[Megastory] Chuyện kể từ những vùng dịch

Hành trình 58 ngày tại Thành phố mang tên Bác của cô sinh viên y khoa

[Megastory] Chuyện kể từ những vùng dịch

Là một trong 301 thành viên tham gia đoàn công tác thực hiện hỗ trợ phòng dịch tại TP Hồ Chí Minh, cô sinh viên Trần Thị Bích Ngọc chuyên ngành Bác sỹ đa khoa, Đại học Y Dược Thái Nguyên đã có những chuỗi ngày xa ngày khó quên. Hành trang Ngọc cùng nhiều sinh viên khác mang theo đó là sự hăng hái, nhiệt huyết, xung phong đăng ký tham gia công tác chi viện cho miền Nam chống dịch.

Trước khi xuất phát vào TP. Hồ Chí Minh, Bích Ngọc được nhà trường tổ chức các buổi tập huấn kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công tác chống dịch như: hướng dẫn mặc và cởi đồ bảo hộ cá nhân, lấy mẫu xét nghiệm COVID-19, hướng dẫn hỗ trợ tiêm chủng, các kiến thức cần thiết về các loại vắc xin hiện đang sử dụng,... Ngoài ra, các thầy cô và nhà trường cũng chuẩn bị các đồ bảo hộ cá nhân cần thiết an toàn để sẵn sàng sử dụng khi cần đến, điều đó cũng làm cho các thành viên trong đoàn an toàn làm nhiệm vụ.

Hành trình tại thành phố mang tên Bác, Trần Thị Bích Ngọc chia sẻ: Khối lượng công việc nặng nề, công tác chống dịch cần thực hiện nhanh chóng và triệt để như vậy, thậm chí có những ngày làm việc liên tục cả ngày quần áo ướt đẫm trong bộ đồ bảo hộ, dưới cái nắng nóng của thời tiết, hay những ngày có cơn mưa bất chợt vào buổi chiều của TP Hồ Chí Minh, nhưng việc đầu tiên mà bạn và nhiều thành viên khác nghĩ đến là che chắn cho những mẫu xét nghiệm còn đang làm, chạy mưa có các vật tư y tế phục vụ lấy mẫu, có những tình nguyện viên dùng cả thân mình để che cho các kit xét nghiệm khỏi ướt sau cùng mới nghĩ đến bản thân.

[Megastory] Chuyện kể từ những vùng dịch
Ngọc cùng các thành viên trong đoàn lấy mẫu test SARS-CoV-2.

Những ngày xa gia đình, tiếp xúc với bao nguy hiểm, đối mặt với bao khó khăn, thử thách, nhưng Trần Thị Bích Ngọc và 16 giảng viên và 285 sinh viên khác vẫn luôn cố gắng, luôn động viên nhau và cũng nhờ có sự quan tâm sát bên của thầy cô, của nhà trường , của địa phương nơi làm việc, của các ban ngành và đặc biệt là của gia đình chính là động lực và sức mạnh để các bạn làm việc và hoàn thanh nhiệm vụ được giao.

Cô sinh viên chuyên ngành bác sỹ đa khoa từng tâm sự rằng, trong công tác lấy mẫu xét nghiệm, gặp phải những khó khăn nhất định như: số lượng F0 nhiều đi đôi với nguy cơ lây nhiễm cao, mà lại không có đủ chỗ để thực hiện cách ly tập trung cho các đối tượng F1 mà chỉ theo dõi tại nhà nên chưa đảm bảo được an toàn và nguy cơ lây nhiễm khi F1 trở thành F0 còn cao trong thời gian ủ bệnh; hay việc người dân còn bất chấp ra đường, mua lương thực nhu yếu phẩm tích trữ dù đã có nghị quyết công văn thực hiện giãn cách xã hội còn gây ảnh hưởng đến sự an toàn về dịch bệnh của cộng đồn. Nhóm đã có những chuỗi ngày làm việc với tần suất cao, liên tục từ sáng đến tối.

[Megastory] Chuyện kể từ những vùng dịch

Những khó khăn trước mắt đó đó đều không cản trở được tinh thần của người thầy thuốc với phương châm “coi sức khỏe và tính mạng của con người là trên hết”. Các thầy thuốc đều xác định “Không được phép buông tay”, vượt lên mọi gian khổ, sẵn sàng đón nhận rủi ro về phía mình, cống hiến hết mình, phát huy sáng tạo, đoàn kết hiệp lực để chiến thắng dịch bệnh. Hàng nghìn cán bộ y bác sĩ, nhân viên y tế đã bị nhiễm COVID-19, có người đã vĩnh viễn ra đi khi vẫn đang tràn đầy hoài bão và cháy bỏng khát vọng cống hiến. ​

Hành trình 80 ngày tại Trung tâm Hồi sức COVID-19 Long An trực thuộc Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

[Megastory] Chuyện kể từ những vùng dịch
Bác sỹ Phạm Văn Khang, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực tại Trung tâm Hồi sức COVID-19 Trung ương ở Long An thực hiện kỹ thuật ECMO cho bệnh nhân.

Suốt hơn 2 tháng qua tại tâm dịch Long An, bác sỹ Phạm Văn Khang, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực tại Trung tâm Hồi sức Covid-19 Trung ương ở Long An, trực thuộc Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đã chèo lái “con thuyền hồi sức” đến tất cả những người bệnh mắc COVID-19 cấp độ nặng và nguy kịch. Là người công tác trong lĩnh vực hồi sức hơn 10 năm nay, nhưng bác sỹ Khang vẫn cảm thấy những điều bất ngờ trong 80 ngày tại Long An.

Với người bác sỹ này, cuộc chiến trước đại dịch COVID-19 thực sự là cuộc chiến rất khốc liệt, sinh ly tử biệt có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Và bệnh nhân là sản phụ 28 tuổi đến, tỉnh Quảng Ngãi bị mắc COVID-19 cấp độ nguy kịch đã được cứu sống nhờ kỹ thuật ECMO là trường hợp khiến anh khó quên. Đây là bệnh nhân có những biến biến bệnh phức tạp, tưởng chừng như có lúc bệnh nhân khó có thể qua được nhưng tất cả các y, bác sỹ luôn tự nhủ: dù chỉ còn 1% hy vọng vẫn phải cố gắng đến cùng.

[Megastory] Chuyện kể từ những vùng dịch

Bác sỹ Phạm Văn Khang chia sẻ: Nghĩ đến em bé còn chưa một lần được biết đến sữa mẹ, chưa một lần được mẹ ôm ấp, chúng tôi lại tự nhủ mình cố gắng một chút nữa, và may mắn đã mỉm cười sau 60 ngày điều trị, trong đó 42 ngày hồi sức tích cực với 10 lần lọc máu liên tục, 9 lần lọc máu hấp phụ cùng nhiều can thiệp chuyên sâu khác, tình trạng hô hấp và suy tim của bệnh nhân đã dần được cải thiện. Giờ đây chị đã có thể tiếp xúc, trao đổi với các y, bác sỹ qua hành động, cử chỉ… Và quan trọng hơn là sử dụng điện thoại để liên lạc với gia đình…

TP Hồ Chí Minh những ngày dịch bệnh diễn biến căng thẳng

[Megastory] Chuyện kể từ những vùng dịch

Bản thân là một điều dưỡng đã công tác gần 20 năm trong ngành, chị Hoàng Thị Thùy Linh, Phó Trưởng phòng Điều dưỡng Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, cảm thấy tự hào khi đứng trong hệ thống điều dưỡng của tỉnh Thái Nguyên lên đường chi viện cho TP Hồ Chí Minh những ngày tháng căng thẳng nhất.

[Megastory] Chuyện kể từ những vùng dịch

Trong cuộc chiến không có tiếng súng, không có bom đạn, trong công cuộc gieo hy vọng và giành lại sự sống cho người dân cả nước, những điều dưỡng như chị Linh đã gác lại gia đình và con nhỏ để lên đường thực hiện nhiệm vụ. Nhờ có hậu phương là chồng và gia đình nội ngoại hai bên luôn ủng hộ và động viên. Đây chính là động lực để chị hoàn thành nhiệm vụ.

[Megastory] Chuyện kể từ những vùng dịch

Công tác tại bệnh viện Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh với nhiệm vụ phụ trách công tác về điều dưỡng, tập huấn và chăm sóc người bệnh COVID-19, với một môi trường làm việc mới. Chị Hoàng Thị Thùy Linh chia sẻ: Mọi thứ đều bỡ ngỡ và khó khăn rất nhiều với cá nhân tôi và cả đoàn công tác, số lượng bệnh nhân đông, bệnh nhân nặng nhiều, không có người nhà chăm sóc nên công việc chăm sóc người bệnh đều phụ thuộc tất cả vào điều dưỡng. Song chúng tôi vẫn luôn cố gắng động viện nhau vì người bệnh, vì trách nhiệm của người thầy thuốc với người dân để có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từng nói: “Hơn 24 nghìn người thuộc ngành y trực tiếp tham gia chống dịch là hơn 24 nghìn những bông hoa đẹp, truyền cảm hứng về đức hy sinh, về trách nhiệm với đồng bào, đồng chí, truyền niềm tin để vượt lên nghịch cảnh, truyền năng lượng tích cực để đi qua những ngày khó khăn của dịch bệnh, bồi đắp thêm truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, tình đồng chí, nghĩa đồng bào. Họ là những chiến sĩ áo trắng trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 gần 2 năm qua”.
[Megastory] Chuyện kể từ những vùng dịch
[Megastory] Chuyện kể từ những vùng dịch

Cuộc sống bình thường mới dang dẫn trở lại tại nhiều thành phố, nơi đã từng là tâm dịch. Song những hình ảnh về các y bác sỹ, điều dưỡng viên đang căng mình thực hiện nhiệm vụ, tăng tốc chạy đua mỗi phút giây để giành giật sự sống cho bệnh nhân COVID-19. Mồ hôi, nước mắt của họ hòa thấm bộ quần áo bảo hộ kín, nóng nực và ngột ngạt, sẽ mãi là những hình ảnh đẹp.