Sau một tháng ra quân thực hiện cao điểm đảm bảo trật tự an toàn giao thông cho học sinh đến trường trên địa bàn tỉnh, số học sinh vi phạm các quy định khi tham gia giao thông đã giảm đáng kể. Ý thức tự giác chấp hành Luật giao thông đường bộ của đại bộ phận phụ huynh, học sinh đã thay đổi. Tuy nhiên vẫn cần tiếp tục có các giải pháp đồng bộ từ phía gia đình, nhà trường và các lực lượng chức năng trong việc bảo đảm an toàn giao thông trong học sinh một cách bền vững.
Thời gian qua, một số đối tượng đã thiết lập nhiều trang web, trang thông tin, trang mạng xã hội giả mạo các Cục nghiệp vụ của Bộ Công an để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Thời gian gần đây, trên các nền tảng mạng xã hội như: Facebook, Zalo, tiktok… tình trạng quảng cáo, mua, bán các loại bằng cấp, giấy tờ giả diễn ra rất phức tạp với phương thức thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây bức xúc dư luận. Xuất phát từ nhu cầu của không ít cá nhân muốn có bằng cấp, giấy tờ để làm hồ sơ xin việc hoặc sử dụng với những mục đích khác. Có cung thì ắt có cầu, các dịch vụ làm giấy tờ, bằng cấp giả đã xuất hiện tràn lan trên các trang mạng xã hội. Khách hàng chỉ cần lựa chọn loại giấy tờ mình có nhu cầu, cung cấp thông tin cá nhân phù hợp, địa chỉ nhận hàng, chỉ sau vài ngày là đã có thể nhận được giấy tờ. Đây là thực tế đáng báo động và không thể xem nhẹ vấn nạn này trong đời sống xã hội hiện nay.
Ngày 19/10 tại Trường Đại học Sư phạm (Đại học Thái Nguyên), Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức hội thi “Tìm hiểu Luật giao thông đường bộ và kỹ năng lái xe mô tô an toàn” cho sinh viên các trường đại học năm 2024 khu vực phía Bắc.
Trong thời gian qua, tình hình trật tự an toàn giao thông liên quan đến lứa tuổi học sinh vẫn diễn ra phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn giao thông. Và để đảm bảo an toàn giao thông, lực lượng chức năng đã và đang tăng cường xử lý các hành vi vi phạm ở lứa tuổi thanh thiếu niên.