Facebook Zalo youtube Tiktok

Phú Bình chống dịch để phát triển

Kinh tế
Với vị trí địa lý thuận lợi cùng nhiều tiềm năng, thế mạnh sẵn có, huyện Phú Bình được xác định là điểm sáng trong thu hút đầu tư và điểm nhấn trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2020 và giai đoạn 2020-2025. Thực tế phát triển thời gian qua của Phú Bình, đặc biệt là những nỗ lực và thành công trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 của huyện, đã cho thấy sự đầu tư đúng hướng của tỉnh Thái Nguyên nói riêng, các nhà đầu tư trong nước và quốc tế nói chung khi quyết định đầu tư vào huyện Phú Bình.
aa
Phú Bình chống dịch để phát triển - đã ps cm cn 13.9
Cơ sở sản xuất gỗ ép của gia đình anh Trần Văn Phương, tại xóm Đèo Khê, xã Tân Kim, huyện Phú Bình đã chủ động triển khai thực hiện phương án “3 tại chỗ”.

Đã có nhiều thời điểm, Phú Bình là tâm dịch, là điểm nóng dịch bệnh tại Thái Nguyên, song dưới sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh và sự chủ động, sát sao của huyện, dịch COVID-19 chỉ như “1 phép thử” đối với địa phương đang trên đà phát triển mạnh mẽ như Phú Bình. Nhanh chóng khoanh vùng, sớm kiểm soát dịch bệnh và quyết liệt trong triển khai các giải pháp phòng, chống dịch theo phương châm “4 tại chỗ” đối với các địa phương và “3 tại chỗ” đối với các đơn vị, doanh nghiệp… bởi phòng, chống dịch phải từ cơ sở.

Với mục tiêu duy trì và ổn định sản xuất trong bất cứ hoàn cảnh nào, cơ sở sản xuất gỗ ép của gia đình anh Trần Văn Phương, tại xóm Đèo Khê, xã Tân Kim, huyện Phú Bình đã chủ động triển khai thực hiện phương án “3 tại chỗ”, khoảng 20 công nhân đã ăn, ở và sản xuất ngay tại nhà xưởng trong gần 1 tháng nay. Đây là sự nỗ lực rất lớn bởi dịch bệnh diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng nhiều tới sản xuất của đơn vị.

Anh Trần Văn Phương, chủ cơ sở chia sẻ: "Dịch bệnh gây khó khăn về bán hàng, nhập hàng, kinh tế khó khăn với gia đình. Chúng tôi cũng cố gắng huy động mọi nguồn vốn để duy trì xưởng để làm khi nào hết dịch bệnh lại phát triển thêm".

Những đơn vị sử dụng ít lao động đã vậy thì với những đơn vị có quy mô hàng trăm lao động thì việc đảm bảo các yếu tố phòng, chống dịch càng trở nên cấp thiết hơn.

Ông Phạm Văn Kiên, Chủ tịch Công đoàn Công ty May CP Thời trang xuất nhập khẩu Hà Sơn cho hay: "Công đoàn cùng với công ty đã tiến hành nhiều biện pháp để đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho công nhân. Do ảnh hưởng chung của dịch bệnh, kế hoạch sản xuất của công ty cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, để đảm bảo đời sống cho các cán bộ, công nhân viên thì lãnh đạo cùng với công đoàn công ty tích cực tìm hiểu những khó khăn của người lao động để giải quyết trực tiếp, đời sống công nhân được ổn định".

Phú Bình chống dịch để phát triển - đã ps cm cn 13.9
Công ty May CP Thời trang xuất nhập khẩu Hà Sơn đảm bảo nguồn thu và môi trường an toàn dịch bệnh.

Trong gần 2 năm qua, mặc dù, gặp rất nhiều khó khăn do dịch bệnh COVID-19, khó khăn về đơn hàng, về nguồn lao động… song với sự nỗ lực của doanh nghiệp, hơn 300 công nhân lao động của Công ty May CP Thời trang xuất nhập khẩu Hà Sơn vẫn được đảm bảo nguồn thu và đặc biệt là được làm việc trong môi trường an toàn dịch bệnh tại nhà xưởng. Đây tiếp tục là mục tiêu của doanh nghiệp trong thời gian tới.

Ông Lê Xuân Tráng, Giám đốc Công ty May CP Thời trang xuất nhập khẩu Hà Sơn cho biết: "Năm 2022, tôi muốn mở rộng thêm khoảng 1.000 lao động. Tôi hy vọng dịch bệnh sớm khắc phục được vă năm 2022 sẽ hoàn thành được mục tiêu đề ra".

Sự vững vàng từ mỗi cơ sở đã tạo nên sức mạnh tổng thể giúp Phú Bình vượt qua những khó khăn bởi dịch bệnh, hoàn thành mục tiêu kép với nhiều kết quả đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế - xã hội nửa đầu năm 2021 với nhiều kết quả đáng ghi nhận: so với cùng kỳ, giá trị sản xuất công nghiệp đạt gần 8.735 tỷ đồng, bằng gần 92%; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt trên 1.260 tỷ đồng, tăng 5,1%; tổng thu ngân sách Nhà nước đạt trên 108 tỷ đồng, tăng 56%; nhiều công trình dự án quan trọng được đầu tư xây dựng; công tác thu hút đầu tư, phát triển các cụm công nghiệp cũng đạt nhiều kết quả tích cực.

Ông Dương Văn Hưng, Chủ tịch UBND huyện Phú Bình thông tin: "Xác định rõ thu hút đầu tư trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp để tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đáp ứng tiêu chuẩn, các điều kiện để trở thành phường, thị trấn, đưa huyện trở thành thị xã".

Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển các cụm công nghiệp, huyện Phú Bình cũng chú trọng hỗ trợ các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các khu công nghiệp trên tất cả các mặt, từ chính sách đến phòng, chống dịch.

Ông Kim Dae Su, Quản lý chung Công ty TNHH KSD Vina nhấn mạnh: "Các đơn vị chuyên môn của huyện Phú Bình đã hỗ trợ chúng tôi rất nhiều về mặt thủ tục hành chính khi cần triển khai công viêc. Bên cạnh đó, huyện Phú Bình cũng đã rất tích cực hỗ trợ chúng tôi trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 để đảm bảo môi trường an toàn không dịch bệnh, để doanh nghiệp ổn định và duy trì sản xuất trong suốt thời gian qua".

Thực tế cho thấy việc chủ động phòng, chống và kiểm soát tốt dịch COVID-19 có ý nghĩa rất quan trọng, giúp các cấp, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân vượt qua khó khăn do tác động của đại dịch để tiếp tục duy trì, phát triển sản xuất, kinh doanh, từ đó, thúc đẩy phục hồi kinh tế. Trên cơ sở thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch, Phú Bình phấn đấu tiếp tục hoàn thành mục tiêu kép trong thời gian tới.

Ông Dương Văn Hưng, Chủ tịch UBND huyện Phú Bình khẳng định: "Xác định nhiệm vụ phòng, chống dịch là nhiệm vụ số 1 để quan tâm, ưu tiên. Cùng với đó, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, duy trì sản xuất của các cơ sở sản xuất trên địa bàn. Với tinh thần chỉ đạo đó và tình hình chung, chắc chắn nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Phú Bình năm 2021 hoàn thành kế hoạch đề ra theo yêu cầu".

Quyết tâm chính trị cao, sự linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, đặc biệt là sự quyết liệt và sát sao trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 cùng sự đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp và người dân, sẽ là cơ sở và nền tảng quan trọng đưa Phú Bình trở thành thị xã vào năm 2025 như mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đã đề ra./.

Vũ Trung

Tin mới hơn

Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGap

Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư phát triển

Ngày 24/3, đồng chí Lê Minh Ngân, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Tổ trưởng Tổ công tác số 04 của Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án đầu tư theo Quyết định số 1568/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, cùng các thành viên trong đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Thái Nguyên. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cùng đại diện các sở, ngành liên quan.
Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGap

Phổ Yên: Tập trung xây dựng các tuyến đường trọng điểm

Ngày 24/3, đồng chí Bùi Văn Lương, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thái Nguyên, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Phổ Yên dự và chủ trì Hội nghị giao ban Thường trực Thành ủy để triển khai kế hoạch xây dựng, cải tạo, nâng cấp một số tuyến đường giao thông bê tông, công trình kênh mương trên địa bàn thành phố.
Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGap

Quy hoạch phải đảm bảo tính đồng bộ giữa thủy lợi và chống úng ngập đô thị

Ngày 24/3, Viện Quy hoạch thủy lợi thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội nghị trực tuyến báo cáo, tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý của các bộ, ngành, địa phương về quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Hồng, Thái Bình, thời kỳ 2022-2030, tầm nhìn 2050. Phó Thủ tướng Chính Phủ Trần Hồng Hà dự và chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu tỉnh Thái Nguyên, dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Thị Loan, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện một số sở, ban, ngành liên quan.
Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGap

Chuyển đổi số để phát triển nông nghiệp bền vững

Chuyển đổi số được ví như chìa khóa quan trọng để phát triển nông nghiệp bền vững. Những năm gần đây, nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ số vào quy trình sản xuất, cung cấp dịch vụ nông nghiệp và phát triển thương mại điện tử trong tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh đã góp phần thúc đẩy chuyển đổi từ “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh tế nông nghiệp”. Đây cũng là hướng đi đúng đắn trong triển khai, thực hiện nghị quyết 57 của của Bộ chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGap

Gỡ khó triển khai Luật Chăn nuôi - Kỳ 2

Luật Chăn nuôi năm 2018 có hiệu lực từ năm 2020 quy định rõ: Cấm việc chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư; đồng thời, đặt ra thời hạn 5 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực các cơ sở chăn nuôi trong khu vực không được phép phải ngừng hoạt động hoặc di dời đến địa điểm mới phù hợp theo quy định. Như vậy, đến hết năm 2024 là thời điểm cuối cùng bắt buộc phải di dời, xử lý đối với các trang trại trong khu dân cư. Thế nhưng, đến thời điểm hiện tại, hoạt động chăn nuôi vẫn đang còn nhiều vấn đề, gây ra các tác động xấu làm ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống của người dân.

Tin bài khác

Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới từ 0,5% trở lên

Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới từ 0,5% trở lên

Năm 2024, công tác giảm nghèo của tỉnh Thái Nguyên tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực. Theo thống kê, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 2,04%, mức giảm đạt 0,98% so với năm trước, vượt 0,18% so với kế hoạch đề ra.
Mã số vùng trồng - Đưa nông sản vươn xa

Mã số vùng trồng - Đưa nông sản vươn xa

Mã số vùng trồng là mã số định danh cho một vùng trồng trọt nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc. Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, thời gian qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã có nhiều giải pháp hướng dẫn bà con xây dựng mã số vùng trồng, qua đó nhằm tăng sức cạnh tranh cho các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh, mở rộng thị trường tiêu thụ cho nông sản địa phương.
Tích tụ đất đai để sản xuất lớn

Tích tụ đất đai để sản xuất lớn

Tích tụ đất đai trong sản xuất nông nghiệp là giải pháp quan trọng giúp mở rộng quy mô canh tác, tạo điều kiện thuận lợi để áp dụng cơ giới hóa, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.Tại Thái Nguyên, nông dân, hợp tác xã và các địa phương đang nỗ lực thực hiện chủ trương này nhằm hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao hiệu quả kinh tế, đồng thời hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.
Công nghiệp địa phương với phát triển kinh tế

Công nghiệp địa phương với phát triển kinh tế

Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tăng tốc, bứt phá, nỗ lực phấn đấu đạt kết quả cao nhất trong phát triển kinh tế - xã hội của cả giai đoạn 2021-2025 và nhiệm kỳ 2020-2025. Năm 2025, Thái Nguyên đưa ra mục tiêu giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng 10% và tổ chức chỉ đạo thực hiện phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng 13,8% so với năm 2024. Để hoàn thành mục tiêu này, việc gia tăng giá trị đóng góp của công nghiệp địa phương là 1 trong những yếu tố quan trọng. Hiện nay, dư địa cho lĩnh vực này đang được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm.
Thái Nguyên luôn dành ưu đãi đầu tư vào trung tâm dữ liệu ở mức cao nhất

Thái Nguyên luôn dành ưu đãi đầu tư vào trung tâm dữ liệu ở mức cao nhất

Ngày 14/3, đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn chuyên gia do ông Park Hyun Bae, Tổng Giám đốc Công ty TNHH KCTC Việt Nam làm trưởng đoàn, để trao đổi về đề xuất phát triển trung tâm dữ liệu tại Thái Nguyên.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Infographic] Các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025

[Infographic] Các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025

Chỉ thị số 06/CT-UBND thể hiện quyết tâm cao của UBND tỉnh Thái Nguyên trong việc đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đột phá vào năm 2025. Chỉ thị 06 đưa ra một khung ...
[Infographics] Phát triển năng lực số tỉnh Thái Nguyên năm 2025

[Infographics] Phát triển năng lực số tỉnh Thái Nguyên năm 2025

Nhằm đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm chuyển đổi số của khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, thực hiện các mục tiêu tại Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 31/12/2020 của Ban ...
[Photo] Khai mạc Lễ hội Lồng Tồng ATK Định Hóa năm 2025

[Photo] Khai mạc Lễ hội Lồng Tồng ATK Định Hóa năm 2025

Lễ hội Lồng Tồng
[Infographics] Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy - đưa đất nước vào kỷ nguyên mới

[Infographics] Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy - đưa đất nước vào kỷ nguyên mới

Thực hiện Nghị quyết Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Kế hoạch số 07-KH/TW, ngày 27/11/2017 của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần ...
[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh ủy Thái Nguyên vừa ban hành Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên theo Kết luận số 09-KL/BCĐ, ngày 24/11/2024 và các văn ...
[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung  nguyên liệu chè xanh

[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh

Với mong muốn phát triển một sản phẩm chăn nuôi mang thương hiệu của ngành nông nghiệp địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lợn ...
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...