Chú thích ảnh
Bốc xếp hàng hóa tại cảng Tân Cảng - Thốt Nốt. Ảnh minh họa: TTXVN

Tờ Nikkei Asia Review lưu ý bất chấp đại dịch, lĩnh vực sản xuất của Việt Nam đã chứng tỏ khả năng phục hồi nhanh chóng và vững vàng hơn nhiều, và với tính chất cởi mở của thị trường, việc ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), hứa hẹn mang lại những cơ hội tăng trưởng to lớn. Việt Nam cũng như quốc gia Đông Nam Á khác là Thái Lan nổi bật bởi thành công trong việc ngăn chặn kiểm chế dịch.

Tuy nhiên, theo ước tính mới nhất của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2020 của Việt Nam tăng 2,9%, trong khi kinh tế Thái Lan giảm sút 7,8%. Do quy mô thị trường lớn hơn và chi phí nhân công rẻ hơn, Việt Nam đã vượt Thái Lan về tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và giá trị xuất khẩu.

Tờ Financial Express dẫn báo cáo của Economist Intelligence Unit, trong đó lưu ý rằng Việt Nam đã vươn lên biến thành một cơ sở sản xuất chi phí thấp trong chuỗi cung ứng châu Á, vượt trội hơn Ấn Độ và thậm chí cả Trung Quốc về nhiều chỉ số, bao gồm chính sách trong lĩnh vực FDI, ngoại thương và kiểm soát ngoại hối.

Báo The Star (Malaysia) có bài viết phản ánh sự kiện Việt Nam thành công ký nhiều hợp đồng với các đối tác châu Âu và các nước thành viên RCEP về cung cấp gạo.

Tờ The Jakarta Post (Indonesia) đánh giá cao sự trỗi dậy của thương mại điện tử ở Việt Nam trong thời kỳ đại dịch. Dù thực tế là tiền mặt vẫn quan trọng như trước, nhưng số lượng thanh toán di động trong 8 tháng năm 2020 đã tăng gấp 10 lần so với cả năm 2019./.