Tin 24h ngày 14/5/2025
![]() |
Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) cùng nhiều nội dung quan trọng khác. |
Tiếp tục chương trình kỳ họp, ngày 14/5, Quốc hội sẽ họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) cùng nhiều nội dung quan trọng khác.
Trước đó, tại phiên thảo luận ở tổ, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi tập trung vào 4 nội dung trọng tâm.
Trong đó, vấn đề lớn đầu tiên là việc xác lập mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, bao gồm cấp tỉnh (tỉnh, thành phố) và cấp xã (xã, phường, đặc khu), thay cho mô hình 3 cấp hiện nay.
Nội dung lớn thứ 2 là việc phân định rành mạch thẩm quyền, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp chính quyền địa phương. Đây là vấn đề vừa kế thừa và được đổi mới căn bản. Trong đó, nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện hiện nay sẽ chuyển cho xã, phường mới và còn phân cấp thêm từ tỉnh xuống.
Vấn đề lớn thứ 3 là tập trung triệt để thực hiện việc phân quyền, phân cấp và ủy quyền. Nội dung này đã được quán triệt trong lần sửa luật hồi tháng 2, giờ được làm sâu sắc, triệt để hơn.
Vấn đề thứ 4, theo Bộ trưởng Nội vụ là việc tháo gỡ những tồn tại khi chuyển từ chính quyền địa phương 3 cấp sang 2 cấp.
Dự luật nêu 9 nội dung chuyển tiếp để giải quyết toàn diện, bao trùm toàn bộ việc phát sinh khi vận hành mô hình mới, kết thúc hoạt động của cấp huyện từ 1/7.
Với Luật Cán bộ, công chức, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, lần sửa đổi này được đổi mới một cách căn bản, đồng bộ, toàn diện. Trong đó xác lập vị trí việc làm là trung tâm, cốt lõi, quyết định nhiều vấn đề liên quan.
Đáng chú ý, dự thảo luật đã bãi bỏ thi nâng ngạch và bỏ quy định tập sự 1 năm khi tuyển dụng công chức. Theo bà Trà, điều này “chắc hẳn cán bộ, công chức đều rất vui”.
Thủ tướng: Mở đợt cao điểm truy quét, ngăn chặn hàng giả, hàng nhái 15/5 - 15/6
![]() |
Thủ tướng đề nghị, tập trung mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất lưu thông hàng giả, hàng hóa không rõ nguồn xuất xứ, vi phạm sở hữu trí tuệ. |
Sáng 14/5 tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng nhái thời gian qua; phương hướng nhiệm vụ thời gian tới.
Báo cáo tại cuộc họp cho thấy, 4 tháng đầu năm nay, các đơn vị, địa phương bắt giữ, xử lý hơn 34 nghìn vụ việc vi phạm. Trong đó, có hơn 8 nghìn vụ buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu; hơn 25 nghìn vụ gian lận thương mại, gian lận về thuế; hơn 1 nghìn vụ hàng giả, vi phạm sử hữu trí tuệ; thu nộp ngân sách nhà nước hơn 4 nghìn 800 tỷ đồng; khởi tố hình sự gần 1 nghìn 400 vụ, hơn 2 nghìn đối tượng.
Tại phiên họp, đại diện các bộ ngành chức năng phân tích các phương thức, thủ đoạn phổ biến như: lợi dụng thủ tục đơn giản với hàng hoá quá cảnh, chuyển cửa khẩu, loại hình miễn thuế đối với hàng hoá tạm nhập tái xuất… để trà trộn hàng vi phạm với hàng nhập khẩu chính ngạch, để buôn lậu, thẩm lậu vào thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, lợi dụng hoạt động của doanh nghiệp, đối tượng tổ chức sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng.
Thứ trưởng Bộ Tài Chính Bùi Văn Khắng nêu rõ: "Thuốc chữa bệnh, sữa giả, thực phẩm, mỹ phẩm giả không rõ nguồn gốc vào Việt Nam rất nhiều bằng đường hàng không, đường biển, đường bộ, cửa khẩu cả chính ngạch và đường biên giới. Hành vi vi phạm những phương thức của các đối tượng này chủ yếu là khai sai về tên hàng, số lượng, sai về trị giá, sai về nguồn gốc xuất xứ; lợi dụng che giấu để buôn bán, vận chuyển trái phép qua đường biên, che giấu trên phương tiện xuất nhập cảnh."
Để chấn chỉnh tình trạng gian lận thương mại và hàng giả, hàng nhái, đặc biết là thuốc, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khỏe… đại diện Bộ Y tế cho biết đã vào cuộc quyết liệt, triệt để, đề nghị các nhà khoa học, nhà quản lý của ngành y tế và người có ảnh hưởng không tham gia hoạt động quảng cáo; đặc biệt khi xử lý vi phạm quảng cáo thì xử lý doanh nghiệp đăng ký quảng cáo, đơn vị tổ chức quảng cáo và người tham gia quảng cáo.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nêu rõ: "Chúng tôi theo dõi thấy ngay trong ngành y tế các nhà khoa học, các cán bộ quản lý, các nhà có kinh nghiệm trong lúc làm việc thì phản đối rất mạnh, nhưng sau đó tham gia quảng cáo trên các mạng xã hội. Vấn đề này, Bộ Y tế thống nhất đề nghị kêu gọi tất cả cán bộ, các nhà khoa học, nhà quản lý của ngành y tế đã công tác giờ nghỉ hưu thì không tham gia quảng cáo."
Các ý kiến tại phiên họp cũng đề xuất đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, tăng cường kiểm tra, giám sát của các bộ, ngành đối với công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả và lực lượng thực thi nhiệm vụ.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết thời gian tới Bộ tập trung hoàn thiện pháp luật, tập trung xây dựng Luật Thương mại điện tử để điều chỉnh hoạt động liên quan đến thương mại điện tử, đặc biệt là kiểm tra, xử lý triệt để hành vi vi phạm bày bán công khai hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng vi phạm Luật sở hữu trí tuệ.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân kiến nghị: "Cần phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, chia sẻ dữ liệu nhằm quản lý phòng ngừa và xử lý sớm các vi phạm. Thứ hai cần phải có giải pháp đánh giá rủi ro. Đồng thời tập trung triển khai, rà soát, bám sát thị trường, bám sát địa bàn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ký cam kết đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, nhất là đối với các đối tượng kinh doanh trên nền tảng xã hội."
Kết luận phiên họp, Thủ tướng đề nghị tập trung mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất lưu thông hàng giả, hàng hóa không rõ nguồn xuất xứ, vi phạm sở hữu trí tuệ diễn ra từ 15/5 đến 15/6: "Sẽ mở một đợt tấn công cao điểm để đấu tranh truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất lưu thông hàng giả không có xuất xứ, vi phạm bản quyền vi phạm sở hữu trí tuệ. Tôi đề nghị sẽ thành lập một tổ công tác đặc biệt do đồng chí Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn là Tổ trưởng. Bộ Công an đề xuất biện pháp giải pháp, phương thức cách thức. Chúng ta phải tập trung làm là một đợt tấn công cao điểm. Nếu chúng ta lơ là buông lỏng, chủ quan để diễn biến rất phức tạp. Trong tình hình mới, tình hình phức tạp thì phải có biện pháp đặc biệt."
Thủ tướng đề nghị Bộ Nội vụ rà soát chức năng, nhiệm vụ của các bộ ngành không để "khoảng trống pháp lý" trong bối cảnh sắp xếp, tinh gọn bộ máy dẫn đến buông lỏng quản lý liên quan đến phòng chống tội phạm, liên quan đến buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại.
Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ, công an các địa phương xác lập chuyên án, đẩy nhanh tiến độ truy tố xét xử các vụ án, kịp thời đưa tin lên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm kịp thời răn đe, phòng ngừa.
Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về lực lượng quản lý thị trường, chịu trách nhiệm chính kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại. Đồng thời hoàn thiện thể chế về thương mại điện tử, nhất là Luật Thương mại điện tử.
Thủ tướng nhấn mạnh ưu tiên thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững đất nước. Song song với đó các bộ, ngành, cơ quan chức năng phải tăng cường phối hợp với các địa phương ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới chấm dứt hoạt động gian lận thương mại và hàng giả, hàng nhái, nhất là buôn lậu, trốn thuế, thao túng, găm hàng, đội giá, đặc biệt đối với thuốc chữa bệnh, sữa, thực phẩm chức năng.
Đề nghị các lực lượng chức năng đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; tăng cường kết nối, chia sẻ, cung cấp thông tin; triển khai và nâng cao hiệu quả các đường dây nóng, đảm bảo thu thập, xử lý kịp thời tin báo từ quần chúng nhân dân.
Thủ tướng cũng đề nghị Đài THVN, Đài TNVN, TTXVN và các cơ quan thông tấn báo chí tăng cường thời lượng, tập trung tuyên truyền chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đồng thời kiểm soát chặt các sản phẩm quảng cáo trên phương tiện truyền thông đại chúng.
Giá vàng hôm nay, 14-5: Bứt phá mạnh mẽ
![]() |
Sau một phiên sụt giảm, giá vàng thế giới sáng nay, 14-5, tăng mạnh trở lại nhờ đồng USD suy yếu và giá dầu thô tăng vọt, tạo đà cho kim loại quý này. |
Đến 6 giờ ngày 14-5, giá vàng giao ngay trên thị trường thế giới đạt 3.255 USD/ounce, tăng 25 USD so với mức thấp nhất trong phiên giao dịch đêm qua (3.230 USD/ounce).
Sự suy yếu của đồng USD là yếu tố chính thúc đẩy giá vàng. Khi USD giảm giá, vàng trở nên rẻ hơn đối với các nhà đầu tư nắm giữ các đồng tiền khác, từ đó kích thích nhu cầu mua vào.
Bên cạnh đó, giá dầu thô tương lai tăng mạnh, giao dịch quanh mức 63,5 USD/thùng, phản ánh tâm lý lạc quan về nhu cầu năng lượng toàn cầu. Giá dầu tăng thường được xem là tín hiệu lạm phát tiềm tàng, khiến vàng – công cụ phòng ngừa lạm phát trở nên hấp dẫn hơn.
Thị trường chứng khoán Mỹ đêm qua tăng điểm nhẹ, nhờ dấu hiệu giảm căng thẳng trong quan hệ thương mại Mỹ - Trung. Thông tin lạc quan này đã gián tiếp hỗ trợ giá vàng, khi nhà đầu tư tìm đến kim loại quý như một kênh đầu tư an toàn trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều biến động.
Tại Việt Nam, tính đến cuối ngày 13-5, giá vàng SJC được niêm yết ở mức 120,5 triệu đồng/lượng (bán ra), trong khi giá vàng nhẫn đạt 115 triệu đồng/lượng. Thị trường vàng trong nước tiếp tục chịu ảnh hưởng từ biến động giá thế giới.
Phát hiện gần 500kg chân gà, đuôi lợn 'bẩn' trong kho công ty thực phẩm sạch
![]() |
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng Nghệ An phát hiện công ty Ngọc Khang đang cất giữ gần 5 tạ chân gà, đuôi lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ. |
Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3, Chi cục QLTT Nghệ An vừa phối hợp với lực lượng chức năng kiểm tra Công ty TNHH xuất nhập khẩu thực phẩm sạch Ngọc Khang (địa chỉ tại Xóm Mai Lộc, phường Hưng Đông, TP Vinh) do ông T.N.T. làm chủ.
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện công ty Ngọc Khang đang kinh doanh 350kg chân gà, 125kg đuôi lợn đông lạnh. Tại thời điểm kiểm tra, lãnh đạo công ty Ngọc Khang không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của số hàng hóa nêu trên.
Đội QLTT số 3 đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính công ty Ngọc Khang với số tiền 34 triệu đồng.
Ngoài ra, Đội QLTT số 3 đã tịch thu toàn bộ số chân gà, đuôi lợn nói trên để xử lý theo quy định của pháp luật.
Vietnam Airlines chuyển toàn bộ đường bay nội địa sang nhà ga T3 Tân Sơn Nhất
![]() |
Từ 4 giờ ngày 17/5, toàn bộ chuyến bay nội địa của Vietnam Airlines sẽ chính thức được khai thác tại nhà ga hành khách T3, Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. |
Sáng ngày 14/5, Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết, từ 4 giờ ngày 17/5, toàn bộ chuyến bay nội địa của Vietnam Airlines sẽ chính thức được khai thác tại nhà ga hành khách T3, Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Theo Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, việc chuyển toàn bộ khai thác sang nhà ga T3 giúp tối ưu hóa quy trình phục vụ, giảm tải cho nhà ga T1 hiện hữu, đồng thời nâng cao trải nghiệm hành khách nhờ không gian hiện đại, rộng rãi và tiện nghi vượt trội. Đây là bước đi tiếp theo sau hơn 20 ngày vận hành thử nghiệm thành công các đường bay TP Hồ Chí Minh – Hà Nội, TP Hồ Chí Minh – Vân Đồn tại ga mới này.
Nhà ga T3 là công trình trọng điểm, được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế với công suất phục vụ lên đến 20 triệu hành khách mỗi năm. Nhà ga sở hữu hệ thống làm thủ tục tự động, kiểm tra an ninh tiên tiến, cùng không gian dịch vụ đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hành khách nội địa.
Các hãng hàng không còn lại như VietJet Air, Pacific Airlines, Vasco, Bamboo Airways, Vietravel Airlines và các chuyến bay bằng tàu bay ATR72 mang số hiệu VN (đi Côn Đảo, Cà Mau, Rạch Giá) vẫn tiếp tục khai thác tại Nhà ga T1.
Dịch COVID-19 tăng nhẹ, Bộ Y tế ra khuyến cáo mới
![]() |
Tính từ đầu năm đến ngày 10/5, Việt Nam đã ghi nhận tổng cộng 148 ca mắc COVID-19 rải rác tại 27 tỉnh, thành phố. |
Ngày 14/5, Bộ Y tế Việt Nam cho biết tình hình dịch COVID-19 trong nước đang có xu hướng tăng nhẹ trong ba tuần gần đây, với trung bình 20 ca mắc mới mỗi tuần. Tuy nhiên, cơ quan chức năng khẳng định chưa ghi nhận các ổ dịch tập trung trên cả nước.
Tính từ đầu năm đến ngày 10/5, Việt Nam đã ghi nhận tổng cộng 148 ca mắc COVID-19 rải rác tại 27 tỉnh, thành phố. Một số địa phương có số ca mắc cao gồm TP.HCM (34 ca), Hà Nội (19 ca), Hải Phòng (21 ca), Nghệ An (17 ca), Bắc Ninh (14 ca)… Các địa phương còn lại ghi nhận từ 1–2 ca mỗi tỉnh. Đáng chú ý, cả nước chưa ghi nhận ca tử vong nào liên quan đến COVID-19 trong giai đoạn này.
Thế giới ghi nhận xu hướng giảm, Thái Lan nổi bật với số ca tăng cao
Theo thống kê của Bộ Y tế, trong vòng 28 ngày tính đến 27/4, thế giới ghi nhận hơn 25.000 ca mắc COVID-19, giảm 56,9% so với chu kỳ trước. Số ca tử vong cũng giảm 37,9%. Brazil dẫn đầu với hơn 7.000 ca, tiếp theo là Anh với hơn 5.000 ca mắc.
Riêng tại Thái Lan, tình hình dịch đang diễn biến phức tạp khi ghi nhận hơn 53.600 ca mắc và 16 ca tử vong kể từ đầu năm đến nay. Thủ đô Bangkok là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với hơn 16.700 ca, đặc biệt trong tuần cao điểm từ 27/4 đến 3/5, số ca mắc đã lên đến 14.349, bao gồm 2 ca tử vong.
Các tỉnh Chon Buri, Nonthaburi và Rayong cũng ghi nhận hàng trăm ca mắc mới. Tuy nhiên, số ca nhiễm tại Thái Lan đã có dấu hiệu giảm nhẹ trong tuần từ 4–10/5, còn khoảng 12.453 trường hợp.
Theo Bộ Y tế Thái Lan, sự gia tăng các ca bệnh tại nước này có liên quan đến biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron – biến thể có khả năng lây lan nhanh nhưng chưa ghi nhận gây triệu chứng nặng hơn. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng chưa đưa ra cảnh báo mới nào đối với biến thể này.
Cục Phòng chống dịch bệnh (Bộ Y tế) cho biết, hiện COVID-19 được xác định là bệnh lưu hành tại Việt Nam. Với tần suất đi lại, tụ tập đông người trong các dịp nghỉ lễ như 30/4 và 1/5, cơ quan chuyên môn không loại trừ khả năng số ca mắc có thể tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Tuy nhiên, nguy cơ gia tăng các trường hợp chuyển nặng là không cao, nhờ sự lưu hành của các biến thể có độc lực thấp.
Chủ động ứng phó: Tăng cường giám sát và khuyến cáo phòng dịch
Trước diễn biến mới, Bộ Y tế đã chỉ đạo các đơn vị y tế tăng cường giám sát, theo dõi chặt chẽ diễn biến dịch bệnh trong cộng đồng. Các bệnh viện, cơ sở điều trị đã được yêu cầu chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, sẵn sàng tiếp nhận, cấp cứu và điều trị hiệu quả cho người bệnh – đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao như người cao tuổi, người mắc bệnh nền, phụ nữ mang thai…
Bên cạnh đó, Bộ Y tế tiếp tục kêu gọi người dân thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng dịch:
Đeo khẩu trang tại nơi công cộng, trên các phương tiện giao thông và tại cơ sở y tế.
Hạn chế tụ tập nơi đông người nếu không cần thiết.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
Duy trì chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý để tăng cường sức khỏe.
Chủ động đến cơ sở y tế gần nhất khi có các triệu chứng như sốt, ho, khó thở.
Người dân khi đi từ các quốc gia đang ghi nhận số ca mắc cao cần tự theo dõi sức khỏe, hạn chế tiếp xúc gần để bảo vệ bản thân và cộng đồng.
Bộ Y tế cũng cho biết sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhằm cập nhật, điều chỉnh kịp thời các biện pháp ứng phó phù hợp với tình hình dịch COVID-19 trong và ngoài nước.
Thời hạn xác định lộ trình sắp xếp lại thôn, tổ dân phố
![]() |
Bộ Nội vụ nghiên cứu, xác định lộ trình sắp xếp, tổ chức lại thôn, tổ dân phố theo hướng tinh gọn, phục vụ trực tiếp người dân, xong trước ngày 31-5-2026. |
Tại Quyết định số 758-QĐ/TTg, Chính phủ giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp bộ, ngành liên quan xây dựng văn bản của Chính phủ, trong đó nghiên cứu, xác định lộ trình, hướng dẫn sắp xếp, tổ chức lại thôn, tổ dân phố theo hướng tinh gọn, nâng cao tính tự quản, phục vụ trực tiếp đời sống của cộng đồng dân cư trên địa bàn cơ sở. Thời gian thực hiện nhiệm vụ này hoàn thành trước ngày 31-5-2026.
Bên cạnh đó, công văn của Ban Chỉ đạo của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp cũng định hướng tiếp tục xác định thôn, tổ dân phố là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư, không phải là cấp hành chính. Trước mắt giữ nguyên các thôn, tổ dân phố hiện có.
Sau khi hoàn thành sắp xếp đơn vị hành chính các cấp, Chính phủ sẽ giao Bộ Nội vụ nghiên cứu và hướng dẫn theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền về việc sắp xếp, tổ chức lại thôn, tổ dân phố theo hướng tinh gọn, phục vụ trực tiếp đời sống của cộng đồng dân cư trên địa bàn.
Tính đến hết năm 2021, cả nước có 90.508 thôn, tổ dân phố. Trong đó, có 69.580 thôn và 20.928 tổ dân phố.
Theo Nghị định 33/2023/NĐ-CP, người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố có không quá 3 chức danh (bao gồm bí thư chi bộ, trưởng thôn hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng ban công tác Mặt trận) được hưởng phụ cấp hằng tháng.
Thông tư 07/2024/TT-BNV quy định, đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, quỹ phụ cấp được ngân sách Nhà nước khoán đối với mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố quy định tại Nghị định 33/2023/NĐ-CP. Hiện nay, mức phụ cấp này được tính theo mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng, theo quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP./.
Tin mới hơn

Tin 24h ngày 16/6/2025

Điểm sự kiện từ ngày 9/6 đến ngày 15/6/2025

Tin 24h ngày 15/6/2025

Tin 24h ngày 14/6/2026
Tin bài khác

Tin 24h ngày 13/6/2025

Tin 24h ngày 12/6/2025

Tin 24h ngày 11/6/2025

Tin 24h ngày 10/6/2025

Tin 24h ngày 9/6/2025
Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục
![[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó](https://thainguyentv.vn/stores/news_dataimages/phanletung/112021/02/10/medium/2612_d49d1cca37d4ff8aa6c5.jpg?rt=20211102102614?211102104719)
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)
Multimedia
![[Infogrraphic] Dự kiến 55 đơn vị hành chính xã, phường của tỉnh Thái Nguyên khi sáp nhập, hợp nhất tỉnh Bắc Kạn](https://thainguyentv.vn/stores/news_dataimages/2025/062025/12/11/croped/medium/2info-du-kien-55-phuong-xa-tinh-thai-nguyen20250612110627.webp?rt=202506181458?250612111627)
[Infogrraphic] Dự kiến 55 đơn vị hành chính xã, phường của tỉnh Thái Nguyên khi sáp nhập, hợp nhất tỉnh Bắc Kạn
![[Infographic] Quy định của Ban Bí thư về bộ máy cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, xã](https://thainguyentv.vn/stores/news_dataimages/2025/062025/10/23/croped/medium/3info-co-cau-ubmttq-cap-tinh-xa20250610233037.webp?rt=202506181458?250612101623)
[Infographic] Quy định của Ban Bí thư về bộ máy cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, xã
![[Infographic] Thái Nguyên chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau giai đoạn 2021 - 2025](https://thainguyentv.vn/stores/news_dataimages/2025/062025/10/23/croped/medium/10-6-thai-nguyen-chung-tay-vi-nguoi-ngheo20250610231201.webp?rt=202506181458?250612101018)
[Infographic] Thái Nguyên chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau giai đoạn 2021 - 2025
![[Photo] Hoạt động của lãnh đạo tỉnh Gyeongsangbuk - do thăm Công ty Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT)](https://thainguyentv.vn/stores/news_dataimages/2025/062025/10/18/croped/medium/c1196mp4-snapshot-0003-20250610-16332120250610185912.webp?rt=202506181458?250610110355)
[Photo] Hoạt động của lãnh đạo tỉnh Gyeongsangbuk - do thăm Công ty Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT)
![[Phóng sự ảnh]: Giao lưu các sản phẩm đặc trưng giữa 2 tỉnh Thái Nguyên và Gyeongsangbuk - do (Hàn Quốc)](https://thainguyentv.vn/stores/news_dataimages/2025/062025/08/20/croped/medium/c0012mp4-snapshot-0001-20250608-20311320250608204111.webp?rt=202506181458?250608094208)
[Phóng sự ảnh]: Giao lưu các sản phẩm đặc trưng giữa 2 tỉnh Thái Nguyên và Gyeongsangbuk - do (Hàn Quốc)
![[Infographic] Quy định tạm thời về tiêu chuẩn để bố trí chức danh lãnh đạo, quản lý cấp xã, phường sau sắp xếp của tỉnh Thái Nguyên](https://thainguyentv.vn/stores/news_dataimages/2025/052025/24/10/croped/medium/5info-cong-tac-can-bo20250524103046.webp?rt=202506181458?250525102138)