Triển khai dạy môn tích hợp - thách thức với các trường - đã ps cam 19.4
Từ năm học 2021-2022 tới, các trường sẽ thực hiện dạy 2 môn tích hợp gồm: Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý.

Lần đầu xuất hiện trong chương trình giáo dục phổ thông, cũng là lần đầu tiên các giáo viên phải dạy chung với đồng nghiệp trong cùng một môn học. Điều này đang khiến nhiều thầy cô lo lắng việc dạy học bị xáo trộn.

Cô giáo Nguyễn Thị Thúy Hà, Trường THCS Đỗ Cận, thị xã Phổ Yên chia sẻ: "Môn chính của tôi là môn Sinh học, nên trong quá trình dạy, tôi cũng thấy những khó khăn nhất định, bản thân tôi được đào tạo chuyên môn là 1 môn chuyên biệt, nên khi trong quá trình dạy học thì chúng tôi để dạy học 1 tiết học hiệu quả về môn tích hợp thì tôi phải trau dồi cho mình kiến thức, để tìm tòi phương pháp làm sao giảng dạy cho phù hợp và làm sao để đủ lượng kiến thức trong một tiết học".

Triển khai dạy môn tích hợp - thách thức với các trường - đã ps cam 19.4
Thực tế hiện nay, phần lớn các địa phương đều chưa có giáo viên được đào tạo chuyên ngành về chương trình tích hợp. Vì thế, năm học tới đây, xuất hiện trường hợp từ 2-3 giáo viên phụ trách một môn học trong chương trình mới.

Thời gian tập huấn ngắn, nên có một thực tế là đến nay, giáo viên ở cơ sở vẫn còn nhiều lúng túng khi chuẩn bị việc dạy các môn học tích hợp. Có rất nhiều băn khoăn về việc phân vai giữa nhiều giáo viên khi dạy chung một môn.

Cô giáo Trần Thị Thảo, Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS Đồng Hỷ cho hay: "Thực ra, đối với những giáo viên chỉ được đào tạo về dạy Lịch sử hoặc Địa lý thì có lẽ 2 giáo viên đó phải thống nhất với nhau về phương pháp dạy từng bài, hoặc là nội dung xem có trùng hợp ở đâu không, thì phải thống nhất về nội dung của các bài đó".

Nhiều bất cập sẽ có thể tiếp tục phát sinh trong thời gian đầu triển khai dạy môn học mới này. Lường trước để tìm giải pháp tháo gỡ từng khó khăn đang được cho là cách để mỗi nhà trường, địa phương và cả ngành giáo dục vượt qua thách thức.

Bà Triệu Hoài Bắc, Hiệu trưởng Trường THCS Đỗ Cận, thị xã Phổ Yên cho biết: "Tổ chuyên môn cũng đang hết sức cố gắng, động viên, chia sẻ lẫn nhau và trên quan điểm, giải pháp là đọc sách, nghiên cứu sách và tìm hiểu để tích lũy cho mình các kiến thức đó, để làm sao chủ đề tích hợp đó và bộ môn tích hợp cho khoa học tự nhiên và khoa học xã hội 1 cách tốt nhất".

Ông Nguyễn Đức Lợi, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS Đồng Hỷ thông tin: "Chúng tôi mong muốn là Chủ tịch UBND tỉnh sớm có kết luận trong việc lựa chọn sách giáo khoa để cho cán bộ, giáo viên được nghiên cứu trước, thậm chí dạy thử nghiệm trước khi dạy chính thức cho năm học mới. Như vậy, sẽ đạt hiệu quả cao nhất".

Không chỉ là thời cơ thay đổi của giáo viên, việc dạy môn tích hợp còn được đánh giá là xu hướng của nền giáo dục hiện đại, là cơ hội để học sinh vận dụng kiến thức giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn. Bởi lẽ, đa số các vấn đề thực tế nếu chỉ vận dụng kiến thức đơn môn sẽ không thể giải quyết được./.