Facebook Zalo youtube Tiktok

Hợp nhất sở, ngành: Đừng ngại chuyện “vừa đá bóng, vừa thổi còi”

Chính trị
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc cho rằng, đề xuất hợp nhất sở ngành sẽ là cuộc cách mạng thực sự, thay đổi từ nhận thức đến hành động.
aa

Dự thảo Nghị định của Chính phủ về giảm sở, ngành ở địa phương trong đó đề xuất hợp nhất 2 sở Tài chính và Kế hoạch đầu tư thành Sở Kế hoạch-Tài chính; hợp nhất Sở Giao thông, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch và kiến trúc của Hà Nội và TPHCM thành Sở Hạ tầng và phát triển đô thị đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Nhiều chuyên gia, nhà quản lý nhận định bộ máy hành chính hiện nay cồng kềnh và việc cơ cấu lại theo hướng thu gọn, hợp nhất một số cơ quan chuyên môn là cần thiết. Việc hợp nhất phải đảm bảo tinh gọn bộ máy, giảm bớt trùng lặp, chồng chéo về chức năng nhiệm vụ, tiết kiệm chi tiêu công và đảm bảo thuận lợi cho người dân. Tuy vậy, vẫn có những ý kiến băn khoăn khi cho rằng việc hợp nhất cần tiến hành thận trọng để tránh xáo trộn.

hop nhat so nganh dung ngai chuyen vua da bong vua thoi coi

Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc

Phóng viên VOV trao đổi với ông Thang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ để có thêm góc nhìn về vấn đề này.

Xu thế cải cách chung của thế giới

PV: Ông đánh giá thế nào về đề xuất sáp nhập sở ngành trong Dự thảo của Bộ Nội vụ?

Ông Thang Văn Phúc: Tôi cho đây là một dự thảo tốt, tư tưởng cải cách rất đúng và phù hợp với xu thế cải cách chung của các nước trên thế giới, đó là xây dựng một Chính phủ nhỏ, xã hội lớn, Nhà nước làm đúng chức năng, nhiệm vụ của mình là xác định chiến lược phát triển, xây dựng chính sách pháp luật và các tiêu chí để phát triển, đồng thời kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động của xã hội, hướng tới một Chính phủ kiến tạo như Thủ tướng đã đề ra.

PV: Có ý kiến cho rằng, để cải cách triệt để và thống nhất, nên tiến hành sáp nhập một số bộ ngành Trung ương đồng nhất với địa phương. Ông nghĩ thế nào về đề xuất này?

Ông Thang Văn Phúc: Trong nhiều chương trình tổng thể và các nghiên cứu cải cách bộ máy Nhà nước về xây dựng một Chính phủ nhỏ cho thấy số lượng các Bộ không phải 22 như hiện nay, có thể dưới 20. Thực tế ở một số nước, đặc biệt ở những nước phát triển nhất, họ cũng chỉ có 12-15 Bộ. Do vậy chúng ta vẫn có khoảng trống để tiến hành sắp xếp, thu gọn lại theo hướng tổ chức Bộ đa ngành, đa lĩnh vực. Tư tưởng này đã có từ năm 1999.

PV: Quá trình triển khai thực hiện việc sáp nhập, tinh gọn bộ máy không hề dễ dàng, khi đụng chạm đến quyền lợi của nhiều người, nhiều quan chức. Theo ông, làm thế nào để gạt bỏ lợi ích riêng phục vụ lợi ích chung trong việc sáp nhập, cơ cấu lại?

Ông Thang Văn Phúc: Lần này theo tôi chúng ta cần làm với tinh thần mới, tinh thần hành động thiết thực và hiệu quả, trên cơ sở vì lợi ích lớn của đất nước vì sự phát triển. Trong xây dựng đất nước đương nhiên sẽ có nhiều thách thức, cản trở vì những lợi ích cục bộ, lợi ích cá nhân có thể xen vào làm chậm quá trình cải cách, quá trình phát triển của đất nước.

Đây cũng sẽ là cuộc đấu tranh, một cuộc cách mạng thực sự, chuyển biến từ nhận thức đến hành động. Tôi nghĩ chúng ta đã có đủ điều kiện để làm được việc này.

PV: Việc sáp nhập cũng sẽ xuất hiện tâm lý cho rằng vai trò chuyên môn của sở mình đang bị xem nhẹ nên mới bị sáp nhập, ông nghĩ sao về tâm lý này?

Ông Thang Văn Phúc: Đó chỉ là một tầm nhìn hạn hẹp. Trên cơ sở Hiến pháp 2013, tư tưởng phân cấp phân quyền đã được xác lập, hệ thống pháp luật đã được cụ thể hóa từ Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Chính quyền địa phương. Tuy nhiên, Luật Chính quyền địa phương chưa đạt như mong muốn trong vấn đề phân quyền, phân cấp triệt để, hợp lý cho chính quyền địa phương nên có sự lúng túng, chồng chèo, trùng lắp, không rõ trách nhiệm.

Kỳ này khi vấn đề trách nhiệm được làm rõ sẽ cho thấy năng lực của đội ngũ cán bộ có đáp ứng được yêu cầu đổi mới hay không. Đây sẽ là môi trường mới để lựa chọn đội ngũ cán bộ công chức, lãnh đạo quản lý của đất nước. Quan trọng là làm rõ được chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của từng cấp, theo tinh thần phân cấp đã được xác định từ năm 2004, đặc biệt trong Hiến pháp 2013. Làm như vậy sẽ rõ việc, rõ người.

PV: Có lo ngại rằng việc sáp nhập sẽ tạo ra quyền lớn hơn vì như sáp nhập 2 sở tài chính và kế hoạch đầu tư sẽ làm cho người đứng đầu một sở vừa quyết kế hoạch lại quyết luôn phương án tài chính, như vậy có minh bạch không khi “vừa đá bóng vừa thổi còi”?

Ông Thang Văn Phúc: Thực ra không ngại vấn đề đó, bởi cơ chế chính sách, hệ thống luật về ngân sách của chúng ta có, địa phương là cơ quan chấp hành pháp luật cứ thế thực hiện. Chúng ta còn có các cơ quan HĐND, UBND, nên giám đốc không thể tự tung tự tác vì chúng ta có đủ công cụ để kiểm soát. Vấn đề là thái độ để xử lý kịp thời, phát hiện vấn đề.

Cần sự thay đổi trong tư duy và cách thức quản lý

PV: Ông có cho rằng khi chuyển từ quản lý đơn ngành sang quản lý đa ngành, tư duy và cách thức quản lý cũng phải thay đổi không?

Ông Thang Văn Phúc: Phải thay đổi, cần phối hợp trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền của từng bộ phận. Bên cạnh đó, hệ thống chính phủ điện tử sẽ giúp cho quá trình xử lý công việc chỉ một tuyến, đơn tuyến mà tính liên ngành đã rõ. Với một thông tin thì có 10 cơ quan biết thông tin đó và họ sẽ xử lý trên một nền chung.

PV: Thực tế ở Thanh Hóa, giai đoạn 2008-2013, sau khi được thành lập trên cơ sở sáp nhập 4 sở và 2 cơ quan ngang sở, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có tới 11 Phó giám đốc. Trên Trung ương, các bộ ngành sáp nhập khiến số lượng cấp Thứ trưởng cũng tăng đột biến. Như vậy mục tiêu tinh giản và tránh chồng chéo trong quản lý liệu có đạt được không, thưa ông?

Ông Thang Văn Phúc: Thực tế đó theo tôi là bài học kinh nghiệm cho quá trình quản lý của chính phủ và các cấp. Quan trọng là chúng ta phải có một đề án tốt, phù hợp; hệ thống tổ chức các phòng, các lĩnh vực mới của một sở được giao phải rõ và tránh được sự chồng chéo.

PV: Có lẽ khó khăn hơn cả là việc sắp xếp lại cán bộ khi sáp nhập vì khi đó sẽ dôi dư cấp phó, cấp thứ rất nhiều. Từ những bài học kinh nghiệm trước, theo ông đâu là bài toán để sắp xếp nhân sự hợp lý nhất?

Ông Thang Văn Phúc: Kỳ này phải làm rất triệt để. Ngay từ đầu phải có sự đồng hành với quá trình sắp xếp tổ chức, rà soát lại đội ngũ cán bộ. Trong vấn đề này có vai trò quan trọng của các cấp ủy Đảng và người đứng đầu các tổ chức hành chính. Nếu phối hợp và thực hiện tốt sẽ khắc phục được tình trạng một trưởng có tới 7, 8 phó. Thời kỳ đó chúng ta đã phải trả giá và rút ra bài học thực tiễn.

PV: Xin cảm ơn ông./.

Theo Thanh Trường/VOV

Tin mới hơn

Những chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính ở thị xã Phổ Yên

Bảo đảm kết luận, kiến nghị giám sát được thực hiện hiệu lực, hiệu quả

Theo chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều ngày 22/11, Quốc hội nghe trình bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra Dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Tiếp đó, các ĐBQH làm việc tại tổ, thảo luận về 2 nội dung: Dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; Dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên tham gia tổ thảo luận số 7 cùng Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thừa Thiên Huế, Đồng Nai.
Những chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính ở thị xã Phổ Yên

Tích cực chuẩn bị Đại hội Đảng bộ điểm cấp xã nhiệm kỳ 2025-2030

Là Đảng bộ cấp xã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên lựa chọn tổ chức Đại hội điểm để rút kinh nghiệm trong toàn tỉnh nhiệm kỳ 2025-2030. Xác định đây là nhiệm vụ chính trị có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vừa là vinh dự nhưng cũng là trách nhiệm hết sức nặng nề, cần đảm bảo mọi điều kiện để Đại hội điểm diễn ra thành công tốt đẹp. Ðến thời điểm này, các chi bộ trực thuộc Ðảng ủy xã Động Đạt, huyện Phú Lương đã hoàn thành Đại hội nhiệm kỳ 2025 - 2027. Ðảng bộ xã đang khẩn trương chuẩn bị cho đại hội điểm cấp cơ sở đầu tiên của tỉnh.
Những chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính ở thị xã Phổ Yên

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào nhiều nội dung quan trọng

Chiều 22/11, đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy lần thứ 80, khóa XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 để cho ý kiến vào các nội dung quan trọng về công tác phát triển kinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Dự hội nghị có đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ; lãnh đạo các Ban Đảng Trung ương; lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh và các sở, ngành địa phương liên quan.
Những chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính ở thị xã Phổ Yên

Thảo luận tổ đối với 2 Dự án luật

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng ngày 22/11, Quốc hội nghe trình bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra 02 dự án luật: Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Tiếp đó, các ĐBQH thảo luận tại tổ về 2 dự án luật trên. Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên tham gia tổ thảo luận số 7 cùng Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thừa Thiên Huế, Đồng Nai.
Những chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính ở thị xã Phổ Yên

Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 35 và các văn bản của Đảng về Đại hội Đảng bộ các cấp

Ngày 21/11, Đoàn kiểm tra của Ban Thường vụ Tỉnh ủy do đồng chí Dương Xuân Hùng, Ủy viên BTV, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã làm việc với Huyện ủy Đại Từ về việc lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt triển khai, tổ chức thực hiện Chỉ thị số 35, ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị và các văn bản của Đảng về Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Tin bài khác

Phát huy vai trò nòng cốt trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Phát huy vai trò nòng cốt trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Trong không khí kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024), đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã đến chúc mừng Ủy ban MTTQ tỉnh Thái Nguyên.
Phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 ở mức cao nhất

Phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 ở mức cao nhất

Sáng ngày 18/11, đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Phiên họp thứ 38 của UBND tỉnh để thảo luận về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, cho ý kiến các báo cáo, tờ trình, dự thảo Nghị quyết trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy, trình kỳ họp cuối năm của HĐND tỉnh. Đây là phiên họp với nhiều nội dung quan trọng, liên quan đến nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của năm 2024 và năm tiếp theo. Đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tham dự và phát biểu chỉ đạo phiên họp. Dự phiên họp có lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị trong tỉnh.
Đại hội Chi bộ tổ dân phố Cầu Gáo, phường Bách Quang, Sông Công

Đại hội Chi bộ tổ dân phố Cầu Gáo, phường Bách Quang, Sông Công

Ngày 17/11, đồng chí Dương Xuân Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy đã dự Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027 của tổ dân phố Cầu Gáo, phường Bách Quang, TP. Sông Công.
Thống nhất danh sách các tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng

Thống nhất danh sách các tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng

Chiều 16/11, đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Thi đua khen thưởng tỉnh chủ trì Hội nghị cho ý kiến vào danh sách các tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước, Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh năm 2024. Dự hội nghị có các đồng chí thành viên Hội đồng Thi đua khen thưởng tỉnh.
Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024: Đổi mới và phát triển

Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024: Đổi mới và phát triển

Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình "Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024" - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại chương trình.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung  nguyên liệu chè xanh

[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh

Với mong muốn phát triển một sản phẩm chăn nuôi mang thương hiệu của ngành nông nghiệp địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lợn ...
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...
[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1908/QĐ-UBND về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ...