Facebook Zalo youtube Tiktok

Tín dụng chính sách - điểm tựa vững chắc để đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo

Kinh tế
Trên 15.000 hộ nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận nguồn vốn. Con số ấn tượng này cho thấy tín dụng chính sách đang là một trong những công cụ hữu hiệu trong công tác giảm nghèo tại các địa phương còn nhiều khó khăn như Định Hóa, nơi có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm đến 73%. Thực tế triển khai những năm qua, các chương trình tín dụng chính sách đang ngày càng thiết thực hơn. Duy trì hiệu quả nguồn vốn tín dụng đã và đang là điểm tựa vững chắc để không ít hộ đồng bào dân tộc nơi đây vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên mảnh đất quê hương.
aa
Tín dụng chính sách - điểm tựa vững chắc để đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo - đã psts 25.11
Gia đình anh Mạc Đình Quang, ở thôn Gốc Hồng, xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa thực hiện mô hình chăn nuôi từ nguồn vốn tín dụng chính sách từ nhiều năm nay.

Gia đình anh Mạc Đình Quang, ở thôn Gốc Hồng, xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa đã gắn bó với nguồn vốn tín dụng chính sách từ nhiều năm nay. Cứ vay, rồi lại trả, những khoản tín dụng ưu đãi gối nhau đã giúp kinh tế gia đình đồng bào dân tộc Tày này thoát khỏi cảnh đói nghèo đeo bám đã nhiều năm. Đầu năm nay, đàn bò của gia đình anh Quang lại sinh thêm 5 con, tập trung chăm sóc tốt, thì chỉ 1 năm nữa, đàn bò sẽ giúp mang lại nguồn kinh tế khá cho gia đình. Anh Mạc Đình Quang chia sẻ: "Sau 1 năm nuôi, bò cũng đẻ được 5 con bê, tính giá hiện tại 1 năm 1 con bê cũng được hơn 10 triệu đồng. Thời điểm này, 1 năm cũng nuôi được 60-70 triệu đồng".

Bà Hoàng Thị Yến, Tổ trưởng Tổ vay vốn thôn Gốc Hồng, xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa cho hay: "Ngân hàng Chính sách xã hội tạo điều kiện cho bà con vay vốn, thu nhập của các gia đình tăng lên, đời sống kinh tế nâng cao; hộ nghèo giảm, hộ thoát nghèo bền vững tăng lên".

Nếu như thời điểm năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo của xã Linh Thông, huyện Định Hóa chiếm trên 41%, thì đến cuối năm 2020, chỉ số này chỉ còn 18,6%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây đang từng bước nâng lên rõ rệt. Kết quả này có phần góp sức không nhỏ từ các chương trình tín dụng chính sách đang được triển khai trên địa bàn. Ông Ma Thế Anh, Phó Chủ tịch UBND xã Linh Thông, huyện Định Hóa cho biết: "Từ nguồn vốn đó, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm rõ rệt và mức thu nhập bình quân tăng lên".

Tín dụng chính sách - điểm tựa vững chắc để đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo - đã psts 25.11
11 tháng của năm 2021, toàn huyện Định Hóa đã có trên 185 tỷ đồng được giải ngân, với gần 4.600 lượt đối tượng được hỗ trợ từ nguồn tín dụng ưu đãi.

Những năm qua, tín dụng chính sách luôn duy trì dòng chảy, trải khắp các thôn, bản, những nơi khó khăn để đến với đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Định Hóa, với trên 15.000 lượt đối tượng được tiếp cận nguồn vốn, tổng dư nợ tín dụng gần 550 tỷ đồng. 11 tháng của năm 2021, toàn huyện đã có trên 185 tỷ đồng được giải ngân, với gần 4.600 lượt đối tượng được hỗ trợ từ nguồn tín dụng ưu đãi.

Ông Nguyễn Quốc Huệ, Phó Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Định Hóa thông tin: "Trong thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục tham mưu cho Trưởng Ban đại diện Hội đồng Quản trị tiếp tục chỉ đạo các tổ chức hội, phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội nắm bắt nhu cầu vốn vay của bà con được hưởng các tín dụng chính sách trên địa bàn. Bà con có nhu cầu và đủ điều kiện, ngân hàng đều đáp ứng đủ nguồn vốn".

Bình quân mỗi năm, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Định Hóa giảm khoảng 4%. Có được kết quả này, 1 phần chính từ việc triển khai hiệu quả các chương trình vay vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội. Đây chính là nguồn lực kịp thời tiếp sức cho người dân vùng khó, tạo sinh kế để để người dân vươn lên thoát nghèo./.

Vũ Trung

Tin mới hơn

Đồng bào Đắk Lắk không phải vay nặng lãi nhờ tín dụng chính sách

Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới từ 0,5% trở lên

Năm 2024, công tác giảm nghèo của tỉnh Thái Nguyên tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực. Theo thống kê, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 2,04%, mức giảm đạt 0,98% so với năm trước, vượt 0,18% so với kế hoạch đề ra.
Đồng bào Đắk Lắk không phải vay nặng lãi nhờ tín dụng chính sách

Mã số vùng trồng - Đưa nông sản vươn xa

Mã số vùng trồng là mã số định danh cho một vùng trồng trọt nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc. Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, thời gian qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã có nhiều giải pháp hướng dẫn bà con xây dựng mã số vùng trồng, qua đó nhằm tăng sức cạnh tranh cho các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh, mở rộng thị trường tiêu thụ cho nông sản địa phương.
Đồng bào Đắk Lắk không phải vay nặng lãi nhờ tín dụng chính sách

Tích tụ đất đai để sản xuất lớn

Tích tụ đất đai trong sản xuất nông nghiệp là giải pháp quan trọng giúp mở rộng quy mô canh tác, tạo điều kiện thuận lợi để áp dụng cơ giới hóa, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.Tại Thái Nguyên, nông dân, hợp tác xã và các địa phương đang nỗ lực thực hiện chủ trương này nhằm hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao hiệu quả kinh tế, đồng thời hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.
Đồng bào Đắk Lắk không phải vay nặng lãi nhờ tín dụng chính sách

Công nghiệp địa phương với phát triển kinh tế

Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tăng tốc, bứt phá, nỗ lực phấn đấu đạt kết quả cao nhất trong phát triển kinh tế - xã hội của cả giai đoạn 2021-2025 và nhiệm kỳ 2020-2025. Năm 2025, Thái Nguyên đưa ra mục tiêu giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng 10% và tổ chức chỉ đạo thực hiện phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng 13,8% so với năm 2024. Để hoàn thành mục tiêu này, việc gia tăng giá trị đóng góp của công nghiệp địa phương là 1 trong những yếu tố quan trọng. Hiện nay, dư địa cho lĩnh vực này đang được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm.
Đồng bào Đắk Lắk không phải vay nặng lãi nhờ tín dụng chính sách

Thái Nguyên luôn dành ưu đãi đầu tư vào trung tâm dữ liệu ở mức cao nhất

Ngày 14/3, đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn chuyên gia do ông Park Hyun Bae, Tổng Giám đốc Công ty TNHH KCTC Việt Nam làm trưởng đoàn, để trao đổi về đề xuất phát triển trung tâm dữ liệu tại Thái Nguyên.

Tin bài khác

Tham vấn ý kiến triển khai Dự án Khu công nghệ thông tin tập trung Yên Bình

Tham vấn ý kiến triển khai Dự án Khu công nghệ thông tin tập trung Yên Bình

Ngày 14/3, đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì Hội nghị tham vấn ý kiến chuyên gia triển khai Dự án khu công nghệ thông tin tập trung Yên Bình. Tham dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện các bộ, ngành Trung ương cùng một số tỉnh, thành phố trong cả nước và lãnh đạo các sở, ngành, địa phương trong tỉnh.
Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên làm việc với đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc

Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên làm việc với đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc

Ngày 13/3, đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh đã làm việc với đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc gồm đại diện Công ty LG CNS, Công ty KISA và Công ty TNHH Mahanaim Global nhằm tìm hiểu thực tế cho việc xây dựng trung tâm dữ liệu tại Thái Nguyên. Cùng dự có đại diện các sở, ngành, đơn vị liên quan.
Thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong lĩnh vực chăn nuôi

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong lĩnh vực chăn nuôi

“Thúc đẩy đối mới sáng tạo và chuyển đổi số trong ngành chăn nuôi để hướng đến phát triển chăn nuôi xanh, chăn nuôi tuần hoàn, nâng cao giá trị ngành chăn nuôi” là chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tại Hội nghị Đột phá phát triển khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số ngành nông nghiệp và môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi tỉnh Thái Nguyên diễn ra vào sáng 13/3. Tham dự hội nghị có đại diện Cục chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Hội Chăn nuôi Việt Nam, các sở, ban, ngành liên quan và một số HTX, trang trại, hộ chăn nuôi lớn trên địa bàn tỉnh.
Khẩn trương phát triển vùng chè đặc sản tập trung tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên

Khẩn trương phát triển vùng chè đặc sản tập trung tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên

Chiều 12/3, đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy và đoàn công tác của tỉnh đã có buổi làm việc tại Hợp tác xã Chè Hảo Đạt xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên để lắng nghe ý kiến, cho chủ trương về phát triển vùng chè đặc sản tập trung tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên. Tham gia đoàn có đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo UBND tỉnh, các sở ngành, địa phương có liên quan.
Trải nghiệm và truyền thông số thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm trà

Trải nghiệm và truyền thông số thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm trà

Trà Thái Nguyên – thức uống mang đậm bản sắc Việt, nổi tiếng bởi hương thơm và vị chát dịu ngọt. Trước đây, trà chủ yếu được tiêu thụ qua các kênh truyền thống. Song, trong thời đại công nghệ, truyền thông số như hiện nay, các sản phẩm trà đã đến gần hơn với người tiêu dùng và vươn xa ra thế giới nhờ sức mạnh của truyền thông.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Infographic] Các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025

[Infographic] Các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025

Chỉ thị số 06/CT-UBND thể hiện quyết tâm cao của UBND tỉnh Thái Nguyên trong việc đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đột phá vào năm 2025. Chỉ thị 06 đưa ra một khung ...
[Infographics] Phát triển năng lực số tỉnh Thái Nguyên năm 2025

[Infographics] Phát triển năng lực số tỉnh Thái Nguyên năm 2025

Nhằm đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm chuyển đổi số của khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, thực hiện các mục tiêu tại Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 31/12/2020 của Ban ...
[Photo] Khai mạc Lễ hội Lồng Tồng ATK Định Hóa năm 2025

[Photo] Khai mạc Lễ hội Lồng Tồng ATK Định Hóa năm 2025

Lễ hội Lồng Tồng
[Infographics] Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy - đưa đất nước vào kỷ nguyên mới

[Infographics] Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy - đưa đất nước vào kỷ nguyên mới

Thực hiện Nghị quyết Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Kế hoạch số 07-KH/TW, ngày 27/11/2017 của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần ...
[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh ủy Thái Nguyên vừa ban hành Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên theo Kết luận số 09-KL/BCĐ, ngày 24/11/2024 và các văn ...
[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung  nguyên liệu chè xanh

[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh

Với mong muốn phát triển một sản phẩm chăn nuôi mang thương hiệu của ngành nông nghiệp địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lợn ...
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...