|
Phóng viên: Buổi thiền trà trên đỉnh núi Bàn Cờ đã mang đến anh những cảm xúc như thế nào? Và anh muốn gửi gắm thông điệp gì qua buổi thiền Trà này? Nghệ nhân Trà Hoàng Anh Sướng: Đối với người Việt Nam mời trà là một nghi lễ. Trà được dâng mời cho khách bằng hai tay với một nụ cười tươi. Chúng ta có câu nói “Tặng quân thiên lý viễn, Tiếu bả nhất âu trà” (Nghĩa là “Tặng người ngàn dặm cách xa với một nụ cười và chén trà). Tư thế ngồi thưởng trà cũng rất quan trọng, và chúng ta cầm 3 ngón tay để cầm chén trà, các cụ gọi là “tam long giá ngọc”. Khi dâng trà, người mời trà sẽ đặt bàn tay trái dưới bàn tay phải và đó là cách chúng ta hàm ơn những nghệ nhân trà đã làm nên những chén trà ngon. Và sau đó nâng chén trà đưa ngang tầm mắt, để cảm nhận vẻ đẹp của chén trà. Sau khi cảm nhận được đó chúng ta sẽ tận hưởng hương thơm của chén trà và đưa môi lên nhấp vị trà. Ngụm trà đầu tiên ngậm trong miệng và chúng ta cảm nhận được toàn bộ hương thơm của chén trà đó và các cụ có câu “Thập nhị lan can nhất trản trà”( nghĩa là Đi hết 12 bậc cầu thang mới uống hết một chén trà” ) . Điều này sẽ hình dung về sự khoan thai, chậm rãi khi thưởng thức Trà. Và chén Trà đầu tiên khi tôi dâng mời thì ông Bill Gatses và bạn gái đều rất thích thú và uống rất ngon lành. Với tôi điều này cũng có chút ngạc nhiên, bản thân tôi đã tổ chức nhiều buổi thưởng trà cho các đoàn khách nước ngoài và được biết người phương Tây thường dùng trà đen, thứ trà đã lên men, được làm giảm bớt đi lượng tanin và cafein, thứ làm nên vị chat của trà ) nhưng mà ông Bill Gates và bạn gái lại uống trà rất ngon lành và khi đó tôi có hỏi “Có cảm nhận vị chat không” thì họ đều nói rất ngon. Bên cạnh hương sen ngào ngọt thì ông bà đã cảm nhận được vị chat ngọt bền của Trà Tân Cương. Khi đó tôi có nói với họ rằng trà ngon giống như một mỹ nhân đẹp và hương, sắc của Trà chính là vẻ đẹp của người con gái đó. Và vẻ đẹp tâm hồn chính là hậu vị của chén trà. Một chén trà ngon phải hội tụ hai điều đó và chính điều này đã khiến Bill Gates rất thích thú. Tôi là người làm Trà Việt Nam và yêu Trà Việt Nam. Tôi luôn đề cao ngọn cờ quảng bá văn hóa Trà Việt Nam. Với một mỗi buổi thiền trà cho bất kỳ ai, dù đó là dành cho người Việt Nam hay người nước ngoài tôi đều rất vui. Buổi thiền trà với ông Bill Gates thì niềm vui đó lại càng lớn hơn. Bởi đây là một trong những người nổi tiếng nhất thế giới. Và với một người như vậy thì việc dành thời gian trọn vẹn một buổi chiều để thưởng thức Trà Việt Nam thì với một người quảng bá Chè Việt Nam như tôi sẽ cảm thấy rất hạnh phúc. Tôi nghĩ rằng qua buổi thiền trà với tỷ phú này sẽ là cơ hội lớn đánh thức tình yêu Trà đối với người Việt Nam. Bởi đâu đó hiện nay, chúng ta vẫn chưa thấy được vẻ đẹp của Trà Việt Nam và đặc biệt đây là dịp để quảng bá với nhiều người trên thế giới về Trà Việt Nam. Phóng viên: Trà được sử dụng trong các quốc tiệc của VN và anh cũng là người vinh dự được mời trà trong tiệc chiêu đãi nhà vua nhật bản và nhiều nguyên thủ quốc gia khác. Vậy theo anh đâu là điểm khác biệt của văn hóa Trà VN so với các quốc gia trên thế giới? Nghệ nhân Trà Hoàng Anh Sướng: Chúng ta đều biết khi nhắc đến Trà thì sẽ nói đến các quốc gia Á Đông với 3 cường quốc nổi tiếng đó là Trà Nhật Bản, Trà Việt Nam và Trà Trung Quốc. Nếu nói về ba cường quốc chè này thì sẽ là một chuyên đề rất lớn. Nhưng có thể khái quát như sau. Trà Trung Quốc giống như “cô gái thành thị mới lớn, rất đỏm dáng. Mỗi khi ra phố sẽ chọn cho mình bộ quần áo đẹp nhất, kiểu tóc điệu đà nhất. Tại sao tôi lại ví von như vậy vì theo hiểu biết của tôi người Trung Quốc họ yêu vẻ đẹp và trong nghệ thuật thưởng trà của người Trung Hoa thì sẽ đề cao tính thẩm mỹ của chén trà. Còn Trà Nhật Bản thì lại giống như “nhà hiền triết khó tính” , mỗi một lời nói, mỗi một nghi lễ hay cử trỉ đều chứa đựng triết lý sâu xa. Lý do vì người sáng lập ra Trà đạo Nhật Bản chính là các vị thiền sư, vì thế không gian thiền trà, trà cụ và các nghi lễ đều chứa đựng những triết lý của nhà Phật. Còn Trà Việt Nam giống như cô gái giản dị, chân chất nhưng lại chinh phục mọi người bằng sự giản dị đó. Và để sự chân chất này lan tỏa đến với mọi người thì trước tiên chính những người làm trà phải yêu chè, thao thức để mỗi một ngày làm sao chúng ta chế biến làm ra những sản phẩm để nâng cao giá trị của cây chè. Và điều quan trọng là phải quáng bá văn hóa Trà. Nếu chúng ta làm Trà mà chỉ quan tâm đến việc sản xuất tạo ra sản phẩm để thương mại, mà không chú ý đến giá trị văn hóa, giá trị tinh thần của nó thì nó mãi là một thức uống thuần túy. |
Phóng viên: Là người đam mê với văn hóa trà và đã tổ chức rất nhiều cuộc thiền trà trong nước và quốc tế. Vậy làm thế nào để Trà Tân Cương nói riêng và trà Việt Nam nói chung có được vị trí trong lòng bạn bè quốc tế? Nghệ nhân Trà Hoàng Anh Sướng: Có điều tôi đã chia sẻ nhiều với báo chí đó là làm thế nào để Trà Việt Nam nói chung và Trà Tân Cương nói riêng trở thành nền văn hóa đặc sắc. Sở dĩ Nhật Bản và Trung Quốc, văn hóa Trà được nhiều người biết đến cũng chính là một phần làm tốt câu chuyện quảng bá bằng nhiều cách khác nhau. Và tại hai quốc gia này thì quốc tiệc tiếp đón các nguyên thủ quốc gia đều là tiệc trà. Tôi đã rất vinh dự được trình diễn mời trà trong tiệc trà do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tiếp đón Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản cùng quan khách vào năm 2017. Trong bữa tiệc trà hôm ấy, tôi đã lựa chọn 2 đặc sản trà nổi tiếng của Việt Nam: Trà Tân Cương thượng hạng (chỉ hái một đọt non trên cùng) và Trà Sen Tây Hồ do chính bàn tay tôi tẩm ướp theo phong cách truyền thống). Từ nhiều đời, người dân Tân Cương (Thái Nguyên) đã gắn cuộc đời mình với cây chè. Họ trồng chè, hái chè, sao chè theo cách mà cha ông đã làm đã từng làm với mong ước mang trọn vẹn hương sắc của vùng chè Đệ Nhất Danh Trà với thời gian.Và cũng từ đó, chén trà Tân Cương đã trở thành món quà xuất hiện trong các buổi tiệc trà đón những vị khách quốc tế. Hương thơm của trà Việt, hậu vị ngọt bền của trà Việt đã chinh phục, thấm vào lòng Nhà vua, Hoàng hậu và toàn thể quan khách. Các vị đã uống cạn những chén trà với vẻ thích thú và liên tục ban tặng những lời khen. |