Định Hóa: Khó khăn thực phát triển kinh tế tập thể
HTX nông nghiệp Vững Tiến, xã Phú Tiến, huyện Định Hóa.

HTX nông nghiệp Vững Tiến, xã Phú Tiến, huyện Định Hóa đăng kí dự thi chương trình ocop với sản phẩm thịt hun khói với mong muốn xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo hướng hàng hóa có giá trị cao. Thế nhưng, toàn bộ quy trình sơ chế, sản xuất, chế biến của sản phẩm này vẫn đang được làm hoàn toàn theo phương thức thủ công, cơ sở hạ tầng của HTX chưa được đồng bộ, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong việc xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm.

Chị Ngô Thị Mai - Giám đốc HTX nông nghiệp Vững Tiến, xã Phú Tiến, huyện Định Hóa cho biết: "Nhãn mác mình chưa có, 1 sản phẩm sản xuất vẫn đang là sản phẩm trôi nổi trên thị trường, chưa được người sử dụng tin dùng, ứng dụng công nghệ của HTX còn kém, chưa tiếp cận được các trang mạng xã hội để mình quang bá sản phẩm".

Với hơn 2.530ha chè, Định Hóa là địa phương có diện tích chè đứng thứ 4 của tỉnh. Thời gian qua, chính quyền địa phương và người dân đã quan tâm đến việc liên kết trong sản xuất, chế biến chè từ mô hình hợp tác xã kiểu mới. Tuy nhiên, việc mở rộng quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ còn hạn chế.

Định Hóa: Khó khăn thực phát triển kinh tế tập thể

Ông Nguyễn Duy Dân, giám đốc HTX trà Bình Yên, xã Bình Yên, huyện Định Hóa mong muốn: "Chúng tôi rất mong muốn tập huấn cho các lãnh đạo của HTX và hỗ trợ cơ sở hạ tầng máy móc để sản xuất quy mô lớn hơn".

Theo kế hoạch, năm 2022, xã Bình Yên, Phú Tiến, Điềm Mặc, Tân Dương và Định Biên dự kiến về đích nông thôn mới. Nhưng đến nay, các địa phương này đang phải đối mặt với không ít thách thức, khó khăn khi thực hiện tiêu chí số 13 trong xây dựng nông thôn mới:

Ông Lưu Anh Đức, phó chủ tịch UBND xã Phú Tiến, Định Hóa cho biết: "Trong quá trình triển khai thực hiện, các HTX còn gặp một số khó khăn như nguồn vốn hộ trợ còn thấp, chưa được đầu tư nhiều; cơ sở vật chất và máy hỗ trợ cho HTX còn hạn chế".

Ông Luân Đức Quỳnh - Chủ tịch UBND xã Quy Kỳ, Định Hóa đề xuất: "Tôi nghĩ rằng tời đây các cấp nhành quan tâm giúp tổ chức các chương trình tập huấn cho HTX nắm bắt kĩ năng điều hành HTX, hỗ trỡ nguồn vốn ưu tiên để HTX phát triển trong giai đoạn này".

Đến nay, huyện mới chỉ có trên 30 hợp tác xã, đa số các HTX còn lúng túng, khó khăn từ việc thành lập đến quá trình xây dựng, phát triển.

Bà Vũ Thị Thu Hương - Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên cho biết: "Trong thời gian tới để hỗ trợ cho huyện Định Hóa về đích nông thôn mới thì Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên tiếp tục phối hợp Liên minh HTX Việt Nam cũng như các sở ngành xây dựng các mô hình gắn với chuỗi giá trị, các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình giàm nghèo và phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc miền núi".

Kinh tế tập thể được xem là 1 giải pháp quan trọng, hiệu quả để nâng cao thu nhập cho người dân. Chính vì vậy, các cấp, ngành cần tìm lời giải cho bài toán phát triển kinh tế tập thể, kinh tế HTX tại các địa phương.