Thời điểm này, bà con nông dân xã Hóa Trung đang tấp nập bước vào vụ thu hoạch nhãn. Những năm gần đây, cây trồng này đã đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân. Vì thế, nhiều hộ đã dân chú trọng đến khâu chăm sóc, sản xuất theo hướng an toàn nhằm nâng cao năng suất, giá trị của cây trồng này. Bên cạnh đó, xã cũng đã tổ chức các lớp tập huấn về quy trình Vietgap và tiến tới xây dựng thương hiệu nhãn đạt chuẩn. Ông Hoàng Trọng Thủy, xã Hóa Trung, huyện Đồng Hỷ chia sẻ: "Tôi thấy là trồng nhãn cũng hiệu quả hơn so với một số cây khác. Diện tích thì không mở rộng thêm được nữa, giờ chỉ tập trung chăm sóc cho tốt hơn".

dong hy tung buoc phat trien vung cay an qua da ps
Nhãn là cây trồng đem lại giá trị kinh tế cao cho nhều hộ dân xã Hóa Trung, Đồng Hỷ.

Xã Nam Hòa cũng là một trong những địa phương có diện tích chuyên canh cây ăn quả lớn trên địa bàn huyện Đồng Hỷ với gần 15ha. Trong đó có nhiều loại cây ăn quả như ổi, bưởi, thanh long..., cho giá trị kinh tế khá cao. Điển hình như gia đình anh Ngô Văn Trường (xóm Na Chanh, xã Nam Hòa), mỗi năm thu về gần 100 triệu đồng từ 3ha cây ăn quả. Tuy nhiên, đến nay, khó khăn nhất của anh Trường là chưa có loại cây ăn quả nào của gia đình được chứng nhận đạt tiêu chuẩn nông sản an toàn hay vietgap, vì thế sản phẩm của anh chưa thể cung cấp vào thị trường lớn và ổn định. Anh Trường cho hay: "Bà con nông dân ai bước chân vào làm vườn cũng mong ước có thương hiệu. Bản thân tôi cũng muốn cùng với anh em khác làm nữa để tạo dựng thương hiệu, để làm sao có chỗ đứng bền vững, lâu dài. Chứ bây giờ cứ mạnh ai nấy làm thì năm nay có thể tốt đấy, nhưng năm sau không được như thế thì như thế nào? Tôi cũng mong các cấp chính quyền giúp đỡ để tạo dựng chỗ đứng".

dong hy tung buoc phat trien vung cay an qua da ps
Các loại cây ăn quả nhà anh Trường chưa được chứng nhận đạt tiêu chuẩn nông sản an toàn hay Vietgap.

Hiện nay, huyện Đồng Hỷ có trên 1.830 ha diện tích trồng cây ăn quả, giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất trồng cây ăn quả đạt trên 200 triệu đồng/năm, tăng 90 triệu đồng/ha/năm so với năm 2015. Tuy nhiên, việc tiêu thụ và phát triển các vùng chuyên canh cây ăn quả của huyện còn gặp nhiều khó khăn. Bà Nguyễn Thị Lệ, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Đồng Hỷ khẳng định: "Trong thời gian tới, chúng tôi, cơ quan chuyên môn sẽ phối hợp với các cơ quan đơn vị tham mưu cho UBND huyện, phối hợp với các đơn vị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xây dựng sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn Vietgap, giúp bà con nông dân có bao bì nhãn mác, nhãn hiệu sản phẩm".

Thực tế cho thấy, việc phát triển cây ăn quả là hướng đi đúng, mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần thiết thực vào mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới của huyện. Và làm thế nào để phát triển bền vững, nâng cao giá trị, thì rất cần chú trọng đến nâng cao chất lượng cùng những định hướng, chính sách đồng bộ, gắn với thực tế. Để từ đó góp phần vào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, từng bước đổi thay đời sống của người dân nông thôn./.