e magazine
01/11/2023
[Megastory] Lý Nam Đế - Vị Hoàng Đế đầu tiên của dân tộc Việt Nam

01/11/2023

Trải qua hàng nghìn năm bị bắc thuộc, Nhân dân Việt Nam phải sống trong cảnh lầm than, đói nghèo. Trong khoảng thời gian ấy, đã có hàng chục cuộc khởi nghĩa nổi dậy giành chính quyền, nhưng chưa có cuộc khởi nghĩa nào thu được thắng lợi. Đến đầu năm 542, một dấu mốc đột phá trong lịch sử chống giặc phương Bắc đô hộ của nhân dân ta xuất hiện, Lý Bí đã lãnh đạo nhân dân ta nổi dậy tiến hành cuộc khởi nghĩa đánh đổ ách đô hộ của nhà Lương, sau đó Lý Bí xưng Đế, lấy hiệu là Lý Nam Đế vào năm 544, đặt niên hiệu là Thiên Đức và khai sinh một nền độc lập tự chủ của đất Việt, đặt tên nước là Vạn Xuân.
[Megastory] Lý Nam Đế - Vị Hoàng Đế đầu tiên của dân tộc Việt Nam
[Megastory] Lý Nam Đế - Vị Hoàng Đế đầu tiên của dân tộc Việt Nam
Trong “Đại Việt sử ký toàn thư” là bộ chính sử đầu tiên của nước ta cũng có ghi chép về quê hương của Lý Nam Đế ở “ấp Thái Bình, châu Giã Năng, phủ Long Hưng, xứ Kinh Bắc…”. Gần 1.500 năm sau khi nổ ra cuộc khởi nghĩa giành giang sơn của Lý Nam Đế, câu hỏi quê hương của Lý Nam Đế ở đâu đã thu hút nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà sử học?
[Megastory] Lý Nam Đế - Vị Hoàng Đế đầu tiên của dân tộc Việt Nam
Ngày 06/10/2012, Hội Khoa học lịch sử Việt nam phối hợp với UBND tỉnh Thái Nguyên và UBND huyện Phổ Yên (nay là TP Phổ Yên) tổ chức Hội thảo “Một số vấn đề về Vương triều Tiền Lý và quê hương của vua Lý Nam Đế”. Hội thảo đã đi đến kết luận quê hương của Đức vua Lý Nam Đế sinh ra ở thôn Cổ Pháp, xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên (nay là TP Phổ Yên), tỉnh Thái Nguyên.
[Megastory] Lý Nam Đế - Vị Hoàng Đế đầu tiên của dân tộc Việt Nam
Gần 15 thế kỷ đã đi qua, hiện nay tại xã Tiên Phong vẫn còn một trong những công trình quan trọng nằm trong quần thể Di tích lịch sử Quốc gia Lý Nam Đế như Đền Mục là nơi thờ Lý Nam Đế làm Thành Hoàng Làng. Chùa Hương Ấp, ngôi chùa mà tuổi thơ Ngài đã nương nhờ, tu tập. Chùa Mãn Tăng, nơi lưu giữ những truyền thuyết, huyền thoại gắn với đức Vua đã được các cấp có thẩm quyền công nhận và cho phép đầu tư xây dựng thành Khu di tích lịch sử Lý Nam Đế.
[Megastory] Lý Nam Đế - Vị Hoàng Đế đầu tiên của dân tộc Việt Nam
[Megastory] Lý Nam Đế - Vị Hoàng Đế đầu tiên của dân tộc Việt Nam
Đền Mục nơi thờ Đức Vua Lý Nam Đế là Thành Hoàng làng

Đền Mục thuộc TDP Hòa Bình,Tiên Phong, Phổ Yên, Thái Nguyên. Đền được xây dựng ở vị trí trung tâm, nằm trên một gò đất cao với thế đất đẹp, dựa vào núi, phía trước mặt có nhiều con ngòi hội tụ lại với nhau. Năm 2020, Đền Mục được trùng tu tôn tạo lại theo nguyện vọng của nhân dân. Ngôi đền mới khang trang, bề thế, nhưng vẫn mang phong cách kiến trúc truyền thống của ngồi Đền Bắc Bộ. Đền Mục rất linh thiêng, hiện còn lưu giữ được nhiều hiện vật như: sắc phong, lưỡi mác bằng đồng, bát hương cổ, bia đá, câu đối liên quan đến Đức vua Lý Nam Đế để thấy những dấu tích, ký ức về vị vua này luôn luôn in đậm trong tâm trí của người dân địa phương và được các thế hệ nối tiếp nhau vẫn giữ gìn.

[Megastory] Lý Nam Đế - Vị Hoàng Đế đầu tiên của dân tộc Việt Nam
Chùa Hương Ấp xã Tiên Phong, TP Phổ Yên được Bộ VH-TT và DL công nhận là Di tich lịch sử cấp Quốc gia

Chùa Hương Ấp nằm trên đỉnh núi Chùa thuộc TDP Định Thành, làng Cổ Pháp tọa lạc trên một khu đất cao, rộng, không gian thoáng đãng. Mô hình kiến trúc của ngôi chùa có hình chữ Đinh, nhìn hướng chính Tây. Hiện, Chùa Hương Ấp đang có 2 không gian dành để thờ vua Lý Nam Đế và Pháp Tổ Thiền Sư - người thầy đầu tiên của ông. Ngoài ra, còn có một số địa danh liên quan đến sự nghiệp đánh giặc cứu nước của vua Lý Nam Đế như: Cánh đồng Tráng, bãi Quần Ngựa, đồi Cao Vương…

[Megastory] Lý Nam Đế - Vị Hoàng Đế đầu tiên của dân tộc Việt Nam

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, trên 1.500 năm đã trôi qua kể từ ngày Đức vua Lý Nam Đế hạ thế, các công trình quan trọng nằm trong quần thể di tích lịch sử Quốc gia Lý Nam Đế cũng đã đổi thay không còn như trước, do thời gian, do chiến tranh nên đã bị hư hỏng nhiều, được nhân dân địa phương nhiều lần tu sửa và tôn tạo.

Ngày 9/5/2019, UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành Quyết định số 1228 phê duyệt “Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích Lý Nam Đế, xã Tiên Phong, TP. Phổ Yên”. Theo đó, Khu di tích được quy hoạch tổng thể với diện tích 54,06ha được thực hiện trong giai đoạn đến hết năm 2030. Trong đó, đền Mục được chọn làm trung tâm, điểm nhấn của Khu di tích với diện tích 44ha, các điểm di tích còn lại là chùa Hương Ấp và chùa Mãn Tăng. Ngoài các hạng mục chính còn có các hạng mục chức năng khác, như: Tượng đài Lý Nam Đế, khu công viên cảnh quan sinh thái, khu dịch vụ, vườn hoa, hồ cảnh quan…

[Megastory] Lý Nam Đế - Vị Hoàng Đế đầu tiên của dân tộc Việt Nam
Theo đề xuất của địa phương, giai đoạn 1 của Dự án được thực hiện từ năm 2021 đến 2025, với tổng mức đầu tư trên 262 tỷ đồng (từ ngân sách TP. Phổ Yên và các nguồn huy động hợp pháp khác). Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích Lý Nam Đế đã được UBND tỉnh phê duyệt, đến nay, công việc chuẩn bị cho Lễ khởi công Khu di tích đã hoàn tất. Lễ khởi công sẽ diễn ra ngày 2/11/2023, nhằm ngày 19/9 năm Quý Mão.
[Megastory] Lý Nam Đế - Vị Hoàng Đế đầu tiên của dân tộc Việt Nam

Trong tâm thức người Việt Nam, việc Lý Nam Đế lập nên Nhà nước Vạn Xuân được coi là biểu tượng khơi nguồn và tạo sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam trong suốt những chặng đường lịch sử của mình. Do đó, tín ngưỡng thờ cúng đức Vua đã trở thành loại hình văn hóa tôn giáo đặc sắc trong đời sống văn hóa tinh thần của các thế hệ người dân Việt Nam. Các thế hệ người dân Tiên Phong vẫn luôn gìn giữ nhiều lễ hội tưởng nhớ công ơn của ngài. Ngày 12 tháng giêng hằng năm, nhân dân địa phương đều tổ chức các hoạt động dâng lễ, mở hội tại Đền và Chùa để tưởng nhớ ngày lên ngôi của Đức vua và kỷ niệm ngày thành lập nước Vạn Xuân. Ngoài ra còn có ngày 10 tháng 3, tương truyền là ngày khởi binh, ngày 2 tháng 5 là ngày giỗ Đức vua.

[Megastory] Lý Nam Đế - Vị Hoàng Đế đầu tiên của dân tộc Việt Nam

Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn, ngoài những giá trị lịch sử thì Khu di tích Lý Nam Đế còn có những điều kiện thuận lợi, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Bởi, Khu di tích nằm cách trung tâm thành phố Phổ Yên 6km, cách TP Thái Nguyên 20km và cách Thủ đô Hà Nội khoảng 70km với hệ thống đường giao thông được đầu tư đồng bộ, kiên cố. Cùng với đó, Khu di tích còn kết nối thuận lợi với các điểm tham quan khác trên địa bàn xã Tiên Phong cũng như các vùng lân cận (Khu di tích cách mạng ATK và quần thể di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh như: đình Thù Lâm; đình Giã Thù và chùa Di; hồ Đại Lải, Tam Đảo, hồ Núi Cốc…) tạo điều kiện thuận lợi thu hút các dự án phát triển công nghiệp, dịch vụ du lịch.

Bằng sự đồng lòng, quyết tâm cao của chính quyền địa phương, tin tưởng rằng trong một tương lai không xa, Khu Di tích lịch sử Quốc gia Lý Nam Đế sẽ được tu bổ, tôn tạo xứng tầm với ý nghĩa lịch sử, là địa chỉ đỏ giáo dục lòng yêu nước, tự tôn dân tộc, thể hiện niềm vinh dự, tự hào của người dân Thái Nguyên nói chung, người dân Phổ Yên nói riêng. Hào khí cũng như uy linh mà người anh hùng dân tộc Lý Bí, vị Hoàng đế đầu tiên của đất Việt sẽ sống mãi trên mảnh đất giàu truyền thống cách mạng./.