e magazine
[Megastory] Tháng 5 nhớ Bác

20/05/2022 06:24

Đã 75 năm trôi qua kể từ ngày 20/5/1947, Bác Hồ đến Khau Tý, xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên sau một hành trình dài bí mật để xây dựng trung tâm An toàn khu, thủ phủ căn cứ địa kháng chiến. Những dấu ấn lịch sử về năm tháng kháng chiến gian khổ, cùng ăn, cùng ở với đồng bào ATK Định Hóa của Bác vẫn đọng mãi trong tâm trí mỗi người dân Thái Nguyên.
[Megastory] Tháng 5 nhớ Bác

Trong căn nhà cũ kĩ nằm trên đường Phù Liễn, phường Hoàng Văn Thụ, TP Thái Nguyên, ông Ma Đình Khoa xúc động hồi tưởng về kỷ niệm thời thơ ấu được gặp Bác tại quê hương Định Hóa. Ông là con ruột của cụ Ma Đình Tương, nguyên là Ủy viên Ban ATK của Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến huyện Định Hóa và cụ bà Lý Thị Mùi.

Bác Hồ chọn Chùa Hang để làm việc và giữ gìn 17 kiện hàng (tài sản quốc gia) tuy là việc phát sinh, nằm ngoài chủ trương của Bác trong lịch trình trở về An toàn khu Việt Bắc. Tuy vậy, đó là khoảng thời gian quan trọng để Người chuẩn bị các điều kiện cho một sự kiện lịch sử nhằm hoạch định đường lối, chủ trương cách mạng phù hợp với tình hình mới - Đại hội Đảng lần II năm 1951.

[Megastory] Tháng 5 nhớ Bác
Chiếc chăn sui Bác tặng gia đình ông Khoa năm 1951.

Ông Ma Đình Khoa, khi đó là một cậu bé hơn 11 tuổi, được giao nhiệm vụ trực tiếp dẫn Bác đi khảo sát thực địa Chùa Hang. Ngày ngày, sau khi đi học về, ông Ma Đình Khoa được mẹ dặn sang với Bác để giúp Bác một vài việc vặt và xem Bác có cần gì thêm. Ông còn nhớ như in ngày Bác đến gia đình ông tại xóm Thâm Tý, xã Bảo Cường là vào buổi tối một ngày cuối tháng 11/1950. Cùng đi với Bác có 3 đồng chí bảo vệ. Đầu tháng 12/1950, thực dân Pháp thả bom đánh phá tại tại xóm Nà Guồng (cách nhà cụ Tương khoảng 6km). Để đảm bảo an toàn, cụ Lý Thị Mùi đã đề xuất chọn địa điểm ở Chùa Hang để Bác sang đó nghỉ và làm việc. Sau khi khảo sát kỹ địa thế của hang, Bác quyết định cùng 3 đồng chí bảo vệ sang ở tại đó. Từ khi Bác chuyển sang Chùa Hang ở và làm việc, mỗi tối cụ Ma Đình Tương đến báo cáo công việc ở Ủy ban Hành chính kháng chiến huyện và những việc Bác giao. Trong đó có những việc quan trọng như kế hoạch bảo vệ ATK Định Hóa nói chung (gồm Tuyên Quang, Thái Nguyên và Bắc Kạn) và đặc biệt là bảo vệ ATK Định Hóa, cùng nhiệm vụ bắt liên lạc với đồng chí Trần Đăng Ninh. Tuy phải bí mật và chỉ ở lại Chùa Hang ít ngày, nhưng những tình cảm, hình ảnh của Bác tại nơi này chắc chắn không thể phai nhòa trong ký ức của số ít người từng được gặp Bác, được phục vụ Bác.

[Megastory] Tháng 5 nhớ Bác
[Megastory] Tháng 5 nhớ Bác
Một số ảnh kỉ niệm gia đình ông Khoa chụp trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

Năm 1969, sau khi tốt nghiệp Đại học Xây dựng Hà Nội, ông Khoa trở về công tác tại Ủy ban Xây dựng cơ bản của tỉnh. Trải qua nhiều cương vị công tác, trong đó cao nhất là chức vụ Bí thư Ban Cán sự, Giám đốc Sở Xây dựng Bắc Thái giai đoạn 1992-1996. Dù ở bất kỳ cương vị nào, ông cũng luôn là một đảng viên gương mẫu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

[Megastory] Tháng 5 nhớ Bác

Chỉ được ở gần Bác trong một thời gian ngắn, song ký ức về Người luôn in đậm trong trái tim ông Ma Đình Khoa.

Trong một lần về thăm gia đình ông Ma Đình Khoa, Giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Chí Bảo, Giảng viên cao cấp Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương khẳng định: “Bác Hồ rất thương yêu những người dân và các cán bộ phục vụ Bác, ông Ma Đình Khoa đã nhiều lần gặp Bác Hồ và được Bác căn dặn thì chắc chắn sẽ cảm nhận rất rõ về điều này”.
[Megastory] Tháng 5 nhớ Bác
Huy hiệu Đảng và kỷ niệm chương ông Khoa được nhận.
Ông Ma Đình Khoa hiện là một trong số ít người được gặp Bác Hồ còn minh mẫn. Dù đã ở độ tuổi xưa nay hiếm với 55 năm tuổi Đảng, ông vẫn miệt mài nghiên cứu tài liệu. Mỗi ngày đều dặn các con, cháu phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 75 năm đã trôi qua, người dân Thái Nguyên vẫn luôn nhớ về Bác Hồ kính yêu, hình ảnh của vị Cha già dân tộc luôn sống mãi trong lòng mỗi người con Thái Nguyên.
[Megastory] Tháng 5 nhớ Bác