Xuyên tạc lịch sử chính là phá hoại tương lai
Những thông tin sai lệch sự thật tràn lan trên mạng xã hội.

Nhận diện rõ bản chất, thủ đoạn của các thế lực thù địch, khi tiếp cận với các vấn đề lịch sử đặc biệt là từ những nguồn không chính thống, mỗi chúng ta cần phải nêu cao tinh thần cảnh giác, không dao động, hoài nghi, mơ hồ với những sự việc, sự kiện chưa rõ, chưa được chứng minh. Nhận diện, đấu tranh với thủ đoạn xuyên tạc lịch sử là việc làm quan trọng, thường xuyên, lâu dài.

Xuyên tạc lịch sử chính là phá hoại tương lai

Giáo sư Hoàng Chí Bảo, Chuyên gia cao cấp, Nguyên Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương cho biết: "Siết chặt kỷ luật kỷ cương nhất là kiểm soát được an ninh mạng trong bối cảnh thông tin bùng nổ giữ đội như thế này, để có thể đấu tranh phê phán gạt bỏ những thông tin xấu độc, giả dối, xuyên tạc và để khẳng định những thông tin chính thống chính xác, để hướng dẫn dư luận xã hội nhất là giáo dục niềm tin vào thế hệ trẻ đối với Đảng với bác Hồ với nhân dân. Phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa, kiểm soát an ninh mạng, thông tin mạng như hiện nay. Sử dụng các phương tiện công nghệ hiện đại, lực lượng cán bộ chuyên trách chuyên nghiệp có trình độ cao, và rấy lên một dư luận xã hội tích cực để phê phán cái sai, cái giả và khẳng định cái đúng, cái tốt thì cần sự đoàn kết của tất cả thành một mối".

Những người cố tình bóp méo, xuyên tạc ý nghĩa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta chỉ là số ít, họ dùng phương pháp tư duy ngụy biện xảo trá, không phân biệt phải - trái, đúng - sai, chính nghĩa - phi nghĩa. Những điều mà họ nói, họ viết, hành động họ làm có thể lừa dối được một số người, song không thể dối lừa được cả dân tộc và các thế hệ người Việt Nam yêu nước cũng như những người có lương tri trên thế giới.

Đồng chí Hoàng Anh Trung, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Thái Nguyên mong muốn: "Mỗi người tham gia có trách nhiệm cá nhân của mình, trách nhiệm ấy trước hết là giữ cho mình khỏi bị hoài nghi dao động trước những thông tin xấu độc. Muốn như vậy thì phải nhận diện được nó, và thế một bước nữa là đấu tranh phản bác được nó, đó là mục tiêu chúng tôi mong muốn. Phai hiểu được nó nắm được bản chất của nó, thì khi ta vào tao mới biết được thế nào là tốt, thế nào là xấu, thêm một bước nữa rèn luyện bản lĩnh cho mình bằng lý luận và thực tiễn đấu tranh phản bác".

Đồng chí Nguyễn Quốc Thái, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên khẳng định: "Đây là cuộc đấu tranh khó khăn lâu dài quan trọng và cần thiết phải làm để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ thành quả cách mạng mà ông ta đã dày công vun đắp. Tôn trọng và phát huy giá trị lịch sử truyền thống dân tộc, thành quả cách mạng của cha ông ta, đó là lương tâm, là trách nghiệm là niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam và cả trong và ngoài nước. Đây không chỉ là trách nhiệm của cán bộ Đảng viên mà nó còn là trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam yêu nước".

Chúng ta cũng có thể tham khảo được nhiều bài học từ nước Nga. Sau khi Liên Xô tan rã, đã xuất hiện nhiều tiếng nói phủ nhận những thành tựu thời Xô viết, xét lại Cách mạng Tháng Mười, coi đó như một cuộc đảo chính man rợ, coi chế độ Xô viết như chủ nghĩa phát xít. Thế nhưng sau đó, chính quyền từ thời Tổng thống Nga Putin đã nhanh chóng bác bỏ những quan điểm sai trái trên, tiếp tục đề cao các giá trị truyền thống tốt đẹp thời Xô viết, coi đó là niềm tự hào chung để cố kết dân tộc Nga, tăng thêm sức mạnh. Cũng có nhiều nhà nghiên cứu về Châu Âu cho rằng các cuộc xung đột diễn ra trên thế giới, gần đây nhất là cuộc xung đột xảy ra tại Ucraina có một phần nguyên nhân từ việc thiếu tôn trọng lịch sử. Đây cũng là bài học cần được rút ra cho tất cả các quốc gia khi nhìn nhận, đấu tranh để bảo vệ lịch sử, bảo vệ nền văn hóa của mỗi dân tộc.