e magazine
Megastory: Thái Nguyên đột phá trong hội nhập, đi đầu trong đổi mới

13/10/2020 00:00

Có thể khẳng định rằng, thành tựu kinh tế - xã hội quan trọng nhất trong 5 năm qua (2015-2020) của Thái Nguyên chính là kinh tế liên tục tăng trưởng và ổn định, trong đó khu vực công nghiệp - xây dựng có bước tăng bứt phá, tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp, tăng sự đóng góp của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo đảm an sinh, phúc lợi, tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Đây cũng chính là những thành tựu nổi bật trong nhiệm kỳ 5 năm của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, tiến gần hơn với mục tiêu đưa Thái Nguyên trở thành một trong những Trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực trung du, miền núi Bắc bộ và vùng Thủ đô Hà Nội.
Thái Nguyên đột phá trong hội nhập, đi đầu trong đổi mới

Có thể khẳng định rằng, thành tựu kinh tế - xã hội quan trọng nhất trong 5 năm qua (2015-2020) của Thái Nguyên chính là kinh tế liên tục tăng trưởng và ổn định, trong đó khu vực công nghiệp - xây dựng có bước tăng bứt phá, tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp, tăng sự đóng góp của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo đảm an sinh, phúc lợi, tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.

Đây cũng chính là những thành tựu nổi bật trong nhiệm kỳ 5 năm của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, tiến gần hơn với mục tiêu đưa Thái Nguyên trở thành một trong những Trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực trung du, miền núi Bắc bộ và vùng Thủ đô Hà Nội.

Đột phá từ đổi mới hệ thống chính trị
Megastory: Thái Nguyên đột phá trong hội nhập, đi đầu trong đổi mới

Xuất phát từ thực tiễn để chuyển động đột phá từ đổi mới hệ thống chính trị, phát huy dân chủ, bảo đảm tính đồng bộ, phù hợp giữa tăng trưởng kinh tế với đổi mới chính trị. Công tác xây dựng Đảng được tăng cường trên các mặt: Chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, nhất là thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, khóa XII), Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII) gắn với thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong đó, nhấn mạnh việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, đổi mới và hoàn thiện hệ thống công vụ, bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.

Trong nhiệm kỳ, giảm số lượng đầu mối đơn vị trực thuộc, số lượng cán bộ lãnh đạo số biên chế và số người hưởng lương ngân sách nhà nước so với nhiệm kỳ trước theo quy định nhưng vẫn bảo đảm hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị.

Thái Nguyên đột phá trong hội nhập, đi đầu trong đổi mới

Kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (Khoá XII):

- Tổ chức bộ máy giảm: 03 Đảng bộ trực thuộc Tỉnh uỷ; 34 đầu mối trực thuộc các cơ quan, đơn vị và 177 lãnh đạo cấp phòng, ban và tương đương; 105 đơn vị sự nghiệp công lập; 02 đơn vị hành chính cấp xã và 696 xóm, tổ dân phố.

- Biên chế giảm: 2.263 biên chế; 24.939 người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, tổ dân phố...

Việc sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả, có ý nghĩa to lớn trong việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Trên cơ sở phát huy những thành tựu đã đạt được trong quá trình xây dựng và phát triển, 5 năm qua, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đã năng động, sáng tạo, đoàn kết trong chỉ đạo, điều hành thực hiện và hoàn thành các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh địa phương.
Cải cách hành chính - khâu đột phá thu hút đầu tư
Bức tranh sống động về thu hút đầu tư tại Thái Nguyên không chỉ cho thấy tính hấp dẫn về mặt tiềm năng lợi thế, mà còn ở sự gắn kết và đồng hành tin cậy. Thái Nguyên đã có những chỉ đạo mạnh mẽ, sáng tạo, quyết liệt thực hiện thành công nhiều giải pháp về cải cách hành chính, nhằm xây dựng nền hành chính phục vụ. Đề án cải thiện môi trường đầu tư và hội nhập quốc tế giai đoạn 2016-2020 đã thúc đẩy hoàn thành cơ chế một cửa, một cửa liên thông ở cả 3 cấp chính quyền, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi và văn minh. Xếp hạng các chỉ số cải cách hành chính qua từng năm chuyển biến toàn diện và hiệu quả: Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh - PAPI năm 2018 xếp thứ 12; chỉ số cải cách hành chính - Par Index năm 2019 ở vị trí thứ 14; chỉ số hài lòng của người dân - SIPAS đạt trên 80%.
Thái Nguyên đột phá trong hội nhập, đi đầu trong đổi mới

Ở vị trí thứ 12 về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI, Thái Nguyên tiếp tục là một thương hiệu mạnh.

Tại đây, các nhà đầu tư đã thực sự tìm thấy bến đỗ để vun đắp thành tựu và nâng tầm giá trị doanh nghiệp.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh có trên 6.800 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký trên 87.000 tỷ đồng; thu hút 153 dự án FDI có tổng số vốn đăng ký 8,2 tỷ USD. Đây là minh chứng rõ nét nhất về niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp vào môi trường đầu tư cởi mở của Thái Nguyên.

Thái Nguyên đột phá trong hội nhập, đi đầu trong đổi mới
Thái Nguyên đột phá trong hội nhập, đi đầu trong đổi mới
Những thành tựu về thu hút đầu tư cũng đảm bảo cơ cấu kinh tế Thái Nguyên chuyển dịch mạnh mẽ trong nỗ lực trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại. Cơ cấu kinh tế các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đến năm 2020 đạt 90%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân trên 16%/năm; giá trị xuất khẩu tăng bình quân trên 13%/năm. Thái Nguyên tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên bản đồ công nghiệp Việt Nam.
Công tác quy hoạch và phát triển hạ tầng đồng bộ - động lực của sự phát triển

Xây dựng quy hoạch và phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ tiếp tục giữ vai trò lực đẩy tăng trưởng kinh tế, xã hội. Thái Nguyên đã triển khai tương đối hiệu quả Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, cùng các quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, thống nhất với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cũng như quy hoạch các ngành, lĩnh vực của cả nước.

Công tác xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường, góp phần thay đổi diện mạo địa phương. Hệ thống giao thông được tăng cường đầu tư, tiếp tục là động lực phát triển. Trong nhiệm kỳ, nhiều công trình giao thông quan trọng được khởi động như: Dự án đường Bắc Sơn kéo dài; Dự án đường vành đai V (Đại lộ Đông - Tây); Đường Hồ Chí Minh đoạn qua Thái Nguyên… góp phần kết nối Thái Nguyên với cả nước.

Thái Nguyên đột phá trong hội nhập, đi đầu trong đổi mới

Cùng với đó, hạ tầng đô thị được đầu tư nâng cấp theo hướng hiện đại, đồng bộ. Thành phố Thái Nguyên trong định hướng xây dựng đô thị thông minh, kết nối đa chiều, xứng tầm đô thị trung tâm vùng Việt Bắc. Năm 2019, thị xã Phổ Yên trở thành đô thị loại III; thị trấn Hùng Sơn (huyện Đại Từ) trở thành đô thị loại IV; năm 2020, thành phố Sông Công trở thành đô thị loại II.

Các chính sách phát triển bền vững, nâng tầm vị thế

5 năm qua, công nghiệp khẳng định vị thế, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Với tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất ngành công nghiệp đạt 16,3%/năm, Thái Nguyên trở thành địa phương đứng thứ tư cả nước về quy mô giá trị, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp.

Trong sự chuyển dịch này, dịch vụ thương mại phát triển, hàng hóa phong phú, tiện lợi và chiếm vai trò quan trọng. 5 năm qua, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt 166,5 nghìn tỷ đồng. Trong đó, nổi bật là không gian phát triển du lịch được mở rộng có trọng tâm, trọng điểm, gắn với bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan và bảo tồn phát huy các giá trị di sản, theo hướng xã hội hoá; đầu tư nguồn nhân lực du lịch; định hướng sản phẩm du lịch đặc trưng, góp phần xây dựng vị thế của một trung tâm du lịch, dịch vụ đa dạng.

Thái Nguyên đột phá trong hội nhập, đi đầu trong đổi mới
Khu di tích lịch sử quốc gia TNXP Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái - một điểm đến trong các tour du lịch về nguồn.

Cùng với dịch vụ và du lịch, ngành nông nghiệp của Thái Nguyên đã từng bước tái cơ cấu theo hướng bền vững, định hướng phát triển nông nghiệp sạch, hữu cơ, công nghệ cao, sản xuất tập trung, quy mô lớn. Với tốc độ tăng trưởng khá, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân 4,5%/năm. Cây chè tiếp tục là cây trồng thế mạnh, đưa Thái Nguyên trở thành địa phương có diện tích, sản lượng lớn nhất cả nước.

Thái Nguyên đột phá trong hội nhập, đi đầu trong đổi mới
Hệ thống cơ chế, chính sách dành cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn được quan tâm đầu tư đúng mức.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai đều khắp với tổng các nguồn vốn huy động trên 21.300 tỷ đồng. Đến nay, toàn tỉnh có 103 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 3/9 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh bình quân giảm 2,06%/năm.

Chương trình nông thôn mới với những chính sách nhân văn đã tạo động lực đòn bẩy cho nông thôn Thái Nguyên, nhất là khu vực miền núi, vùng cao.

Thái Nguyên đột phá trong hội nhập, đi đầu trong đổi mới
Dự án cấp điện nông thôn tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2016-2020 đã không chỉ thắp sáng vùng cao, mà còn mang đến niềm tin về đổi thay phía trước. Xóm Cao Biền, xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, là địa bàn cuối cùng trong toàn tỉnh có điện lưới quốc gia, góp phần hoàn thành mục tiêu xóa xóm “trắng” về điện theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX.
Song hành với phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa, giáo dục tạo nhiều dấu ấn nổi bật với những di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc trong tỉnh đang được bảo tồn và phát huy có hiệu quả. Là trung tâm giáo dục, đào tạo và khoa học lớn thứ 3 của đất nước, từ năm 2015-2020, Thái Nguyên đã huy động được chất xám của các nhà khoa học và nguồn nhân lực chất lượng cao. Thông qua chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ, các nhà khoa học tham gia phát triển kinh tế, xã hội, đẩy lùi thiên tai, dịch bệnh, nhất là trong cuộc chiến với đại dịch COVID-19.
Thái Nguyên đột phá trong hội nhập, đi đầu trong đổi mới
Phát huy truyền thống và thành tựu, hướng tới tương lai
Thái Nguyên bước vào nhiệm kỳ 2020-2025 với mục tiêu: "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; bảo đảm quốc phòng, an ninh; huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nâng cao toàn diện đời sống nhân dân các dân tộc trong tỉnh; xây dựng Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực trung du, miền núi phía Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội vào năm 2030".
Các chỉ tiêu chủ yếu:

(1) Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân từ 8%/năm trở lên.

(2) Cơ cấu kinh tế năm 2025: Công nghiệp, xây dựng 61%; dịch vụ 31%; nông, lâm nghiệp, thủy sản 8%.

(3) Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân từ 9%/năm trở lên.

(4) Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân từ 3,5%/năm trở lên.

(5) Giá trị xuất khẩu trên địa bàn tăng bình quân từ 7%/năm trở lên; trong đó, xuất khẩu địa phương tăng bình quân từ 11%/năm trở lên.

(6) Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn (không bao gồm thu tiền sử dụng đất và thu từ hoạt động xổ số kiến thiết) tăng bình quân từ 10%/năm trở lên.

(7) GRDP bình quân đầu người năm 2025 đạt từ 150 triệu đồng trở lên; thu nhập bình quân đầu người đạt từ 100 triệu đồng trở lên.

(8) Đến hết năm 2025 có 95% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; ít nhất 06 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và đạt chuẩn nông thôn mới.

(9) Củng cố vững chắc và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục các cấp học; phấn đấu có 90% số trường đạt chuẩn quốc gia. Tiếp tục duy trì tỷ lệ ít nhất 8% học sinh dân tộc thiểu số được học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú, hoàn thiện cơ sở vật chất các trường nội trú theo hướng hiện đại.

(10) Năm 2025 có 90% gia đình văn hóa; 80% xóm, phố văn hoá; 90% cơ quan đạt chuẩn văn hóa.

(11) Năm 2025 duy trì trên 95% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 98,5%.

(12) Năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 32%; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 3%.

(13) Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hằng năm (theo chuẩn mới) từ 1% trở lên.

(14) Ổn định tỷ lệ che phủ rừng từ 46% trở lên; năm 2025 có 98% người dân ở nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

(15) Bình quân hằng năm kết nạp đảng viên đạt tỷ lệ từ 2,5% trở lên so với tổng số đảng viên của Đảng bộ tỉnh đầu nhiệm kỳ. Tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt từ 80% trở lên. Tỷ lệ đảng bộ cấp trên cơ sở xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt từ 80% trở lên. Tỷ lệ đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt từ 80% trở lên.

Thái Nguyên đột phá trong hội nhập, đi đầu trong đổi mới

Những dấu ấn khẳng định niềm tự hào và sự nỗ lực đầy trân trọng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, ghi dấu một nhiệm kỳ kết nối và kiến tạo tương lai. Kế thừa truyền thống của quê hương anh hùng, phát huy bản lĩnh, trí tuệ, sức mạnh đoàn kết; tiếp tục xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; chủ động, sáng tạo, quyết liệt, hiệu quả và đầy trách nhiệm trong quá trình hiện thực hóa nghị quyết và chủ trương, chính sách bằng tư duy mới, cách làm mới; nêu cao ý chí tự lực tự cường, nắm bắt thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức, tiếp tục đẩy mạnh thi đua yêu nước… Thái Nguyên sẵn sàng hành trang vững bước trên chặng đường mới./.

Megastory: Thái Nguyên đột phá trong hội nhập, đi đầu trong đổi mới