“Ông đồ trẻ” gìn giữ văn hóa Việt
“ông đồ trẻ” Mai Thanh Tùng

Đam mê với chữ thư pháp từ khi còn ngổi trên giảng đường Đại học, anh Mai Thanh Tùng đã tự mày mò, nghiên cứu nghệ thuật thu pháp. Sau khi học thêm chữ Hán Nôm, anh tham gia nhóm thầy đồ trên mạng xã hội, cùng trao đổi và học hỏi kinh nghiệm viết chữ.

Thầy đồ Mai Thanh Tùng, Trường PT Vùng cao Việt Bắc chia sẻ: "Bản thân tôi cũng là một người thầy giáo hiện đang công tác tại trường PT Vùng cao Việt Bắc nên khi làm công việc này tôi cảm thấy rất tự hào. Chữ của những "ông đồ" dành tặng cho mọi người với mong muốn cầu may và cũng muốn xin kiến thức của người thầy thông qua việc cho chữ đó là văn hóa truyền thống."

Xuất hiện trong bộ áo dài cùng giấy bút được chuẩn bị chỉn chu, “ông đồ trẻ” Mai Thanh Tùng được nhiều bạn trè tìm đến xin chu nhân dịp Tết đến. Đối với Thanh Tùng, mỗi con chữ mình viết ra dù đơn giản hay kì công thì mình đều dặt vào đó cái tâm của nguời cầm bút, người yêu chữ, người yêu cái nét đẹp truyền thống của văn hoá Việt.

Chị Mỹ Hoa – TP Thái Nguyên cho biết: "Đầu xuân đi du xuân gặp được thầy tôi qua đây để xin chữ với mong muốn bình an, vạn sự may mắn."

Thầy đồ Mai Thanh Tùng – Trường PT Vùng cao Việt Bắc cho biết:"Tôi cũng thấy rất vui vì hiện có rất nhiều "ông đồ trẻ", không chỉ người lớn mà hiện những đứa trẻ cũng nhận ra được "ông đồ."

“Ông đồ trẻ” gìn giữ văn hóa Việt

Sự xuất hiện của những "ông đồ trẻ" góp phần lan toả nét đẹp văn hóa

xin chữ - cho chữ của người Việt

Qua mỗi sự kiện, mỗi hoạt động được tổ chức, sự xuất hiện của những ông đồ thế hệ 8x và 9x sẽ góp phần lan tỏa bộ môn nghệ thuật đặc biệt này đến với nhiều bạn trẻ; đồng thời cũng là cách để gìn giữ và phát huy nét đẹp văn hóa xin chữ - cho chữ của người Việt.