật số. Với tư cách là những nghị sĩ trẻ, họ cần trở thành người tiên phong thúc đẩy bình đẳng giới hơn nữa và IPU cam kết vì mục tiêu này.

Khái quát về quá trình thành lập và phát triển của Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ của Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Nhóm Nguyễn Anh Tuấn cho biết, sự hiện diện của các đại biểu Quốc hội trẻ Việt Nam đã góp phần tích cực vào tiến trình đổi mới hoạt động của Quốc hội, trở thành cầu nối đưa tiếng nói của người trẻ đến Quốc hội trong quá trình lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Cùng với đó, đại biểu Quốc hội trẻ đã tham gia tích cực vào các hoạt động ngoại giao nghị viện, các diễn đàn đa phương, song phương.

Hội nghị là cơ hội tốt để các đại biểu Quốc hội trẻ Việt Nam học hỏi kinh nghiệm, chia sẻ mối quan tâm và mở rộng hợp tác với các nghị sĩ trẻ trong cộng đồng IPU.

Theo đó, chủ đề của Hội nghị đã tiếp nối nội dung các Hội nghị trước đó, đáp ứng được 3 mục tiêu quan trọng: Đề cập đến các vấn đề toàn cầu mà tất cả các quốc gia cần chung tay giải quyết; đáp ứng nhu cầu tự thân của giới trẻ; phù hợp với định hướng phát triển của Việt Nam trong giai đoạn tới.
Các mục tiêu này tuy độc lập nhưng lại có quan hệ mật thiết với nhau, tạo không gian, điều kiện để phát huy tối đa năng lực, sức sáng tạo của giới trẻ, đóng góp cho sự phát triển của mỗi quốc gia cũng như hòa bình, thịnh vượng trên phạm vi toàn cầu.

Nhấn mạnh sứ mệnh của thế hệ trẻ, ông Nguyễn Anh Tuấn cho rằng cần thúc đẩy mô hình tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, tiêu dùng hợp lý, cùng với động lực từ chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo và tạo ra các giá trị gia tăng từ chính bản sắc văn hóa của mình. Đây cũng là thế mạnh mà giới trẻ cần được phát huy tối đa để vừa góp phần thay đổi mô hình tăng trưởng, vừa tạo ra cuộc sống thịnh vượng cho các thế hệ mai sau.

Ở Việt Nam, Quốc hội đang thúc đẩy hoàn thiện khung khổ pháp lý và nền tảng thể chế cho quá trình chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa của đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng.

Các đại biểu Quốc hội trẻ ý thức được trách nhiệm của mình và cam kết sẽ tham gia một cách tích cực, có hiệu quả trong quá trình xây dựng, hoàn thiện thể chế, khuôn khổ pháp lý; tham gia giám sát có hiệu quả đối với việc thực thi chính sách và truyền tải cho được thông điệp của Hội nghị tới các cử tri trẻ, giúp họ trang bị tâm thế, kiến thức, kỹ năng cần thiết để sẵn sàng gánh vác sứ mệnh quan trọng này, vươn mình trở thành những công dân số toàn cầu và lan tỏa các giá trị, bản sắc văn hóa Việt Nam ra trường quốc tế.

Ông Nguyễn Anh Tuấn kỳ vọng, Tuyên bố chung Hà Nội được thông qua lần này sẽ là động lực góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu về chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, thúc đẩy tôn trọng đa dạng văn hóa vì sự phát triển bền vững; đồng thời thúc đẩy việc trao quyền cho giới trẻ, mở rộng sự tham gia của giới trẻ vào các tiến trình dân chủ và tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu hiện nay.

Tận dụng sức mạnh của công nghệ số

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội Việt Nam Trịnh Thị Tú Anh trình bày tham luận tại Phiên khai mạc Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9. Ảnh: TTXVN

Trình bày phát biểu dẫn đề, bà Trịnh Thị Tú Anh, đại biểu Quốc hội Việt Nam cho biết, chủ đề của Hội nghị lần này đã phản ánh xu thế phát triển và mối quan tâm của các quốc gia hiện nay khi phát triển bền vững, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao trở thành một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định tốc độ, chất lượng phát triển của các nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Đây là cơ hội quý báu để những đại biểu, nghị sĩ trẻ có cơ hội gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ, học hỏi lẫn nhau; là dịp hướng tới một tiếng nói chung, cùng tìm kiếm và xây dựng những giải pháp tối ưu nhất để hướng tới mục tiêu vì một thế giới phát triển bền vững, hòa bình, thịnh vượng, hạnh phúc, tốt đẹp hơn, bao trùm và không ai bị bỏ lại phía sau.

Khái quát về kết quả thực hiện SDGs của Việt Nam, bà Trịnh Thị Tú Anh cho biết, những thành tựu nổi bật đạt được là kết quả của sự nỗ lực, quyết tâm mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị với sự đóng góp, tham gia tích cực và đồng lòng của toàn xã hội trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, đẩy mạnh chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo.

Trong đó, Quốc hội Việt Nam là cơ quan đóng vai trò trung tâm, thể hiện ở 4 khía cạnh nổi bật.

Cụ thể, vai trò lập pháp của Quốc hội Việt Nam đã được tăng cường, đẩy mạnh để hướng tới hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách nhằm đảm bảo khung pháp lý đầy đủ cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển bền vững quốc gia, đồng thời, tạo mọi điều kiện cần thiết để hỗ trợ đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số và thúc đẩy mạng lưới đổi mới sáng tạo quốc gia.

Bên cạnh đó, Quốc hội đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn lực công thông qua việc phân bổ ngân sách trung hạn và hằng năm, trong đó đặc biệt hướng trọng tâm tới những nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội.

Quốc hội triển khai các hoạt động giám sát hằng năm theo chuyên đề về việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững tại các bộ, ngành và địa phương, tăng cường tính đại diện cho người dân, chuyển tải tiếng nói của người dân trong việc giám sát các hoạt động của nhà nước và tạo điều kiện hơn nữa để người dân và cộng đồng tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật và chính sách.

Cùng với đó, Quốc hội Việt Nam không ngừng đổi mới tổ chức và hoạt động với mục tiêu xây dựng một Quốc hội ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả hơn nữa trên tất cả các lĩnh vực hoạt động, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn phát triển đất nước trong giai đoạn tới.

Bà Trịnh Thị Tú Anh hy vọng, các nghị sĩ trẻ sẽ cùng chung tay, đóng góp tích cực vào quá trình thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững thông qua chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo trên phạm vi toàn cầu.

Gửi thông điệp qua video, Phó Tổng Thư ký Liên minh Viễn thông Quốc tế Tomas Lamanauskas cho biết, trong bối cảnh hiện nay, việc tận dụng sức mạnh của công nghệ số là vô cùng quan trọng. Quản lý rủi ro và công nghệ số đã thay đổi cuộc sống của hàng tỉ người trên thế giới theo hướng tốt đẹp hơn; đồng thời có tiềm năng to lớn trong việc giải quyết hậu quả của khủng hoảng biến đổi khí hậu, tăng cường hiệu suất trong giao thông vận tải...

Theo ông Tomas Lamanauskas, sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ mới nổi đã ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực trong cuộc sống nên việc bắt kịp khoảng cách số hóa đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Do đó, để có thể được tác động và hưởng lợi từ công nghệ mới, trước tiên, các nghị sĩ cần phải kết nối với tư cách là chính trị gia và thuộc thế hệ chuyển đổi số.

Phó Tổng Thư ký Liên minh Viễn thông Quốc tế kêu gọi Hội nghị tập trung vào việc thúc đẩy kết nối; hướng tới cơ sở hạ tầng số hóa bền vững, đảm bảo truy cập an toàn, thiết bị giá rẻ và giá cước dữ liệu thấp; đồng thời khuyến khích các đại biểu ủng hộ việc đầu tư bền vững, sử dụng kỹ năng số hóa và khởi nghiệp để có thể tạo ra ý tưởng, giải pháp sáng tạo từ các nghị sĩ trẻ; từ đó mở rộng phạm vi trên toàn thế giới.

Sau Phiên khai mạc, các đại biểu tham dự Phiên thảo luận chuyên đề 1 về Chuyển đổi số.

Diệp Trương (TTXVN)
baotintuc.vn

Tin mới hơn

Trung ương đồng ý cho hai nhân sự thôi chức Uỷ viên Trung ương khóa XIII

Căn cứ quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước và xem xét nguyện vọng của cá nhân, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để các ông: Bùi Văn Cường, Nguyễn Văn Thể thôi giữ chức Uỷ viên Trung ương Đảng khoá XIII.

Chủ tịch nước dự lễ kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Chile

Theo đặc phái viên TTXVN, tối 11/11 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Santiago de Chile, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân và chính thức khai trương Văn phòng Tuỳ viên Quốc phòng Việt Nam tại Chile.

TIỂU SỬ ĐỒNG CHÍ LƯƠNG CƯỜNG, CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Ngày 21/10/2024, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã bầu đồng chí Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Toàn văn bài phát biểu của tân Chủ tịch nước Lương Cường

Chiều 21/10, sau Lễ tuyên thệ, đồng chí Lương Cường đã có bài phát biểu nhậm chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026. Thainguyentv.vn trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường

Chiều 21/10, với 440 đại biểu có mặt tán thành, đồng chí Lương Cường đã trúng cử vị trí Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Tin bài khác

Quốc hội bầu ông Lương Cường làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Quốc hội bầu ông Lương Cường làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 21/10, Quốc hội khóa XV đã bầu ông Lương Cường làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Điện Invalides, Pháp

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Điện Invalides, Pháp

Sáng 7/10 giờ địa phương (chiều nay giờ Việt Nam), lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm được tổ chức trọng thể theo nghi thức quốc gia tại Điện Invalides ở thủ đô Paris.
Cuba trao tặng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm Huân chương Jose Marti

Cuba trao tặng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm Huân chương Jose Marti

Huân chương Jose Marti là phần thưởng cao quý nhất của Cuba để ghi nhận những đóng góp vô giá của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm vào việc phát triển quan hệ Việt Nam-Cuba
Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

Sáng 18/9/2024, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII khai mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc hội nghị.
Kiện toàn nhiều chức danh quan trọng của bộ máy nhà nước

Kiện toàn nhiều chức danh quan trọng của bộ máy nhà nước

Quốc hội đã kiện toàn nhiều chức danh quan trọng của bộ máy nhà nước, trong đó phê chuẩn bổ nhiệm các ông Nguyễn Hòa Bình, Hồ Đức Phớc và Bùi Thanh Sơn làm phó thủ tướng; ông Đỗ Đức Duy làm bộ trưởng Bộ TN&MT và ông Nguyễn Hải Ninh làm bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh ủy Thái Nguyên vừa ban hành Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên theo Kết luận số 09-KL/BCĐ, ngày 24/11/2024 và các văn ...
[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung  nguyên liệu chè xanh

[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh

Với mong muốn phát triển một sản phẩm chăn nuôi mang thương hiệu của ngành nông nghiệp địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lợn ...
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...