Facebook Zalo youtube Tiktok

Ký ức ngày tiến về Sài Gòn của cựu sỹ quan "đốc chiến" Lữ đoàn 203

Xã hội
Đã 42 năm trôi qua, từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, cuộc sống đổi thay nhiều thăng trầm biến cố. Tuy nhiên, cựu binh Bùi Hoan nguyên sỹ quan "đốc chiến" Lữ đoàn 203, Quân đoàn 2 vẫn nhớ như in từng giây phút hào sảng ngày “tiến về Sài Gòn”.
aa

Trong không khí cả nước đang nô nức kỷ niệm 42 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, qua lời giới thiệu của ông Trương Quang Thắng Chủ tịch Hội cựu chiến binh phường Hà Huy Tập (TP Hà Tĩnh), chúng tôi có dịp tới thăm và trò chuyện cùng cựu binh Bùi Hoan (SN 1952, trú phường Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh) - nguyên sỹ quan đốc chiến, Lữ đoàn 203, Trung đoàn 2.

Suốt buổi nói chuyện, nụ cười luôn nở trên gương mặt người cựu binh đã ngoài 75 tuổi. Có lẽ niềm hạnh phúc chiến thắng vẫn đang rạo rực như ngày ông cùng đồng đội chiếm Dinh độc lập, giải phóng hoàn toàn miền Nam. Có lúc ông rơi nước mắt vì xúc động khi những câu chuyện về ký ức tiến về Sài Gòn trào dâng vào những ngày tháng 4 này.

Ký ức người sỹ quan "đốc chiến" tăng thiết giáp

Với sức trẻ, khao khát cống hiến cho Tổ quốc, tháng 2/1961, 19 tuổi, chàng trai Bùi Hoan rời làng Thạch Phú (nay là phường Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh) lên đường nhập ngũ. Sau 3 tháng huấn luyện bộ binh, ông được tuyển vào học lái xe tăng tại Trung đoàn 202 (Vĩnh Phú), sau đó đi học sỹ quan pháo cao xạ (Sơn Tây, Hà Nội).

ky uc ngay tien ve sai gon cua cuu sy quan doc chien lu doan 203

Cựu chiến binh Bùi Hoan kể chi tiết về ký ức hào hùng khi ông lên đường nhập ngũ, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Tháng 10/1965, khi hoàn thành hết các khóa học, ông được biên chế về Trung đoàn 225 pháo cao xạ, bảo vệ sân bay. Từ đó cho đến tháng 4/1974, ông tham gia chiến đấu bảo vệ miền Bắc và các chiến trường Đông Lào; Nam Lào; Trị Thiên; Quảng Trị đồng thời trải qua nhiều đơn vị khác nhau.

“Ngày 17/5/1974 sau khi Quân đoàn 2 thành lập, tôi được điều về đơn vị này nhận nhiệm vụ Trợ lý tác chiến Bộ tham mưu quân đoàn, phụ trách xe tăng. Từ đó, tôi cùng các đồng đội chiến đấu liên tục cho đến ngày giải phóng miền Nam” – ông Hoan nhớ lại.

Trong thời gian công tác ở Quân đoàn 2, kỷ niệm đáng nhớ nhất, đặc biệt nhất của ông Hoan là tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh diễn ra từ ngày 14-30/4/1975. Trong khoảng thời gian này, ông liên tục làm sỹ quan đốc chiến của Bộ chỉ huy chiến dịch thuộc Binh đoàn duyên hải do lực lượng Quân đoàn 2 chủ chốt.

Nhiệm vụ chính của ông Hoan lúc đó là đốc chiến lực lượng thọc sâu chiến dịch của Lữ đoàn 203 tăng thiết giáp và các lực lượng phối thuộc cho tăng thiết giáp. Nhiệm vụ của Lữ tăng thiết giáp và các lực lượng phối thuộc là lực lượng dự bị thọc sâu chiến dịch đánh thẳng vào Dinh độc lập của Ngụy quyền Sài Gòn.

“Đốc chiến là đôn đốc lực lượng chiến đấu đã được giao nhiệm vụ chính thức. Người cán bộ đốc chiến là cấp trên xuống chỉ huy cấp dưới, nếu người cấp dưới gặp khó khăn có thể người đốc chiến phải thay thế người cấp dưới để tiếp tục chiến đấu. Sỹ quan đốc chiến phải nắm rất chắc nhiệm vụ của Tư lệnh chiến dịch giao cho đơn vị mũi tấn công đó; luôn luôn nắm chắc tình hình của đơn vị, công tác tổ chức chiến đấu; phải nắm được giờ G và phải biết xử trí những trường hợp đặc biệt khó khăn của đơn vị. Mục tiêu chính là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Tư lệnh giao” – ông Hoan giải thích rõ về nhiệm vụ quan trọng của người sỹ quan đốc chiến.

ky uc ngay tien ve sai gon cua cuu sy quan doc chien lu doan 203

Ông Hoan luôn tự hào về nhiệm vụ của mình khi được Tư lệnh giao phó.

Trong khói lửa chiến tranh tàn khốc của chiến dịch lịch sử, chiến sĩ Bùi Hoan vẫn luôn sát cùng đồng đội vừa trực tiếp chiến đấu tiêu diệt sinh lực địch, vừa phá huỷ các phương tiện chiến tranh của kẻ thù. Ngoài ra ông đã đưa hết khả năng học được, tiếp thu được vận dụng vào việc sửa chữa các xe tăng bị hư hỏng.

“Ngày thì đánh nhau ác liệt, đêm đến các chiến sĩ lại mò vào trận địa xe tăng hư hỏng của địch để tháo gỡ linh kiện, thiết bị về thay thế cho xe hỏng của quân ta. Chính vì Lữ đoàn 203 làm tốt điều này nên vẫn đảm bảo được lượng xe tăng tham gia chiến dịch” – ông Hoan cho rằng, đó là việc ông đã hướng dẫn cho các chiến sỹ của Lữ đoàn 203.

Vượt qua 2 “cánh cửa sinh tử” tiến vào Sài Gòn

Ông Hoan vẫn nhớ như in cảm giác thôi thúc rạo rực vào chiều ngày 29/4/1975. Và đêm đó cũng là đêm ác liệt nhất, đêm mấu chốt quyết định chiến thắng toàn vẹn của quân và dân ta.

“Chiều hôm đó, toàn bộ các chiến sĩ đều được phát quần áo mới, mũ cứng, quân hàm… Mọi người ai cũng thấy lạ vì các chiến sĩ chiến đấu lâu lâu mới có người được cấp trên cấp cho quân phục mới chứ không bao giờ cấp đồng loạt như vậy. Dù chưa có quyết định nhưng mọi người đều dự đoán trước là sẽ có trận đánh tổng lực tiến về Sài Gòn, ai nấy đều quên hết sợ hãi, rạo rực ý chí chiến đấu” – ông Hoan nhớ lại cảm xúc trước đêm tiến về giải phóng Sài Gòn.

Giờ phút tác chiến mở đường tiến vào Dinh độc lập, theo ông Hoan, chiến trận diễn ra ác liệt nhất trong quá trình chiến đấu của ông và những đồng đội. Những giờ phút nóng bỏng đó được chia thành 2 giai đoạn là phần vượt cầu sông Buông và vượt qua sông Sài Gòn - vượt qua 2 “cánh cửa sinh tử” với Lữ đoàn 203 và các lực lượng khác.

ky uc ngay tien ve sai gon cua cuu sy quan doc chien lu doan 203

Có một cuốn sổ tay mà ông Hoan nhặt được khi đánh vào Tổng kho Long Bình là kỷ vật quý giá nhất theo ông tiến về Sài Gòn, vì bên trong cuốn sổ có bản đồ chi tiết của Sài Gòn lúc bấy giờ. Điều đó giúp ông và các đồng đội dễ dàng định hướng, tiến công vào thẳng Dinh độc lập.

Đêm 29 rạng sáng ngày 30, trên đường tiến công của Lữ đoàn, khi đến cầu sông Buông thì cầu bị sập, địch rút chạy phá cầu. Lúc đó cả Lữ đoàn 203, cả lực lượng công binh, cả xe tăng… đều tìm cách khắc phục cầu, công việc bắt đầu từ 20h đêm – 3h sáng cầu mới hoàn thành.

“Phải nói rằng anh em suốt đêm, cả cán bộ chiến sĩ, đốc chiến, cán bộ trên Quân đoàn xuống đều tìm cách sửa cầu sông Buông để xuất kích đúng giờ G. Cảm động nhất thời điểm đó là pháo địch kích xung quanh từ trong Tân Sơn Nhất, Gò Vấp, Thủ Đức… bắn ra nhưng cán bộ chiến sỹ lính xe tăng dũng cảm lắm, cho xe nổ máy liên tục để khắc phục cầu và để bảo đảm cho công binh yên tâm vì có xe tăng chắn đạn. Lính xe tăng đứng 2 đầu như lá chắn để công binh sửa cầu, tất cả mọi người đều dũng cảm không còn biết sợ, không kể hy sinh gì” – ông Hoan nhớ lại sự dũng cảm, đoàn kết, quyết tâm của người lính đêm đó.

Trong quá trình tấn công vượt qua cầu Biên Hòa – Rạch Chiếc – Thủ Đức, thời điểm bắt đầu đến cầu Sài Gòn cực kỳ ác liệt, địch tấn công dữ dội, còn bao nhiêu đạn đều xả hết và đó cũng là giây phút “một mất, một còn” tranh giành nhau giữa sự sống và cái chết.

“Lúc đó, địch trong tâm lý còn nước còn tát nên trút toàn bộ đạn dược, còn viên nào cũng bắn xả hết. 3 xe tăng đi đầu của ta bị địch bắn cháy, trong đó có 1 xe của Đại úy Tiểu đoàn trưởng và đồng chí ấy hi sinh. Chúng tôi lúc đó ngồi trên xe chỉ huy, nhưng nhảy xuống chạy bộ với cán bộ, tham mưu Lữ đoàn, đốc chiến Lữ đoàn đến thị sát tình hình. Lúc đó không còn biết chết sống nữa rồi, phải trực tiếp xem tình hình phía trước tại sao phải dừng lại, không tiến được. Khi nắm được tình hình, chúng tôi đã liên lạc, báo cáo Tư lệnh. Tư lệnh chỉ đạo quyết tâm, dùng biện pháp cảm tử. Chúng tôi đã cho xe tăng, gạt những xe bị bắn cháy về 1 bên. Người nào bị thương thì tự băng bó, xe nào bị bắn thì dịch về 1 bên, còn tất cả không thể dừng” – ông Hoan nhớ chi tiết từng từng giây phút thần tốc và ác liệt.

Thời điểm đó, theo ông Hoan, chiếc xe tăng của đồng chí Bùi Quang Thận vượt lên được trước tiên, địch thấy xe tăng vượt lên thì bỏ chạy. Thời khắc đó chỉ diễn ra trong khoảng vài ba phút.

“Phải nói những người lính lúc đó cực kỳ anh dũng, kiên cường. Xét về tương quan lực lượng lúc đó địch hơn ta nhiều. Địch cho tàu, xe tăng ra cản rồi từ các hỏa điểm trên nhà cao tầng bắn xuống còn quân ta đi trống trơn giữa đường lớn. Nhưng quân ta vẫn “thẳng đường mà tiến” không hề có chút sợ hãi. Chúng tôi đã thắng bằng ý chí kiên cường, địch phải rút lui, cũng là thời khắc quyết định để tiến vào Dinh Độc Lập” – ông Hoan nói.

U đầu vì tấm kính trong suốt ở Dinh Độc Lập

Lúc tiến vào Dinh độc lập, một kỷ niệm khiến ông Hoan vẫn cười thầm khi nhớ lại, đó là, khi cổng Dinh Độc Lập bị húc đổ, ông cùng nhiều chiến sỹ khác xung phong chạy lên nhưng đều bị đụng vào tấm kính chống đạn trong dinh và ngã xuống.

“Đó vừa là kỷ niệm khá "quê" với chúng tôi, cũng tại quân đội ta đánh từ trên núi xuống, khi vào thành phố Sài Gòn vào Dinh Độc Lập, nhìn cảnh vật, đồ đạc chưa quen. Một phần do tấm kính rất trong, xuyên suốt, phần nữa là những người lính quên hết mọi rào cản phía trước cứ thế mà xông lên, không để ý kỹ. Chúng tôi cùng cười mãi” – ông Hoan kể.

ky uc ngay tien ve sai gon cua cuu sy quan doc chien lu doan 203

Bức ảnh kỷ niệm của ông Hoan (phía trước bên trái) và đồng đội sau ngày chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975. (Ảnh nhân vật cung cấp)

Kỷ niệm sâu sắc nhất của ông Hoan là khi đồng chí Bùi Quang Thận chạy lên cắm cờ trên nóc Dinh Độc Lập, ông và các chiến sĩ khác tiến vào phòng nội các của Dương Văn Minh. Trên chiếc ghế bành được mạ bằng vàng không có ai ngồi. Cả phòng họp có 23 người ngồi co cụm lại 1 góc phòng, người nào cũng run. “Nhưng chúng tôi biết ai là Dương Văn Minh, vì Dương Văn Minh to nhất, cao nhất” – ông Hoan nói.

Sau khi chiếm Dinh Độc Lập thất thủ, miền Nam được giải phóng hoàn toàn, những người lính giải phóng được người dân Sài Gòn đổ xô ra đường vẫy cờ hoa chào đón, chúc mừng, nhiều người dân còn mang theo thức ăn, nước uống trao cho các chiến sĩ. Ai nấy đều vui sướng, phấn khởi trong niềm vui chiến thắng, non sông vẹn toàn.

“Xúc động nhất là đêm 30/4, tất cả chúng tôi đều khóc, chỉ huy thấy vậy hỏi tại sao thì mọi người đều trả lời do thương Bác Hồ quá. Quân dân đã hoàn thành di chúc của Bác nhưng không được cùng Bác được hưởng trọn niềm vui” – ông Hoan kể về giây phút xúc động.

Sau ngày chiến thắng, ông Hoan tiếp tục hoạt động trong quân ngũ, đến năm 1989, ông về hưu với cấp hàm Trung tá, nguyên quyền Lữ đoàn trưởng Lữ Đoàn 203, Quân đoàn 2. Cựu binh Bùi Hoan đã có thời gian phục vụ trong quân ngũ là 28 năm 9 tháng (chưa quy đổi).

Trở về quê hương người cựu binh ấy vẫn luôn hăng say trong các hoạt động, đoàn thể, khối phố. Ông từng làm Bí thư khối phố gần 10 năm, đến năm 2014, do vấn đề sức khỏe, ông Hoan xin nghỉ. Ông được nhận nhiều danh hiệu cao quý của Đảng và Nhà nước, địa phương.

ky uc ngay tien ve sai gon cua cuu sy quan doc chien lu doan 203

Trở về sau những năm tháng cống hiến cho Tổ quốc, cựu binh Bùi Hoan luôn là tấm gương trong phong trào xây dựng quê hương trong thời kỳ đổi mới.

Khi nói đến ông Hoan, bà con khối phố 6, phường Hà Huy Tập đều bày tỏ sự kính trọng, mến mộ một người cựu binh đầy nhiệt huyết, đã dành trọn tuổi thanh xuân để chiến đấu bảo vệ quê hương, giải phóng miền Nam. Khi về hưu ông đã đóng góp rất nhiều cho địa phương. Đặc biệt, 3 trong số 4 người con của ông Hoan cũng đều tham gia nghĩa vụ quân sự và trở về quê hương lập nghiệp.

ky uc ngay tien ve sai gon cua cuu sy quan doc chien lu doan 203

Niềm hạnh phúc của người sỹ quan đốc chiến năm xưa bên gia đình hiện tại.

42 năm trôi qua, vào những ngày tháng 4 lịch sử, ông Bùi Hoan cũng như rất nhiều những cựu chiến binh khác đã từng đóng góp công sức, xương máu làm nên đại thắng mùa xuân năm 1975 lại bồi hồi xúc động, nhớ về những ký ức năm xưa.

Theo Dân trí

Tin mới hơn

Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 42 năm ngày hoàn toàn giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Hội nghị trực tuyến triển khai công tác tư pháp năm 2025

Ngày 17/12, đồng chí Đặng Xuân Trường, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh dự và chủ trì điểm cầu Thái Nguyên tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc công tác tư pháp năm 2025 do Bộ tư pháp tổ chức.
Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 42 năm ngày hoàn toàn giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Hội nghị báo chí toàn quốc 2024

Chiều 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị Báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa. Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên có đồng chí Vũ Duy Hoàng, Ủy viên BTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cùng đại diện lãnh đạo Hội Nhà báo, các cơ quan báo chí và quản lý báo chí của tỉnh.
Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 42 năm ngày hoàn toàn giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Chuyển đổi số - động lực quan trọng để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã đề ra các chỉ tiêu cụ thể ưu tiên để thực hiện chủ đề chuyển đổi số năm 2024 “Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số - Động lực quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững”.
Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 42 năm ngày hoàn toàn giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Hôm nay, Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng, xếp thứ hai toàn cầu

Theo ghi nhận của nhiều hệ thống quan trắc, sáng nay, Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng với nhiều điểm đo ghi nhận ngưỡng đỏ (có hại cho sức khỏe mọi người).
Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 42 năm ngày hoàn toàn giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Hơn 8.000 người diễn thực cảnh Ngày Giải phóng Thủ đô bên hồ Gươm

Lễ khai mạc “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được vinh danh Thành phố vì hòa bình diễn ra tại Công viên Lý Thái Tổ, sáng 6/10.

Tin bài khác

Thủ tướng: Xóa hết nhà tạm, nhà dột nát để không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Xóa hết nhà tạm, nhà dột nát để không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tối 5/10, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước với chủ đề "Mái ấm cho đồng bào tôi".
Tìm thấy thi thể nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở tại Hà Giang

Tìm thấy thi thể nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở tại Hà Giang

Trưa 30/9, lực lượng Công an tỉnh Hà Giang đã tìm thấy thi thể anh Tô Đình Điệp, 1 trong 4 nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở đất thuộc địa phận thôn Nậm Buông, (xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang).
Kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân: Không tổ chức diễu binh, diễu hành

Kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân: Không tổ chức diễu binh, diễu hành

Bộ Quốc phòng quyết định không tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng Toàn dân.
Tán thành phương án nghỉ 9 ngày dịp Tết Âm lịch 2025

Tán thành phương án nghỉ 9 ngày dịp Tết Âm lịch 2025

Bộ Nội vụ thống nhất với phương án công chức, viên chức, người lao động nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ kéo dài 9 ngày theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH).
Hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên và trục vớt nhịp cầu Phong Châu bị sập

Hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên và trục vớt nhịp cầu Phong Châu bị sập

Lữ đoàn Công binh 249, Binh chủng Công binh vừa hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên xuống sông Hồng và đang tiếp tục hoàn tất những công việc cuối cùng trước khi chính thức lắp đặt cầu phao phục vụ đi lại của người dân sau sự cố sập cầu Phong Châu qua sông Hồng, xảy ra sáng 9/9 tại huyện Tam Nông (Phú Thọ).
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Infographics] Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy - đưa đất nước vào kỷ nguyên mới

[Infographics] Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy - đưa đất nước vào kỷ nguyên mới

Thực hiện Nghị quyết Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Kế hoạch số 07-KH/TW, ngày 27/11/2017 của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần ...
[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh ủy Thái Nguyên vừa ban hành Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên theo Kết luận số 09-KL/BCĐ, ngày 24/11/2024 và các văn ...
[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung  nguyên liệu chè xanh

[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh

Với mong muốn phát triển một sản phẩm chăn nuôi mang thương hiệu của ngành nông nghiệp địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lợn ...
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...