Facebook Zalo youtube Tiktok

Hà Nội dẫn đầu về xây dựng nông thôn mới: 4 bí quyết và 6 giải pháp

Xã hội
Dù gặp nhiều khó khăn, song với quyết tâm chính trị cao, sự vào cuộc quyết liệt từ thành phố đến cơ sở, trong đó đặc biệt là sự hưởng ứng nhiệt tình của mỗi người dân, Chương trình số 02 của Thành ủy Hà Nội về Phát triển nông nghiệp, Xây dựng nông thôn mới NTM; từng bước nâng cao đời sống nông dân đã đạt được kết quả toàn diện, cán mốc nhiều mục tiêu, bà Ngô Thị Thanh Hằng - Uỷ viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình 02-CTrTU của Thành ủy Hà Nội cho biết như vậy khi trả lời phỏng vấn phóng viên Báo NTNN.
aa

Thu nhập của người dân vượt mục tiêu 11 triệu đồng/năm

Hà Nội là địa phương đi đầu và dẫn đầu cả nước về thành tích xây dựng NTM, với những kết quả rất nổi bật. Bà có thể đánh giá cụ thể hơn và những kinh nghiệm chủ yếu của Thủ đô trong công tác chỉ đạo triển khai chương trình này?

- Có thể khẳng định, sau hơn 10 năm (2006 - 2016) quán triệt nghiêm túc, tập trung chỉ đạo thực hiện tích cực, quyết liệt Chương trình số 02 của Thành ủy Hà Nội khóa XV và XVI về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, nâng cao đời sống nông dân, công tác phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM đã có bước phát triển toàn diện và đạt được những thành tựu nổi bật. Diện mạo nông thôn ngoại thành ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần nông dân được cải thiện rõ rệt, nhiều vùng được nâng cao.

ha noi dan dau ve xay dung nong thon moi 4 bi quyet va 6 giai phap

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng (thứ 3 từ trái) thăm mô hình trồng cây ăn quả tại xã Kim An, huyện Thanh Oai. THIÊN TÚ

Trong đó, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển nhanh, bền vững, theo hướng sản xuất hàng hóa, giá trị, hiệu quả kinh tế ngày càng cao. Năm năm gần đây (2011 - 2015), giá trị tăng thêm của ngành nông nghiệp đạt 2,46%/năm, giá trị sản xuất hiện đã đạt từ 239 triệu đồng/ha, tăng 108 triệu đồng/ha so với 5 năm trước. Cơ cấu ngành chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi, chế biến và dịch vụ nông nghiệp (trồng trọt, lâm nghiệp hiện chiếm 40,28%; chăn nuôi, thủy sản 56,71%; dịch vụ 3,01%).

Đặc biệt, công tác xây dựng NTM có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Hà Nội là địa phương đi đầu và là một trong những tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về thành tích xây dựng NTM, khi kết quả thực hiện các nhóm tiêu chí tổng hợp và các tiêu chí cụ thể đều đạt và vượt kế hoạch. Đến nay, Hà Nội đã có 2 huyện là Đan Phượng, Đông Anh được Thủ tướng Chính phủ công nhận là huyện NTM. Toàn thành phố đã có tổng số 255/386 xã đạt chuẩn NTM.

Thành phố đang tích cực chỉ đạo ráo riết, với nhiều giải pháp đồng bộ, khả thi để tập trung cho 131 xã còn lại cơ bản đạt chuẩn. Phấn đấu đến cuối năm 2020 Hà Nội sẽ hoàn thành vượt mức chỉ tiêu có trên 80% số xã trở lên đạt chuẩn.

Những thành tựu về phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng NTM đã tạo nên sự thay đổi sâu sắc, cơ bản và toàn diện về chính trị, kinh tế, xã hội, chất lượng cuộc sống và môi trường ở khu vực nông thôn. Đời sống vật chất và tinh thần nông dân Thủ đô nhìn chung được cải thiện rõ rệt, nhiều vùng được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng gần 2,6 lần, từ 14 triệu đồng (năm 2011), lên 36 triệu đồng (năm 2016), vượt 11 triệu đồng/người/năm so với mục tiêu.

ha noi dan dau ve xay dung nong thon moi 4 bi quyet va 6 giai phap

Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ, chất lượng khám, chữa bệnh được nâng cao, 100% số trạm y tế xã đã có bác sĩ; các thiết chế văn hóa, cơ sở giáo dục, hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư, chất lượng và hiệu quả hoạt động được nâng cao. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm mạnh, từ 11,3% (năm 2011), giảm xuống còn 3,65% (đầu năm 2016). Hệ thống điện, đường, trường, trạm, các hoạt động lễ hội, văn hóa, thể dục, thể thao tiếp tục phát triển; nếp sống văn hóa ở các làng, xã có tiến bộ rõ rệt...

Bí quyết và những kinh nghiệm chủ yếu để thủ đô Hà Nội gặt hái được những thành tựu đáng ghi nhận đó là gì?

- Nói về nguyên nhân và kinh nghiệm để thủ đô Hà Nội đạt được những kết quả nổi bật về lĩnh vực phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM là một vấn đề lớn, có nội hàm rộng, với nhiều nội dung phong phú. Vấn đề này đã được Thành ủy và các cấp ủy trực thuộc chỉ đạo tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm rất nghiêm túc, bài bản sau 5 năm thực hiện Chương trình số 02 của Thành ủy (khóa XV) vào cuối năm 2015 và gần đây là sơ kết 1 năm thực hiện Chương trình số 02 của Thành ủy (khóa XVI, tháng 2.2017).

Có thể khái quát một số nguyên nhân và kinh nghiệm chủ yếu sau: Một là, Thành ủy luôn quán triệt sâu sắc, triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của T.Ư, các chỉ thị, nghị quyết của Thành ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng NTM, chủ động nghiên cứu, vận dụng sáng tạo, kịp thời xây dựng các chương trình với lộ trình, cách làm phù hợp, sáng tạo.

Hai là, công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền, với sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội các cấp của thành phố tiếp tục được đổi mới mạnh mẽ, với sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, tích cực của các cấp, các ngành, trong từng thời kỳ cụ thể; xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm và khâu đột phá, tập trung tổ chức thực hiện nhiệm vụ sâu sát, quyết liệt, dứt điểm, tạo ra bước chuyển biến rõ rệt về lĩnh vực phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM của Thủ đô.

Ba là Thành ủy Hà Nội đặc biệt chú trọng và có giải pháp cụ thể, khả thi để chủ động thu hút, phát huy, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hóa, tập trung đầu tư cho lĩnh vực phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng NTM. Nhận thức rõ vị trí, ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của vấn đề này nên ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phát động phong trào “toàn dân chung sức xây dựng NTM”, từ tháng 9.2010, Hà Nội là địa phương đầu tiên của cả nước chủ động xây dựng kế hoạch triển khai và tổ chức lễ phát động hưởng ứng chủ trương của Chính phủ.

ha noi dan dau ve xay dung nong thon moi 4 bi quyet va 6 giai phap

Thành ủy và UBND thành phố đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tổ chức thực hiện, trong đó có Quyết định số 16 (ngày 6.7.2016) quy định một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng NTM. Sau 5 năm (2011 - 2015), Hà Nội đã huy động được tổng kinh phí gần 34,5 nghìn tỷ đồng, vượt 70% kế hoạch để triển khai xây dựng NTM.

Trong đó, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước gần 23,6 ngàn tỷ đồng (đạt 186,5% kế hoạch); nguồn vốn huy động ngoài ngân sách nhà nước gồm 10,9 nghìn tỷ đồng (đạt 143% kế hoạch). Thủ đô Hà Nội là một trong số ít địa phương đi đầu cả nước về thực hiện chủ trương xã hội hóa, chủ động phát huy nội lực, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nhất là các nguồn lực xã hội, để tập trung đầu tư đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng NTM, nâng cao đời sống của nông dân Thủ đô.

Bốn là, với vị thế đặc thù là Thủ đô của đất nước, TP.Hà Nội luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt, sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sâu sát của T.Ư Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; sự hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả của các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội T.Ư; sự ủng hộ, hợp tác tích cực của tỉnh, thành phố trong cả nước.

Đó vừa là những kinh nghiệm chủ yếu rất quan trọng, vừa là yếu tố quyết định để Đảng bộ Hà Nội nỗ lực phấn đấu, lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của thành phố nói chung, nhiệm vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng NTM, cải thiện và nâng cao đời sống nông dân Thủ đô nói riêng.

Kỳ vọng nhiều trong giai đoạn mới

Giai đoạn (2016 - 2020), cùng với đẩy mạnh xây dựng NTM, phát triển sản xuất nông nghiệp cũng là một nhiệm vụ trọng tâm rất quan trọng của Thủ đô. Bà có thể cho biết định hướng phát triển của lĩnh vực này?

- Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình số 02, Thành ủy Hà Nội đã chú trọng tổng kết, đánh giá, đặc biệt là tiếp tục kế thừa và phát huy những thành tựu, kinh nghiệm quý báu sau 5 năm thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011 - 2015. Khẳng định những thành tựu đạt được, phân tích, chỉ rõ những hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân, từ đó xác định rõ mục tiêu, đề ra nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ, quyết liệt trong 5 năm tới (2016 - 2020).

Bám sát mục tiêu Chương trình số 02 của Thành ủy về “Phát triển nông nghiệp trong 5 năm tới theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyên canh tập trung, giá trị cao, bền vững và an toàn vệ sinh thực phẩm, phấn đấu tăng trưởng sản xuất nông nghiệp bình quân từ 3,5 - 4%/năm trở lên; giá trị sản xuất nông nghiệp thực tế đạt 250 triệu đồng/ha trở lên; chú trọng phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; phấn đấu đưa tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ 25% lên 35% trở lên trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của thành phố”.

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu chủ yếu, 5 năm tới Thành ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ 6 giải pháp trọng tâm sau.

Một là, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyên canh tập trung, giá trị cao, bền vững và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, triển khai thực hiện đồng bộ kế hoạch tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp Thủ đô giai đoạn 2016 - 2020, thực hiện tốt khâu đột phá trong sản xuất nông nghiệp là “sản xuất giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao”.

Hai là, tổ chức triển khai kịp thời, có hiệu quả các chính sách của T.Ư và thành phố đối với sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, nghiên cứu, đề xuất, sớm ban hành các cơ chế, chính sách mới phù hợp với tình hình thực tiễn và đặc thù của Thủ đô, kịp thời rà soát, bổ sung, điều chỉnh những cơ chế, chính sách không còn phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ mới.

Ba là, tăng cường chăm lo công tác đào đạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên sâu về kỹ thuật nông nghiệp và cán bộ quản lý các cấp từ thành phố tới cơ sở đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tăng cường tổ chức đào tạo nghề cho lao động khu vực nông thôn, tạo thêm nhiều việc làm mới, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho người nông dân.

Bốn là, tiếp tục nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền các cấp về phát triển sản xuất nông nghiệp, tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; kiểm tra, kiểm soát chất lượng các sản phẩm nông nghiệp, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; chất lượng các loại vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp.

Năm là, tiến hành rà soát, đánh giá, phân loại, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp; hỗ trợ, khuyến khích phát triển và thành lập mới các hợp tác xã chuyên ngành theo Luật Hợp tác xã năm 2012.

Sáu là, thực hiện tốt việc tổ chức liên kết, hợp tác sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản; tăng cường xúc tiến đầu tư, quảng bá sản phẩm nông nghiệp. Hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp liên kết sản xuất với nông dân.

Xin cảm ơn bà!

Xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm

Trao đổi với phóng viên Báo NTNN về những giải pháp cơ bản của Hà Nội để ngăn chặn và giải quyết có hiệu quả tình trạng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm đang có chiều hướng gia tăng, bà Ngô Thị Thanh Hằng cho biết: Thành ủy đã ban hành Chỉ thị số 10/2016 “Về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới trên địa bàn Hà Nội”. Chỉ thị được phổ biến quán triệt và tập trung chỉ đạo thực hiện sâu rộng đến cấp ủy các cấp, đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân Thủ đô. Cụ thể, theo bà Hằng, thành phố đã có nhiều giải pháp cấp bách và các biện pháp cụ thể, khả thi để tăng cường công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Công tác tuyên truyền được triển khai tích cực, qua đó nhận thức cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, trước hết là của các nhà quản lý, người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng Thủ đô có chuyển biến tốt hơn. Công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; chế biến, vận chuyển, tiêu thụ thực phẩm; công tác cảnh báo người dân về các loại thực phẩm bẩn, không an toàn và việc giám sát, xét nghiệm, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm được tăng cường; không để xảy ra các vụ ngô độc lớn và nghiêm trọng...

ha noi dan dau ve xay dung nong thon moi 4 bi quyet va 6 giai phap

Đoàn kiểm tra liên ngành của Hà Nội kiểm tra một bếp ăn tập thể. Ảnh: Dương Ngọc

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên, Phó Bí thư Thành ủy cho biết, thành phố xác định tiếp tục phải tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành, đoàn thể và của mỗi người dân, đặc biệt là vai trò, trách nhiệm quản lý của chính quyền các cấp. Tăng cường phối hợp liên ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm; quản lý chặt chẽ an toàn thực phẩm ở các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, chế biến, kinh doanh thực phẩm; các cơ sở dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố… “Hà Nội cũng phối hợp chặt chẽ với các tỉnh, thành phố trong quản lý kinh doanh, vận chuyển gia súc, gia cầm và các sản phẩm thực phẩm từ các tỉnh khác về Hà Nội; kiên quyết xử lý nghiêm, kịp thời cán bộ, công chức, viên chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý để xảy ra sai phạm” - bà Hằng nhấn mạnh.

Theo Dân Việt

Tin mới hơn

Thủ đô và cố đô chia sẻ bí quyết hay làm nông thôn mới

Chuyển đổi số - động lực quan trọng để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã đề ra các chỉ tiêu cụ thể ưu tiên để thực hiện chủ đề chuyển đổi số năm 2024 “Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số - Động lực quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững”.
Thủ đô và cố đô chia sẻ bí quyết hay làm nông thôn mới

Hôm nay, Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng, xếp thứ hai toàn cầu

Theo ghi nhận của nhiều hệ thống quan trắc, sáng nay, Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng với nhiều điểm đo ghi nhận ngưỡng đỏ (có hại cho sức khỏe mọi người).
Thủ đô và cố đô chia sẻ bí quyết hay làm nông thôn mới

Hơn 8.000 người diễn thực cảnh Ngày Giải phóng Thủ đô bên hồ Gươm

Lễ khai mạc “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được vinh danh Thành phố vì hòa bình diễn ra tại Công viên Lý Thái Tổ, sáng 6/10.
Thủ đô và cố đô chia sẻ bí quyết hay làm nông thôn mới

Thủ tướng: Xóa hết nhà tạm, nhà dột nát để không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tối 5/10, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước với chủ đề "Mái ấm cho đồng bào tôi".
Thủ đô và cố đô chia sẻ bí quyết hay làm nông thôn mới

Tìm thấy thi thể nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở tại Hà Giang

Trưa 30/9, lực lượng Công an tỉnh Hà Giang đã tìm thấy thi thể anh Tô Đình Điệp, 1 trong 4 nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở đất thuộc địa phận thôn Nậm Buông, (xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang).

Tin bài khác

Kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân: Không tổ chức diễu binh, diễu hành

Kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân: Không tổ chức diễu binh, diễu hành

Bộ Quốc phòng quyết định không tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng Toàn dân.
Tán thành phương án nghỉ 9 ngày dịp Tết Âm lịch 2025

Tán thành phương án nghỉ 9 ngày dịp Tết Âm lịch 2025

Bộ Nội vụ thống nhất với phương án công chức, viên chức, người lao động nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ kéo dài 9 ngày theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH).
Hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên và trục vớt nhịp cầu Phong Châu bị sập

Hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên và trục vớt nhịp cầu Phong Châu bị sập

Lữ đoàn Công binh 249, Binh chủng Công binh vừa hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên xuống sông Hồng và đang tiếp tục hoàn tất những công việc cuối cùng trước khi chính thức lắp đặt cầu phao phục vụ đi lại của người dân sau sự cố sập cầu Phong Châu qua sông Hồng, xảy ra sáng 9/9 tại huyện Tam Nông (Phú Thọ).
Tin 24h ngày 18/9/2024

Tin 24h ngày 18/9/2024

Sáng 18/9/2024, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII khai mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc hội nghị.
Thần tốc mở đường vào Làng Nủ, chuyện bây giờ mới kể

Thần tốc mở đường vào Làng Nủ, chuyện bây giờ mới kể

Ngay khi nghe tin lũ quét, sạt lở đất vùi lấp hàng chục hộ dân ở Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai), hàng chục công nhân ngành giao thông đã lập tức có mặt, không ngại nguy hiểm, mở đường để lực lượng cứu nạn sớm tiếp cận hiện trường.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung  nguyên liệu chè xanh

[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh

Với mong muốn phát triển một sản phẩm chăn nuôi mang thương hiệu của ngành nông nghiệp địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lợn ...
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...
[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1908/QĐ-UBND về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ...