- Chọn giống: Cần lựa chọn các giống dưa chuột lai chịu nhiệt, ưu tiên các giống có quả trung bình, thẳng.

- Trồng và chăm sóc: Vụ hè nên ươm cây con trong vườn ươm có mái che để bảo đảm được lượng cây không bị thất thoát nhiều sau gieo. Thời gian cây con trong vườn ươm vụ này chỉ nên để ngắn (2-3 ngày). Khi cây có lá thật đầu tiên có thể đặt ra ngoài ruộng trồng. Trước và sau trồng cây con cần xử lý sâu bệnh trên mỗi luống đất trồng

+ Thời điểm sau trồng khoảng 1 tuần cần hòa loãng phân tổng hợp hoặc phân chuyên dùng để tưới nhử cây non. Bón phân thúc cho dưa chuột nên bón vào 2 thời điểm (lúc dưa bắt đầu leo giàn và sau thu lứa quả đầu tiên). Có thể hòa nước tưới gốc hoặc rắc phân chuyên dùng vào dõng đã có nước rồi khuấy tan phân cho ngấm dần vào các luống.

+ Giữ ẩm thường xuyên: Yêu cầu về độ ẩm của cây dưa chuột rất lớn (độ ẩm đất thích hợp 85-95%) song lại yếu chịu hạn (thiếu nước làm cây ngừng phát triển, quả đắng). Do đó, khi thâm canh cây trồng này trong điều kiện vụ hè, người trồng cần tuyệt đối không để cây bị hạn hoặc úng nước quá. Khi thời tiết có nắng nóng kéo dài cần duy trì tưới và giữ ẩm liên tục.

- Phòng trừ sâu bệnh: Trồng dưa chuột vụ hè cây dễ bị nhiễm các loài sâu bệnh như ruồi đục quả, nhện đỏ, bọ trĩ, bọ phấn chích hút quả, lá, ngọn, nhất là khi gặp nắng nóng kéo dài. Gặp thời tiết có nắng mưa xen kẽ, thậm chí là mưa kéo dài thì cây hay bị chết rũ, nứt thân chảy nhựa, thối đốt vi khuẩn... Để bảo đảm cho cây sinh trưởng và phát triển thuận lợi, nông dân cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, điều tra sâu bệnh hại để phòng trừ kịp thời và hiệu quả.

Trên đây là một sô lưu ý khi chăm sóc dưa chuột vụ hè, hi vọng bà con sẽ có thêm những kiến thức bổ ích để áp dụng vào thực tế tại gia đình.