Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện.

Trước khi các đại biểu thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng thủ dân sự, dưới dự điều hành của Thượng tướng Trần Quang Phương - Phó Chủ tịch Quốc hội, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện.

Tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Phòng thủ dân sự, các ý kiến đại biểu cho rằng việc ban hành Luật đảm bảo các căn cứ chính trị, pháp lý và thực tiễn; khắc phục hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện các hoạt động phòng thủ dân sự, đáp ứng nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế. Về phạm vi điều chỉnh, Dự án Luật có phạm vi điều chỉnh rộng do vậy cần phân biệt rõ phạm vi điều chỉnh với các luật chuyên ngành khác như Luật Phòng chống thiên tai, Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Luật An toàn thông tin mạng. Về cơ quan chỉ đạo, chỉ huy, đại biểu cho rằng việc hợp nhất cơ quan chỉ đạo ở địa phương và trung ương là phù hợp, tránh chồng lấn, đảm bảo phối hợp nhịp nhàng, không lúng túng hay lãng phí nguồn lực. Cho rằng kế hoạch phòng thủ dân sự ở các cấp sẽ có nội dung khác nhau do phạm vi áp dụng vào đối tượng thực hiện khác nhau. Vì vậy, đại biểu đề nghị sửa lại theo hướng phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường, tình hình phát triển của các ngành kinh tế và cơ sở hạ tầng trên quy mô toàn quốc hoặc trong phạm vi cấp xây dựng kế hoạch phòng thủ. ĐBQH cũng đề nghị việc ứng dụng khoa học nghệ trong phòng thủ dân sự góp phần vào phòng chống thảm họa, sự cố nên cần được tăng cường.

Theo chương trình làm việc, ngày 10/11, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; thảo luận ở hội trường về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi), dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).