Quan tâm khai thác tiềm năng, thế mạnh cây mắc ca
Từ các nguồn thông tin và tìm hiểu trên truyền hình, từ năm 2017, gia đình ông Nguyễn Anh Tí, ở xóm Mỏ Đinh, xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai đã đưa vào trồng thử nghiệm 50 cây mắc ca, với số vốn ban đầu khoảng 4 triệu đồng.
Quan tâm khai thác tiềm năng, thế mạnh cây mắc ca
Đến năm 2021, những lứa mắc ca đầu tiên đã được thu hoạch, song, gia đình ông còn gặp khó khăn do chưa tìm được đầu ra và phải mang ra chợ đầu mối bán theo hình thức nhỏ lẻ.
Quan tâm khai thác tiềm năng, thế mạnh cây mắc ca
Từ năm 2013, với sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, gia đình ông Triệu Hữu Ngữ, ở xóm Suối Hang, xã Yên Ninh, huyện Phú Lương được hỗ trợ giống để xây dựng mô hình điểm trồng cây mắc ca. Đến nay, với trên 160 cây mắc ca sinh trưởng và phát triển ổn định, gia đình ông Ngữ đã thu hoạch được 3 vụ, trung bình đạt 1 tạ/1 vụ.
Quan tâm khai thác tiềm năng, thế mạnh cây mắc ca
Nhằm hỗ trợ cho người dân có đầu ra ổn định, trong thời gian qua, Hiệp hội Mắc ca Việt Nam đã đến trao đổi, thảo luận về việc triển khai trồng cây mắc ca ở Thái Nguyên; đồng thời, tiến hành khảo sát các vùng trồng mắc ca tại Thái Nguyên để thu mua sản phẩm cho người dân.
Quan tâm khai thác tiềm năng, thế mạnh cây mắc ca
Hiệp hội cũng đề xuất sẽ hỗ trợ nông dân đã có mô hình trồng cây mắc ca về kỹ thuật chăm sóc đảm bảo năng suất; cung ứng nguồn giống cây đảm bảo chất lượng tốt để thực hiện một số mô hình mới; ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm.
Quan tâm khai thác tiềm năng, thế mạnh cây mắc ca
Có thể thấy, trồng cây mắc ca là một hướng đi mới, giúp tăng thêm giá trị cho sản xuất nông nghiệp. Song đối với tỉnh Thái Nguyên vẫn cần tiếp tục trồng khảo nghiệm, chăm sóc đúng kỹ thuật; từ đó đánh giá sự phù hợp để đưa mắc ca vào cơ cấu cây trồng, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế, xã hội địa phương./.