Bước đột phá trong thực hiện chính sách ưu đãi người có công - đã ps cam 7.5
Việc lưu trữ, tiếp nhận hồ sơ người có công theo cách thủ công khiến cho việc quản lý tốn rất nhiều thời gian, dễ nhầm lẫn; chưa kể qua nhiều lần tra lục khiến hồ sơ dần bị rách, nhàu nát, khó tra cứu.

Từ năm 2020 trở về trước, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội vẫn thực hiện lưu trữ, tiếp nhận hồ sơ người có công theo cách thủ công. Với hàng trăm nghìn hồ sơ, việc quản lý tốn rất nhiều thời gian, dễ nhầm lẫn, chưa kể qua nhiều lần tra lục khiến hồ sơ dần bị rách, nhàu nát, khó tra cứu. Trong khi đó, khối lượng hồ sơ lưu trữ nhiều và liên tục được bổ sung. Trước đây, phải mất 1/2 ngày mới hoàn tất kiểm tra một bộ hồ sơ, giờ đây chỉ cần khoảng 1 phút có thể hoàn thiện công việc này.

Anh Nguyễn Ngọc Hưng, Phòng Người có công, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thái Nguyên cho hay: "Sau khi có Đề án số hóa, tất cả thông tin đều được lấy trên phần mềm, tạo điều kiện thuận lợi đối với cán bộ làm công tác hồ sơ và khai thác nguồn thông tin lưu trữ".

Bước đột phá trong thực hiện chính sách ưu đãi người có công - đã ps cam 7.5
Việc khai thác hồ sơ lưu trữ ở dạng giấy chuyển sang khai thác dạng file điện tử không chỉ giúp tiết kiệm thời gian đi lại của người dân, bảo đảm cung cấp nhanh, chính xác các thông tin liên quan trong hồ sơ của người có công.

Để thực hiện tốt hơn công tác quản lý hồ sơ người có công với cách mạng thì việc thực hiện Dự án Số hóa tài liệu bảo quản lưu trữ hồ sơ và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ người có công trên địa bàn tỉnh là hết sức cần thiết. Đến nay, Sở đã hoàn thiện số hóa 130.000 hồ sơ người có công với cách mạng. Trong đó, có hơn 10.000 hồ sơ liệt sĩ; gần 8.000 hồ sơ thương binh, hồ sơ người hưởng chính sách như thương binh; hơn 13.000 hồ sơ người hoạt động kháng chiến và con đẻ bị nhiễm chất độc hóa học; hơn 90.000 hồ sơ người hoạt động kháng chiến đã được tặng thưởng huân, huy chương; còn lại là các đối tượng khác.

Ông Bàn Phúc Quang, Trưởng phòng Người có công, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thái Nguyên cho biết: "Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của số hóa hồ sơ người có công, ngay sau khi có sự chỉ đạo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và đồng ý của UBND tỉnh về chủ trương thực hiện số hóa hồ sơ, Phòng Người có công đã chủ động tham mưu, phối hợp các đơn vị thực hiện số hóa hồ sơ đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng. Số hóa hồ sơ giảm được nguồn nhân lực, thời gian và đảm bảo bí mật của Nhà nước".

Việc khai thác hồ sơ lưu trữ ở dạng giấy chuyển sang khai thác dạng file điện tử không chỉ giúp tiết kiệm thời gian đi lại của người dân, bảo đảm cung cấp nhanh, chính xác các thông tin liên quan trong hồ sơ của người có công mà thông qua đó còn giúp cho ngành thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước bằng ứng dụng công nghệ thông tin, hướng đến hòa nhập với xu thế hiện đại hóa nền hành chính, xu thế của Chính phủ điện tử./.