[Photo] Người dân chủ động test nhanh COVID-19 tại nhà
Những ngày sau Tết Nguyên đán, nhiều người đã chủ động tìm mua các bộ kit test nhanh COVID-19 với mong muốn kiểm tra sức khỏe cho bản thân và gia đình.
[Photo] Người dân chủ động test nhanh COVID-19 tại nhà
[Photo] Người dân chủ động test nhanh COVID-19 tại nhà
Khảo sát nhanh tại một số nhà thuốc trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, những ngày gần đây, lượng người đến mua kit test nhanh COVID-19 khá đông.
[Photo] Người dân chủ động test nhanh COVID-19 tại nhà
[Photo] Người dân chủ động test nhanh COVID-19 tại nhà
Hiện, giá kit test mẫu đơn khoảng 70.000 đồng/bộ, mẫu gộp 3 khoảng 80.000 đồng/bộ.
[Photo] Người dân chủ động test nhanh COVID-19 tại nhà
Có 2 loại xét nghiệm cho người dân lựa chọn là test nhanh bằng nước bọt và bằng dịch tỵ hầu.
[Photo] Người dân chủ động test nhanh COVID-19 tại nhà
Nguồn hàng các bộ kit test nhanh COVID-19 phong phú về chủng loại và số lượng nên các nhà thuốc khuyến cáo người dân không cần mua tích trữ.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 trên cả nước, nhu cầu được xét nghiệm của người dân, người tiêu dùng là chính đáng và chắc chắn sẽ còn gia tăng trong thời gian tới. Liên quan đến vấn đề này, các cơ quan chức năng có những khuyến cáo đến người dân một số điểm như sau:

Một là: kết quả test nhanh chỉ có giá trị tham khảo. Thực tế, test nhanh chỉ có kết quả chính xác cao khi người nhiễm đang có nồng độ virus cao (ví dụ người nhiễm đang bị sốt, ho chẳng hạn), còn khi nồng độ virus thấp thì test nhanh này lại cho kết quả ít chính xác hơn. Như vậy, người sau khi nhiễm (nếu có) từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh thì kết quả cũng chính xác hơn, còn xét nghiệm sau ngày đó kết quả ít chính xác.

Hai là: chỉ xét nghiệm khi cần thiết. Người tiêu dùng chỉ nên đi xét nghiệm khi có triệu chứng hoặc có tiếp xúc với những người có nguy cơ. Việc thực hiện xét nghiệm tràn lan sẽ gây lãng phí về thời gian, tiền bạc của người tiêu dùng, gia tăng nguy cơ cho cộng đồng (do gia tăng việc tiếp xúc) cũng như tạo thêm gánh nặng cho hệ thống y tế.

Ba là: khi có triệu chứng hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19, người tiêu dùng nên đến cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn và thực hiện xét nghiệm (nếu cần thiết).

Bốn là: thực hiện tốt 5K và các hướng dẫn phòng dịch của các cơ quan quản lý Nhà nước, không vì việc đã được tiêm phòng vaccine hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính mà chủ quan, lơ là phòng bệnh.